ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.4.2. Nhóm biến số nền
- Tuổi: các đối tượng nghiên cứu từ 15-18 tuổi.
Theo cách tính tuổi của WHO, tuổi được tính theo năm, kể từ ngày sinh đến ngày thu thập số liệu được chia thành 4 lứa tuổi như sau:
+ 15 tuổi, + 16 tuổi, + 17 tuổi, + 18 tuổi.
- Giới tính: Biến số nhị giá có 2 giá trị là: + Nam,
+ Nữ.
- Dân tộc: Biến danh định gồm có 3 giá trị: + Kinh,
+ Ê Đê,
+ Dân tộc khác.
- Số con trong gia đình: Có 2 giá trị là: + ≤ 2con, + >2 con. - Học lực: Biến thứ hạng có 4 giá trị: + Giỏi + Khá + Trung bình, + Yếu kém.
- Từng nghe thông tin về thiếu máu dinh dưỡng hoặc thiếu máu do thiếu sắt: có 2 giá trị:
+ Có + Không.
- Thói quen sinh hoạt và ăn uống của học sinh. + Thói quen ăn sáng: Có 2 giá trị có và không. + Số lần ăn sáng/tuần:
Có 3 giá trị: 1-2 lần/tuần, 3-4 lần/tuần và ≥ 5 lần/tuần.
+ Có sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa: Có 2 giá trị có và không. + Luyện tập thể dục thể thao ngoài giờ học: Có 2 giá trị có và không. + Hút thuốc lá: Có 2 giá trị có và không.
- Tự đánh giá tình trạng dinh dưỡng bản thân: Biến số có 4 giá trị: + Bình thường + Gầy + Mập + Không biết. - Nghề nghiệp bố mẹ: Biến danh mục có 6 giá trị: + Buôn bán + Công nhân + Nông dân
+ Cán bộ công nhân viên + Nội trợ
+ Nghề khác.
- Ước lượng kinh tế gia đình thông qua đồ dùng trong gia đình và câu hỏi về kinh tế gia đình:
Có 4 biến số + Khá giả + Bình thường + Thiếu ăn
+ Đói thường xuyên.
- Thành tích học tập của học sinh năm trước. Có 4 biến số + Giỏi
+ Khá
+ Trung bình + Yếu.