Tiếp nhận văn chương trong nhà trường

Một phần của tài liệu vận dụng hình thức nhật kí đọc sách vào việc dạy đọc hiểu văn bản thơ ở trường phổ thông (Trang 34 - 42)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Tiếp nhận văn chương trong nhà trường

Chúng ta cần nhìn nhận lại vai trò và chức năng bộ môn Văn – bộ môn vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Môn Văn trong nhà trường có vai trò là một môn học. Nó cung cấp cho học sinh những kiến thức về ngôn ngữ, nghệ thuật dùng từ đặt câu, thi pháp, hiểu biết về con người, cuộc sống, đạo đức… Bên cạnh đó, nó cũng mang những nét đặc trưng của một môn nghệ thuật. Nó khơi gợi những cảm xúc tinh tế, tình yêu đối với cái hay, cái đẹp của văn chương. Chính vì vậy, việc tiếp nhận tác phẩm văn chương trong nhà trường không tách rời những đặc trưng về TNVC nói chung. Tuy nhiên, việc TNVC trong nhà trường có những nét khu biệt.

Việc tiếp nhận tác phẩm văn chương trong nhà trường là một hoạt động có định hướng. Nếu như tiếp nhận ngoài nhà trường mang tính tự do cá nhân, HS tự do nhận thức, đánh giá, nêu quan điểm, tự do lựa chọn thể loại đề tài yêu thích…. thì TNVC trong nhà trường của HS chịu sự chi phối của GV, của chương trình học, cấp học. Người đọc bên ngoài có thể đọc tác phẩm vào bất cứ thời điểm nào, cũng có

thể đọc nửa chừng rồi xếp lại đó không cần đọc nữa và nếu như có tiếp tục đọc vào một thời gian khác cũng hoàn toàn phụ thuộc vào cảm hứng của bản thân. Ngược lại, đối với HS, việc đọc các tác phẩm văn chương là một yêu cầu bắt buộc, không cần biết là có thích hay không, có cảm hứng hay không. Người đọc ngoài nhà trường có thể lựa chọn những tác phẩm phù hợp với tâm trạng, cảm hứng, còn người học thì phải học tác phẩm một cách trình tự, theo một sự sắp xếp nào đó nhằm bảo đảm hiệu quả cao nhất cho việc chiếm lĩnh ý nghĩa của nó. Qua sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ được định hướng, chẳng hạn, chiếm lĩnh những nội dung nào là căn bản nhất, đã được định trước; cũng như, học cách chiếm lĩnh văn bản theo một cách riêng. Tuy nhiên sự chi phối này không mang tính áp đặt mà hướng tới mục tiêu hình thành những tri thức khoa học cho các em, rèn cho các em có những kĩ năng để đọc hiểu một văn bản văn chương. Như Nguyễn Thanh Hùng đã nói: “Tác phẩm văn chương, đối tượng tiếp nhận của học sinh vốn đã không đơn giản, nhưng quá trình tiếp nhận văn học của học sinh trong nhà trường lại càng phức tạp hơn. Đó là quá trình bao gồm những hoạt động ngôn ngữ, hoạt động tâm lý, hoạt động văn học và sư phạm. Học sinh đi từ trình độ tiếp nhận hồn nhiên, tự phát, mang tính chất ngây thơ đến năng lực tiếp nhận văn học có ý thức dưới tác động định hướng sư phạm. Đó là hoạt động kết hợp hài hòa giữa cảm thụ cụ thể cảm tính với lĩnh hội tri thức khoa học và hoạt động thể nghiệm nếm trải thẩm mỹ của bản thân chủ thể học sinh”. [26, 175] Như vậy, quá trình dạy học văn trong nhà trường là quá trình văn học tác động đến tâm hồn học sinh một cách có kế hoạch, có hệ thống dưới sự quan sát và hướng dẫn của giáo viên.

Việc tiếp nhận trong nhà trường có tính liên tục và mở rộng theo cấp học. Tác phẩm văn học trong nhà trường được tổ chức giảng dạy qua từng cấp học phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lý lứa tuổi các em. Qua mỗi cấp học, các em tích lũy được những kiến thức văn học ngày càng phong phú và đa dạng, nâng cao tầm nhận thức, thị hiếu thẫm mỹ và khả năng cảm thụ.

