Chiều cao trung bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại trường trung học phổ thông y jút, huyện cưkuin, tỉnh đăk lăk năm 2012 (Trang 70 - 77)

- Kiểm soát sai lệch thông tin.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.3. Chiều cao trung bình

Chiều cao trung bình của học sinh nam là 162.92 cm và ở nữ là 153,03 cm, chiều cao tăng dần qua các lứa tuổi, chiều cao trung bình của nam cao hơn nữ (p<0,05 - t test). Chiều cao trung bình của nam ở lứa tuổi 15 là 160,09 cm, ở lứa tuổi 18 đạt 164,66 cm,như vậy chênh lệch chiều cao giữa 18 và 15 tuổi là 4,57 cm. Chiều cao trung bình của nữ ở lứa tuổi 15 là 152,78 cm, ở lứa tuổi 18 đạt 154,03 cm, chênh lệch chiều cao giữa lứa tuổi 18 và 15 là 1,25 cm (bảng 3.3). Ở lứa tuổi 15-18 nam phát triển chiều cao nhiều hơn nữ, điều này cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đây, nam giới thường dậy thì muộn hơn và phát triển chiều cao ở lứa tuổi sau nữ giới [22], [53]. Chiều cao của

nam 18 tuổi 164,66 cao hơn chiều cao trung bình của người trưởng thành năm 2009 là 164,4 cm (Số liệu đo chiều cao độ tuổi 22-26, tổng điều tra dinh dưỡng 2009 - 2010) và chiều cao của nữ cao 154,03 cm cao hơn so với điều tra là 153,4 cm. 159.8 160 162.3 164.4 152.3 150 150 153.4 140 145 150 155 160 165 170 1975 1985 2000 2009 Năm C h iề u c a o t ru n g b ìn h Nam Nữ

Biểu đồ 4.3.Chiều cao trung bình của người trưởng thành Việt Nam quá các năm 1975-2009

(nguồn: Tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010)

Chiều cao của Nam và nữ theo nghiên cứu của chúng tôi đều cao hơn chiều cao trung bình của người trưởng thành 2009. Tại Việt Nam số liệu điều tra cho thấy chiều cao của người trưởng thành hầu như rất ít thay đổi sau 20 năm 1975 - 1995, và chỉ có thay đổi trong hơn 10 năm qua.

Khi so sánh với chiều cao của học sinh Nam cấp 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh (2009) [14], cho thấy chiều cao của học sinh ở các lứa tuổi cao hơn so 4 cm so với học sinh tại Cư Kuin.

165.1 168.3 168.3 168.2 167.7 164.66 164.49 162.97 160.09 154 156 158 160 162 164 166 168 170 15 16 17 18 C h iề u c a o ( c m ) Tp. HCM 2009 Cư Kuin 2012

Biểu đồ 4.4.Chiều cao trung bình của học sinh nam tại Thành phố Hồ Chí Minh 2009 và học sinh nam Cư Kuin 2012

154.6 154.5 154.5 155.2 155.8 154.5 153.21 152.78 152.63 151 151.5 152 152.5 153 153.5 154 154.5 155 155.5 156 156.5 15 16 17 18 C h iề u c a o ( c m ) Tp. HCM 2009 Cư Kuin 2012

Biểu đồ 4.5.Chiều cao trung bình của học sinh nữ

Chiều cao của học sinh Nữ cấp 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh (2009) [14] hầu như không tăng trong lứa tuổi 15-18, trong khi chiều cao của học sinh nữ tại Cư Kuin có sự phát triển đều đặn ở lứa tuổi 15-18 và chiều cao trung bình học sinh nữ tại Thành phố Hồ Chí Minh ở lứa tuổi 18 tương tự như chiều cao học sinh tại Cư Kuin 2012.

Khi so sánh chiều cao với một số nước trong khu vực thì chiều cao trung bình của chúng ta tương đương với chiều cao của thanh niên Indonesia, thấp hơn so với Malaysia và Thái Lan, còn so với các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản thì chiều cao trung bình trong nghiên cứu thấp hơn rất nhiều.

Bảng 4.1. Chiều cao trung bình một số quốc gia châu Á [7].

Quốc gia Cao TB Nam Cao TB Nữ Độ tuổi Năm

Indonesia 1,644 1,55 23-29 2008

Malaysia 1,684 1,577 25-34 2008

Thái Lan 1,675 1,573 Sinh viên 91-95

Hàn Quốc 1,739 1,650 19 2006

Nhật Bản 1,715 1,58 19 2006

Tỷ lệ SDD thấp còi ở nam là 26,17%, ở nữ là 23,96%, chung cho cả 2 giới là 24,82%. Tỷ lệ SDD thấp còi cao hơn gấp 2,5 lần so với nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh 2009 tại Thành phố Hồ Chí Minh là 10,7% [14]. So với chuẩn của WHO 2007 chiều cao trung bình của nam và nữ đều dưới chuẩn của WHO, chiều cao tập trung nhiều từ mức -2SD đến -1SD, trong đó tỷ lệ nam thấp còi nhiều hơn so với nữ. Trong quá trình phân tích số liệu và nhìn vào biểu đồ có thể nhận thấy số học sinh có chiều cao >+1SD là rất ít (0,17%). Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác thực hiện trước đây cho thấy rằng tỷ lệ SDD thấp còi của Việt Nam hiện đang rất cao, điều này ảnh hưởng đến chiều cao trung bình của người Việt Nam thấp xa so với chuẩn của WHO và các nước cùng khu vực [29], [64].

