ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.4.1. Công cụ đánh giá tình trạng dinh dưỡng học sinh 15-18 tuổ
Như đã đề cập ở phần trên để đánh giá tình trạng dinh dưỡng cần phải cân đo nhân trắc gồm chiều cao, cân nặng, nếp gấp da cơ tam đầu, nếp gấp da dưới xương bả vai, phần trăm mỡ của cơ thể. Tuy nhiên vấn đề đánh giá đơn giản, dễ thực hiện trong cộng đồng vẫn là đo chiều cao và cân nặng.
Những nghiên cứu trước đây để tính tỷ lệ SDD hoặc béo phì ở trẻ từ 5- 19 tuổi dựa vào quần thể tham chiếu NCHS/WHO 1977 hoặc biểu đồ tăng trưởng năm 2000 của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) [48]. Năm 2007 WHO đã dựa vào các tham chiếu cũ NCHS và đưa ra một tham chiếu mới của WHO 2007 để tính chính xác, có độ nhạy và giá trị tiên đoán dương cao hơn về tình trạng dinh dưỡng của nhóm tuổi 5-19 [64].
Phần mềm WHO - Anthroplus 2009 [65], sử dụng 3 chỉ số chính để tính toán đó là: Chiều cao theo tuổi (HAZ), cân nặng theo tuổi (WAZ) và BMI theo tuổi (BAZ), tuy nhiên đối với trẻ lớn hơn 10 tuổi thì WAZ không phản ảnh tình trạng dinh dưỡng tốt bằng BAZ do vậy các chỉ số được áp dụng để thống kê trong nghiên cứu này là BAZ và HAZ [64].
Bảng 1.7. Ngưỡng độ lệch chuẩn phân tích ở phần mềm Anthroplus 2009 Chỉ số Ngưỡng dưới SD Ngưỡng trên SD Tuổi
WAZ -6 +5 6-120 tháng
HAZ -6 +6 0-228 tháng (0-19 tuổi) BAZ -5 +5
Theo tham chiếu của WHO 2007, tiêu chuẩn đánh giá thừa cân, béo phì và SDD như sau:
Kích thước đo được – Số trung bình của quần thể tham chiếu Z Score = ---
Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu 2.2.4.1.1. Tính BMI theo tuổi
BMI= cân nặng (kg)/chiều cao (m)2. BMI Z-score theo tuổi của WHO 2007. BAZ ≥ -2SD bình thường. BAZ > 1SD thừa cân. BAZ ≥ 2 béo phì. BAZ <-2SD SDD độ 1. BAZ < -3SD SDD độ 2.
2.2.4.1.2. Chiều cao theo tuổi (HAZ) - HAZ ≥ -2 Bình thường. - HAZ <-2 Thấp còi độ 1. - HAZ <-3 Thấp còi độ 2.