Hoạt động tiếp nhận văn học của học sinh ở nhà trường vừa mang tính chất tập thể vừa mang tính cá thể. HS học tác phẩm trong môi trường tập thể, mà sự tương tác qua lại với giáo viên và các học sinh khác cũng tạo nên những tác động sâu sắc

đến một người học cụ thể. Việc tiếp nhận trong nhà trường là hoạt động tương tác mang tính xã hội. Tiếp nhận văn học của cá nhân được thực hiện trong mối quan hệ với kinh nghiệm sống và kinh nghiệm nghệ thuật gần gũi nhau trong tập thể lớp.

Mục đích tiếp nhận trong nhà trường là nâng cao trình độ nhận thức và cảm thụ. Việc tiếp nhận tác phẩm của học sinh là để nhằm đạt tới nhiều mục tiêu học tập đã được quy định. Việc đọc của họ được sự kiểm soát chặt chẽ trong cả quá trình và cả khâu đánh giá kết quả để có sự điều chỉnh thích hợp. Trong khi đó, việc đọc tác phẩm văn chương ngoài nhà trường chủ yếu để giải trí, thưởng thức hoặc vì một nhu cầu khác nào đó và nó diễn ra hoàn toàn tự do, không chịu một sự kiểm soát nào từ bên ngoài.

Như vậy, tác phẩm văn chương trong nhà trường là công cụ giáo dục đặc biệt, nhằm đáp ứng những nhu cầu của xã hội đặt ra cho môn Văn. Có sự khác biệt rõ rệt giữa tác phẩm văn chương trong nhà trường với tác phẩm ngoài đời sống, mà cụ thể là sự khác nhau giữa một bên là đối tượng học tập, một bên là đối tượng của việc thưởng thức, thưởng ngoạn tự do. Chính vì thế, môn Văn trong nhà trường luôn được đặt ra những câu hỏi: Nó có thể cung cấp cho học sinh những kiến thức nào? Bên cạnh những hiểu biết về tác phẩm mới, nó còn giúp học sinh hiểu biết gì thêm về lịch sử văn học, lý luận văn học, tiếng Việt, làm văn?…Dạy học tác phẩm này có thể hướng tới rèn luyện những kỹ năng nào cho học sinh? Hiệu quả giáo dục tư tưởng, tình cảm thẩm mỹ của tác phẩm như thế nào?

Do đó, người GV khi đứng lớp dạy học sinh đọc hiểu một tác phẩm văn chương phải có kĩ năng nghiệp vụ sư phạm vững chắc. Dạy học không phải là một công việc tùy hứng, tùy tiện mà là một công việc phức tạp. Chúng ta thấy rằng, tiếp nhận văn học là tự nguyện, là hứng thú nhưng tiếp nhận văn học trong nhà trường lại phải tuân theo những quy luật, nguyên lí riêng của nó. Một cách xử lý không thích hợp sẽ hoặc thủ tiêu cá tính và hứng thú văn học của cá nhân học sinh, hoặc loại bỏ tính định hướng sư phạm của việc dạy học văn trong nhà trường. Mặt khác, khi giáo viên cố thuyết trình, phân tích hay tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm theo một định hướng có sẵn, cách thức đó có thể tạo được sự đồng nhất trong tiếp nhận, thu hẹp được khoảng cách thẩm mĩ giữa học sinh với tác giả, tác phẩm

nhưng chính “kết quả khả quan” đó lại hạn chế khả năng cho phép học sinh đưa vào quá trình tiếp nhận văn học của mình những kiến giải, đánh giá, những chủ kiến và thái độ mang màu sắc chủ quan, cá tính của bản thân mình...

Nhìn lại thực trạng dạy học Văn hiện, chúng ta thấy còn nhiều điều đáng lo ngại. Chất lượng môn Văn ngày càng giảm sút, học sinh ngày càng xem môn Văn là môn học nặng nề. HS lạnh lùng thờ ơ với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Số phận của các nhân vật văn học, tiếng nói tâm tình của nhà văn nhà thơ ít gây được sự đồng cảm trong lòng HS qua những giờ Văn trong nhà trường. Hiểu biết văn học là kỹ năng văn học của HS tốt nghiệp phổ thông còn non kém về nhiều mặt. Điều đáng lo ngại nhất là học tỏ ra chưa làm chủ được vốn kiến thức văn học của mình. Vậy, vì sao trong nhà trường các em không thích học văn, nhưng bên ngoài nhà trường các em vẫn tìm đến những tác phẩm văn học một cách chủ động?

