Một số các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại trường trung học phổ thông y jút, huyện cưkuin, tỉnh đăk lăk năm 2012 (Trang 77 - 79)

- Kiểm soát sai lệch thông tin.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.4. Một số các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng

Trong nghiên cứu tỷ lệ thừa cân rất thấp, chỉ chiếm 0,79% (nam 0,44% và nữ 1,02%), do vậy khó xác định mối liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo phì với một số các yếu tố về dân số, xã hội mà chỉ tập trung vào các yếu tố liên quan đến vấn đề SDD.

Trong nghiên cứu này khi khảo sát tỷ lệ SDD gầy còm phân bố theo số con trong gia đình (bảng 3.15) cho thấy những gia đình có từ 2 con trở xuống có tỷ lệ SDD gầy còm nhiều hơn 1,43 lần so với những gia đình đông con hơn (p<0,05), đây là điều ngược với những nghiên cứu của Lê Đình Vấn và cộng sự (2004-2005) ở 6, 12, 16 và 22 tuổi cho thấy trẻ ở những gia đình đông con chiều cao thấp hơn so với trẻ ở những gia đình ít con [28], kết quả nghiên cứu cũng ngược với nghiên cứu của Võ Thị Diệu Hiền ở trẻ từ 11-15 tuổi tại Thành phố Huế năm 2007, số con trung bình trong gia đình của trẻ thừa cân là 2,3 ± 1,0 ít hơn so với nhóm chứng là 2,7 ± 1,0 (p<0,05) [15], kết quả của chúng tôi cũng khác biệt với những nghiên cứu của Phan Thị Bích Ngọc tại Huế [24], và một số các nghiên cứu khác đều cho thấy quy mô gia đình ít con, hoặc trẻ của các gia đình có kinh tế khá giả thường có tỷ lệ thừa cân, béo phì cao hơn những gia đình có nhiều con. Kết quả nghiên cứu có thể giải thích là những gia đình đông con thường là người dân tộc Ê Đê, theo phân tích trên đây chiều cao và cân nặng của người Ê Đê cao hơn người Kinh và các dân tộc khác cho nên có thể yếu tố dân tộc là yếu tố gây nhiễu hay do những nguyên nhân khác như kinh tế xã hội điều kiện sống của gia đình được nâng cao nên số con trong gia đình không ảnh hưởng đến SDD của trẻ. Một yếu tố nữa là do mẫu nghiên cứu nhỏ nên chưa đánh giá đúng kết quả như kết quả của các tác giả trên.

Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa nghề nghiệp của bố, mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Tuy nhiên trong nghiên cứu này không có mối liên quan giữa tình trạng SDD gầy còm với nghề nghiệp của bố, mẹ

(p>0,05), điều này có thể giải thích là tại Cư Kuin yếu tố nghề nghiệp của bố mẹ có thể không rõ ràng, đa số vấn là lao động nông nghiệp và một người có thể làm nhiều nghề và sự khác biệt lối sống giữa các nghề không rõ.

Trong mục tiêu nghiên cứu của đề tài không bàn đến mối liên quan giữa thành tích học tập của năm trước với tình trạng dinh dưỡng hiện tại. Tuy nhiên khi thử phân tích về tình trạng dinh dưỡng hiện tại với kết quả học tập của năm trước cho thấy những học sinh bị SDD thấp còi có tỷ lệ học trung bình và yếu cao gấp 1,31 lần so với khá giỏi, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh cũng cho thấy tỷ lệ SDD gầy ở học sinh có học lực khá, giỏi thấp hơn so với học sinh có sức học trung bình và yếu [14]. Những học sinh có dinh dưỡng và thể lực tốt thường phát triển trí tuệ tốt hơn so với những học sinh bị SDD, điều này cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đây [30], [31], [63].

Những học sinh có thói quen ăn sáng thường xuyên có mức học lực khá, giỏi cao hơn 1,60 lần so với nhóm không có thói quen ăn sáng (p<0,05), và tỷ lệ bỏ ăn sáng của nữ nhiều hơn nam (p<0,05).

Sữa là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều Canxi và Vitamin D cho sự phát triển xương, phát triển chiều cao [52]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ học sinh uống sữa và sử dụng các sản phẩm sữa chỉ có 44,02%. Tỷ lệ sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa ở nữ nhiều hơn nam (p<0,05), có thể đây là sự khác biệt về hành vi ăn uống của trẻ nam và nữ.

Trong nghiên cứu có 35 học sinh hút thuốc lá, trong số đó tất cả là Nam giới (chiếm tỷ lệ 5,12%). Thuốc lá gây rất nhiều tác hại đến sức khoẻ, do vậy cần tuyên truyền và giáo dục để các em học sinh từ bỏ thuốc lá và hướng đến lối sống lành mạnh hơn.

Huyện Cư Kuin đa phần người dân sống bằng nghề nông nghiệp, tỷ lệ học sinh 15-18 tuổi có luyện tập thể dục thể thao ngoài giờ học là 48,39% và

42,95% thường xuyên lao động thể lực nặng (làm rẫy). Có đến 71,43% học sinh đến trường bằng xe đạp, 6,63% đi bộ. Chúng tôi nhận thấy đa phần học sinh đều thường xuyên hoạt động thể lực bằng nhiều hình thức khác nhau, do vậy vấn đề ít hoạt động thể lực không phải là vấn đề cần quan tâm đến đối với học sinh THPT trong nghiên cứu.

Khi phân tích đa biến về tỷ lệ SDD thấp còi, SDD gầy còm với một số các yếu tố như thói quen ăn sáng, số bữa ăn chính trong ngày, điều kiện kinh tế gia đình, nghề nghiệp của bố, mẹ, sử dụng các sản phẩm sữa, luyện tập thể dục thể thao, thói quen hút thuốc lá của học sinh cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Trong điều tra về tình trạng dinh dưỡng của học sinh, những câu hỏi phỏng vấn không phản ảnh hết được quá trình dinh dưỡng của học sinh ở thời điểm trước đó mà chỉ ghi nhận một cách tương đối trong thời gian hiện tại, do vậy vấn đề xác định mối liên quan đến SDD thấp còi hay gầy còm là mang tính chất tương đối.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại trường trung học phổ thông y jút, huyện cưkuin, tỉnh đăk lăk năm 2012 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)