Một số kiến thức dinh dưỡng của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại trường trung học phổ thông y jút, huyện cưkuin, tỉnh đăk lăk năm 2012 (Trang 79 - 82)

- Kiểm soát sai lệch thông tin.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.5. Một số kiến thức dinh dưỡng của học sinh

Để cải thiện được tình trạng dinh dưỡng của học sinh, ngoài chế độ dinh dưỡng, chúng ta cần quan tâm đến việc cung cấp kiến thức cho học sinh. Nếu có kiến thức tốt, học sinh có thể vận dụng những kiến thức này để góp phần cải thiện hành vi ăn uống để góp phần phòng chống SDD hoặc thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng.

Thông qua cuộc điều tra về nhân trắc học sinh chúng tôi tiến hành hỏi một số câu hỏi liên quan đến kiến thức về dinh dưỡng của học sinh cho thấy có 73,14% có nghe về thiếu máu và nguồn thông tin chủ yếu là từ ti vi 89,94%, từ sách báo 23,63%, từ gia đình 10,07%, trong khi kiến thức từ nhà trường chỉ có 2,94%, từ nhân viên y tế 6,12%, tỷ lệ học sinh không biết tác hại của thiếu máu 11,23% và có đến 14,12% không biết cách phòng chống

thiếu máu.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đến độ tập trung, sức học của trẻ [31]. Khi hỏi về thói quen sinh hoạt trong vòng một tháng qua có 20,96% học sinh không hề ăn sáng. Trong số học sinh ăn sáng có 66,82% ăn từ 5 lần/tuần trở lên, 26,37% ăn 3-4 lần/tuần và 6,81% ăn sáng chỉ 1-2 lần/tuần. Theo nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh tỷ lệ bỏ bữa ăn sáng của học sinh Thành phố Hồ Chí Minh là 17,4%[12]. Nghiên cứu của Sidiga A. Washi cho thấy những trẻ bỏ ăn sáng thường ảnh hưởng đến mức độ tập trung trong việc học [60], trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy những học sinh khá giỏi có tỷ lệ ăn sáng 85,81%, trong khi học sinh trung bình yếu tỷ lệ ăn sáng là 76,62% (p<0,05).

Bỏ bữa ăn sáng là một hành vi phổ biến ở trẻ vị thành niên, nhất là những trẻ 15-19 tuổi, những nguyên nhân bỏ bữa ăn sáng chủ yếu là không có thời gian do trẻ dậy muộn vào buổi sáng, cảm thấy không ngon miệng, ăn kiêng để giảm cân, và còn thiếu tính tự giác trong ăn uống [52]. Thói quen bỏ ăn sáng ở một số nước, hoặc một số vùng có tỷ lệ thừa cân, béo phì cao thường là do ý thức của học sinh về vóc dáng dẫn đến nhịn ăn sáng. Theo nghiên cứu tại Palestin cho thấy gần 50% trẻ em gái tuổi vị thành niên chỉ ăn sáng 1-2 lần/tuần, còn trong nghiên cứu của chúng tôi nguyên nhân chính dẫn đến bỏ bữa ăn sáng là do không có thời gian (50,98%) và theo thói quen (36,35%), trong khi đó chỉ có 2,84% nhịn ăn vì không có tiền. Như phân tích phần trên số học sinh ăn sáng thường xuyên có sức học tốt hơn so với những học sinh nhịn và bỏ bữa sáng, do vậy cần phải nhìn nhận nghiêm túc và cần phải điều chỉnh hành vi, thói quen để mọi học sinh trước khi đến trường đều phải ăn sáng đều đặn nhằm giúp tiếp thu kiến thức tốt hơn và giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng khi trưởng thành. Theo nghiên cứu của Bahaa Abalkhail & Sherine Shawky tại Jeddah, Saudi Arabia năm 2000 ở đối tượng

học sinh 9-21 tuổi, kết quả cho thấy có 14,9 % học sinh bỏ ăn sáng, không có sự khác biệt về tỷ lệ bỏ ăn sáng giữa nam và nữ, yếu tố kinh tế xã hội và BMI, và những học sinh bỏ ăn sáng thường có thành tích học tập kém hơn so với học sinh thường xuyên ăn sáng [37]. Theo nghiên cứu về thực hành ăn uống của trẻ vị thành niên 11-21 tuổi tại Singapore và Malaysia 2005, tỷ lệ bỏ ăn sáng của học sinh Singapore là 6% và tỷ lệ ăn sáng tại nhà đến 60,2%, tại Malaysia tỷ lệ lần lượt là 2,7% và 77,6% [46].

Theo những nghiên cứu tại một số các quốc gia, lứa tuổi vị thành niên có những thay đổi về thói quenăn uống mà điển hình là thay đổi chuyển sang ăn các loại thức ăn nhanh và bỏ bữa ăn sáng, lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày thường không đảm bảo nhu cầu năng lượng và thiếu các vi chất dinh dưỡng [45], [47], [56], [58], [59], [63]. Theo nghiên cứu của Sidiga A.Washi về tình hình trạng dinh dưỡng của trẻ 13-18 tuổi ở Jeddah (Saudi Arabia) có đến 44,6% trẻ thừa cân, các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thừa cân quá cao trong nhóm tuổi này là do thói quen ăn uống quá nhiều thức ăn nhanh [60].

Trong chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2030 đề ra các hoạt động dinh dưỡng cần được tiếp tục triển khai trên phạm vi toàn quốc, có các giải pháp can thiệp đặc thù cho các vùng, miền, trong đó truyền thông vận động là giải pháp quan trọng nhằm đưa chỉ tiêu giảm tỷ lệ SDD một cách bền vững. Trong đó cần chú trọng hơn nữa đến dinh dưỡng học đường nhằm cải thiện dinh dưỡng của những trẻ bị SDD từ nhỏ [8].

KẾT LUẬN

Qua điều tra 1765 học sinh 15-18 tuổi tại trường Trung Học Phổ Thông Y Jut, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk chúng tôi nhận thấy:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại trường trung học phổ thông y jút, huyện cưkuin, tỉnh đăk lăk năm 2012 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)