Chúng ta thấy, quan niệm dạy học của GV trong nhà trường có nhiều sai lệch. Từ trước đến nay, GV đã mắc phải một số sai lầm trong quá trình giảng dạy tác phẩm văn chương: coi tác phẩm văn chương là một hiện tượng tĩnh, đơn nghĩa và bất biến. Người GV phân tích tác phẩm văn chương chưa thật sự quan tâm, nghiên cứu để nắm bắt đối tượng tiếp nhận. GV đã vô tình gò ép HS vào những khuôn hình định sẵn cho giờ giảng của mình thay vì định hướng. Một số GV rơi vào tình cảnh cảm thay nghĩ thay cho HS, các em hầu như đứng ngoài quá trình lao động giảng văn của GV. HS chỉ cần chép bài, học thuộc và đi thi. Bên cạnh đó, không phải GV nào cũng đạt đến trình độ hoàn hảo trong tiếp nhận, vẫn có một số GV chưa đủ kiến thức, tâm huyết và niềm đam mê, chưa đủ năng lực cảm thụ và truyền đạt kiến thức cũng như tình cảm văn chương đến HS. Trên lớp học, trong giờ học, HS thường bị đặt vào thế bị động, GV chưa phát huy tiềm lực văn chương nghệ thuật của HS. GV chưa tích cực giúp HS có thêm năng lực gia nhập vào xã hội hiện đại. Chính vì HS không tham gia chủ động vào tiến trình đọc hiểu văn nên các em không có những suy nghĩ riêng, những cảm nhận chân thực của bản thân, dẫn đến viết văn không thể tốt được.

Trong nhà trường phổ thông, người GV Ngữ văn cõng trên vai kiến thức cả khoa Văn, chịu áp lực nặng nề. Họ phải đảm bảo rằng HS làm bài đạt điểm cao.

Nhưng muốn đạt điểm cao, HS phải theo một đáp án chung. Những phát hiện, kiến giải riêng chỉ được khuyến khích 0.5 hoặc 1 điểm. GV phải đảm bảo rằng, dạy học tuân theo những đặc trưng của lí thuyết tiếp nhận. Nghĩa là GV phải tổ chức để HS kiến tạo kiến thức. Nhưng thời gian hạn hẹp (từ 45 phút đến 90 phút), GV vừa phải tổ chức, khơi gợi để HS khám phá tri thức, vừa phải sửa chữa điều chỉnh những cách hiểu lan man, mơ hồ, nên cách tốt nhất là GV khám phá và HS thì cứ ghi chép tất cả vào vở bài học cho đỡ mất thời gian mà kiến thức cũng cho là đầy đủ. Kết quả là tri thức của người trò không được hình thành trên tư duy, khát vọng của bản thân họ mà là trên cơ sở năng lực và cảm xúc của người thầy. GV chưa tạo được không khí cởi mở tranh luận và đối thoại dân chủ trong giờ đọc hiểu, chưa tạo được không khí mà ở đó, thầy và trò bình đẳng với nhau trong quá trình khám phá và sáng tạo giá trị tác phẩm.

Dạy học văn trong nhà trường chính là một quá trình tiếp nhận đặc biệt, nhưng vẫn không nằm ngoài những quy luật tiếp nhận chung của tiến trình tiếp nhận. Hoạt động đọc hiểu văn bản văn chương của học sinh cũng mang tính cá nhân, cũng là một hoạt động đồng sáng tạo, là hoạt động giao tiếp với tác giả, với các bạn học sinh, với thầy cô, và với chính bản thân mình. Các em chỉ thật hiểu và cảm được tác phẩm văn chương khi các em tham gia một cách tích cực vào tiến trình tiếp nhận. Nắm vững và vận dụng những thành tựu của lí thuyết tiếp nhận để soi chiếu vào quá trình dạy học tác phẩm văn chương là hoàn toàn cần thiết.

