- Kiểm soát sai lệch thông tin.
Chương 4 BÀN LUẬN
4.2.2. Tỷ lệ thừa cân, béo phì
Tỷ lệ thừa cân chung là 0,79%, ở nữ là 1,02% nhiều hơn ở nam 0,44%, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), trong nghiên cứu của chúng tôi không có học sinh béo phì (BAZ>2SD). Tỷ lệ thừa cân ở dân tộc Ê Đê cao hơn người kinh và các dân tộc khác nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). So sánh với số liệu điều tra dinh dưỡng năm 2000 của Viện Dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ thừa cân của lứa tuổi 15-19 là 0,49%, trong đó tỷ lệ thừa cân ở khu vực thành thị là 0,91% và khu vực nông thôn là 0,39% [5]. Tỷ lệ thừa cân theo nghiên cứu này tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Lê Bảo Khanh và Nguyễn Công Khẩn tại Hà Nam 2004 ở đối tượng 11-18 tuổi là 0,4% [19]. So sánh với nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh 2009 tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh 15-17 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh lên đến 11,7% (gấp đôi so với năm 2004), trong đó tỷ lệ thừa cân béo phì của học sinh nội thành gấp 1,65 - 2,5 lần so với học sinh ngoại thành [14]. So sánh với nghiên cứu của Trần Thị Lụa năm 2002 nghiên cứu tại Hà Nội và Bắc Ninh cho thấy tỷ lệ thừa cân ở thành phố 5,1% trong khi ở nông thôn chỉ 0,1% [22]. Tỷ lệ thừa cân theo nghiên cứu này cũng thấp hơn so với nghiên cứu của Võ Thị Diệu Hiền thực hiện tại Huế 2007 ở học sinh 11-15 tuổi cho thấy tỷ lệ thừa cân là 7,92%, béo phì 0,38% [15]. Nếu so sánh với nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh (2009) tại Thành phố Hồ Chí Minh ở học sinh 15-18 tuổi cho kết quả tỷ lệ thừa cân 9,4%, béo phì 2,3% thì tỷ lệ theo nghiên cứu tại Cư Kuin thấp hơn nhiều [14].
Trong khi các quốc gia giàu có tỷ lệ thừa cân, béo phì ở lứa tuổi học đường rất cao, tỷ lệ thừa cân từ 14-17 % và béo phì 4-8% như Macedonia, Argentina, Jordan, Ai Cập, thì một số nước nghèo tỷ lệ thừa cân rất thấp như Ghana 4%, Myanmar 3%, Srilanka 3% và tỷ lệ béo phì hầu như dưới 1% [67]. Một số các nghiên cứu của JA Amorim Cruz ở các nước Nam Âu của trẻ vị thành niên cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì lên đến 15-23% [45].
Những nghiên cứu khác nhau thực hiện tại các vùng, miền của Việt Nam cho thấy tỷ lệ cũng như những nghiên cứu khác tỷ lệ thừa cân, béo phì có tỷ lệ rất khác biệt. Khi kinh tế xã hội thay đổi thì tác động đến vấn đề dinh dưỡng, thói quen, lối sống rất nhiều. Rõ ràng là Việt Nam cũng đang chịu tác động kép về vấn đề dinh dưỡng đó là SDD ở các vùng khó khăn và thừa cân, béo phì tại các vùng đô thị.
Qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thừa cân ở học sinh trường THPT Y Jut, huyện Cư Kuin là rất thấp so với những nghiên cứu khác tại các vùng thành thị và một số quốc gia khác, do vậy vấn đề chính về tình hình dinh dưỡng của học sinh vẫn là SDD thấp còi, gầy còm hơn là vấn đề thừa cân, béo phì.