Mặc dù có sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng qua từng lứa tuổi 15- 18, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ SDD gầy còm có xu hướng giảm dần theo tuổi, trong khi đó tỷ lệ SDD thấp còi ở nam có xu hướng tăng dần theo tuổi, ở nữ xu hướng này ít thay đổi hơn, điều này cho thấy mặc dù có sự tăng trưởng chiều cao học sinh lứa tuổi 15-18, tuy nhiên sự tăng trưởng chưa đáp ứng theo chuẩn của WHO nhất là đối với học sinh nam. Điều này có thể do SDD từ nhỏ, do yếu tố di truyền hoặc nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn vừa qua chỉ đáp ứng được nhu cầu tăng cân nặng mà không đáp ứng được sự phát triển chiều cao. Những kết quả trên đây là điều đáng lưu ý đối với các nhà hoạch định các chính sách dinh dưỡng để làm sao cải thiện khẩu phần ăn, điều kiện sinh hoạt, thể dục thể thao để góp phần giúp cho sự phát triển chiều cao các thế hệ học sinh tốt hơn tại Cư Kuin nói riêng và của người Việt Nam nói chung.

Theo quyết định 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực tầm vóc của người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 với mục tiêu phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trong 20 năm tới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt Nam, cải thiện tầm vóc thân thể của thanh niên Việt Nam, đối với nam 18 tuổi, năm 2020 có chiều cao trung bình 167cm và đến năm 2030 chỉ số này là 168,5cm, đối với nữ 18 tuổi, năm 2020 chiều cao trung bình là 156 cm và đạt 157,5 cm vào năm 2030. Như vậy so với chiều cao hiện nay ở nam giới 18 tuổi đạt 164,66 cm cần tăng thêm 2,34 cm và ở nữ giới 18 tuổi đạt 154,03 cần tăng thêm 1,97 cm đây là chỉ số cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho chương trình dinh dưỡng ngay hôm nay để đạt được mục tiêu trong 10 -20 năm sau.

Tỷ lệ SDD thấp còi của học sinh người kinh 25,21% cao hơn 1,56 lần so với người Ê Đê tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê (p>0,05), nếu so sánh giữa người Ê Đê và các dân tộc khác thì thấy tỷ lệ thấp còi của các dân tộc khác cao gấp 2,04 lần so với người Ê Đê (p<0,05). Khi so sánh giữa người kinh và các dân tộc khác thì thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy qua nghiên cứu có thể xác định người Ê Đê có chiều cao cao hơn người kinh và các dân tộc khác và có thể đây là sự khác biệt về yếu tố chủng tộc hơn là những yếu tố liên quan đến môi trường sống và các yếu tố liên quan. Chưa có những nghiên cứu riêng biệt về nhân trắc của người dân tộc Ê Đê với người kinh và các dân tộc khác để so sánh.

Cho đến hiện tại, tỷ lệ SDD của Việt Nam vẫn còn rất cao so với phân loại của WHO và còn có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng miền trong cả nước, đặc biệt là SDD thể thấp còi ảnh hưởng đến chiều cao, tầm vóc của người Việt Nam. Hiện trên cả nước còn 12 tỉnh có tỷ lệ SDD thấp còi rất cao (trên 35%) tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên, Bắc Trung bộ và miền núi phía Bắc. Trong những năm gần đây, trong khi tỷ lệ SDD còn cao thì tỷ lệ thừa cân, bèo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng đang gia tăng dẫn đến thay đổi mô hình bệnh tật và tử vong. Trong khi đó dinh

dưỡng học đường chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao ở trẻ, đặc biệt đối với những trẻ bị SDD thấp còi khi còn nhỏ.

Tỷ lệ thấp còi 24,82% ở đối tượng 15-18 tuổi theo nghiên cứu là rất cao đây có thể là do hậu quả của tình trạng SDD thấp còi ở lứa tuổi dưới 5 tuổi hơn 10 năm trước ở tỷ lệ rất cao > 45% điều này cũng phù hợp theo nghiên cứu INCAP chiều cao tương ứng khi trẻ em được 18 tuổi, bằng cách cộng thêm khoảng 77 - 80 cm vào chiều cao của trẻ em lúc 3 tuổi [4]. Vì vậy, nếu trẻ em bị thấp còi khi còn nhỏ thì sẽ không thể cao khi trưởng thành được. Do vậy để cải thiện chiều cao của trẻ khi trưởng thành cần thiết phải thực hiện tốt vấn đề phòng chống SDD ở trẻ em, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi [5], [8]. Nhiều nghiên cứu cho rằng tuổi dậy thì là cơ hội thứ hai của phát triển và có thể khắc phục được những khiếm khuyết do SDD khi còn nhỏ [62], [66], tuy nhiên những nghiên cứu về khẩu phần ăn trong nhóm tuổi 15-18 tuổi tại Đắk Lắk chưa được thực hiện, do vậy chưa có số liệu để đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nhóm tuổi này. Tuy nhiên theo nhận định của chúng tôi, huyện Cư Kuin còn nhiều khó khăn, do vậy dinh dưỡng của nhóm học sinh 15-18 tuổi chưa đáp ứng được nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này.

Khi hỏi về tự nhận xét vóc dáng có đến 360 học sinh (20,40%) tự nhận xét là mập, trong khi số liệu phân tích tỷ lệ thừa cân chỉ chiếm 0,79%. Có 607 học sinh (34,39%) tự nhận xét là gầy, trong khi số liệu phân tích chỉ có 10,59% nhẹ cân. Theo phân tích trên đây, cho thấy có sự khác biệt về cân nặng thực tế và sự tự nhận xét về vóc dáng của học sinh, do vậy cần có chương trình nói chuyện về dinh dưỡng học đường để các em biết cân nặng và chiều cao hợp lý của lứa tuổi 15-18.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại trường trung học phổ thông y jút, huyện cưkuin, tỉnh đăk lăk năm 2012 (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)