Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Một phần của tài liệu vận dụng hình thức nhật kí đọc sách vào việc dạy đọc hiểu văn bản thơ ở trường phổ thông (Trang 60 - 61)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.3 Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Phương pháp dạy học nêu vấn đề được sử dụng khá nhiều trong hoạt động dạy học ngày nay. Phương pháp này khắc phục được những hạn chế của phương pháp diễn giảng truyền thống, phát triển tư duy biện chứng, tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho người học.

Quan điểm dạy học này dựa trên quan điểm của triết học duy vật biện chứng: mẫu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn là động lực thúc đẩy sự phát triển. Các nhà tâm lý tin rằng tư duy tích cực của con người chỉ sinh khi con người đứng trước khó khăn về nhận thức. Với phương pháp này, GV nêu ra vấn đề học tập, tạo tình huống có vấn đề, tổ chức, hướng dẫn HS tìm ra cách giải quyết vấn đề. Qua đó, HS tự lực chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành và phát triển năng lực sáng tạo.

Phương pháp này có những ưu điểm: giúp HS nắm tri thức và phát triển hoạt động trí tuệ một cách sâu sắc và vững chắc, đặc biệt là năng lực tư duy độc lập sáng tạo. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng tạo được hứng thú học tập, rèn năng lực tìm kiếm, phát hiện vấn đề, năng lực vận dụng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định: khó thực hiện đối với HS yếu trong những bài dạy có nội dung quá phức tạp. Mặt khác việc mất nhiều thời gian để HS tư duy cũng là một thử thách đối với GV đứng lớp.

Nhìn chung, khi vận dụng dạy học nêu vấn đề kết hợp với NKĐS, GV cần phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học, đặc điểm, trình độ nhận thức của HS để có cách tiến hành ở mức độ phù hợp.

Một phần của tài liệu vận dụng hình thức nhật kí đọc sách vào việc dạy đọc hiểu văn bản thơ ở trường phổ thông (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)