Với lối dạy học cũ xuất phát từ khái niệm “giảng văn”, GV dạy HS đọc hiểu văn bản bằng phương pháp thuyết giảng là chủ yếu. Trong giờ dạy và học người GV đóng vai trò trung tâm. HS chỉ lắng nghe, ghi chép và học thuộc. Mặc dù với phương pháp này HS nắm kiến thức một cách đầy đủ và hệ thống. Đảm bảo kiến thức để HS tham gia thi cử. Thế nhưng những hạn chế mà nó mang lại cũng khá nhiều. HS tiếp nhận văn bản một cách thụ động, nặng nề. Các em dần hình thành thói quen học vẹt, lười nhác, lệ thuộc, không tự tin thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân. Soi rọi lý thuyết tiếp nhận vào tiến trình dạy đọc hiểu văn bản, hoạt động giảng dạy sẽ chuyển từ trung tâm là GV sang trung tâm là HS, phát huy vai trò chủ động của người học. Nói cách khác, thay vì thầy giảng đơn phương, một chiều thì

nên dạy cho HS cách tự đọc văn, tạo các cơ hội và điều kiện để người học trở thành đọc giả, bạn đọc sáng tạo của các nhà văn qua quá trình tiếp nhận tác phẩm. Quan điểm này không chỉ được các nhà khoa học sư phạm Ngữ văn, các nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học đề xuất, bàn luận mà còn sớm được khẳng định, nhấn mạnh bởi ý kiến của các nhà văn, nhà thơ – những người sáng tạo ra tác phẩm văn chương. Đặc biệt là Nguyễn Thanh Hùng, ông đã nhấn mạnh: “Tác phẩm văn chương dù có nội dung và hình thức nghệ thuật hoàn chỉnh, rõ ràng và có sự hấp dẫn đến đâu cũng sẽ trở thành một sự đóng kín đối với học sinh nếu như các em không tự giác tìm hiểu, thể nghiệm, phân tích dựa trên cơ sở đồng sáng tạo với tác giả. Tiếp nhận là một hoạt động tái tạo (rekonstruktion) và cải biến hình tượng nghệ thuật mang đặc điểm nhân cách”. [26, 175]. Quan điểm này đặc biệt chú ý hoạt động tích cực tham gia tạo nghĩa cho tác phẩm ở HS. Nghĩa là HS tự kiến tạo kiến thức cho bản thân bằng chính sự trải nghiệm khi trực tiếp tiếp xúc với văn bản, giải mã hệ thống ngôn ngữ, đón nhận thế giới hình tượng bằng chính cảm xúc chân thực của bản thân.

Quan điểm này chi phối lớn đến việc lực chọn phương pháp dạy đọc hiểu cho HS. GV phải dẫn dắt HS đến với ý nghĩa văn bản bằng cách gợi mở cho HS tự khám phá văn bản, trau dồi năng lực tiếp nhận văn học. Quá trình giáo dục bằng tác phẩm nghệ thuật phải là một quá trình GV hướng HS vào những vấn đề có khả năng tranh luận, làm bộc lộ cách cảm, cách nghĩ của HS đối với tác phẩm, với cuộc sống. Hình thức dạy đọc hiểu văn bản bằng cách cho HS ghi Nhật kí đọc sách (NKĐS) là một trong những cách thức dạy học đáp ứng được những yêu cầu trên. Hoạt động này chú trọng khuyến khích HS kiến tạo kiến thức dựa trên kiến thức nền của các em, khơi gợi và rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản cho HS. Hình thức học tập này đặc biệt quan tâm đến sự tương tác mang tính xã hội và rèn luyện phối hợp các kĩ năng: nói, đọc, viết theo quan điểm tích hợp. Các trải nghiệm cho hoạt động hợp tác tạo điều kiện cho học sinh hiểu, phân tích, cảm nhận các văn bản đã đọc. Học sinh có thể tìm hiểu những ý tưởng mới mẻ, nhìn vấn đề ở những khía cạnh và với những quan điểm khác nhau, cũng như đánh giá được tác phẩm họ đang đọc ở những cấp bậc khác nhau, từ tính hấp dẫn của tác phẩm đến khả năng tác phẩm có

thể làm nảy sinh những cuộc trao đổi thảo luận thú vị, bổ ích và có ý nghĩa. Các khả năng đó không thể có được trong các loại tương tác mà giáo viên có sự quyết định hoàn toàn.

Như vậy, GV dạy đọc hiểu văn bản văn chương cho học HS không phải là “cung cấp” hay “truyền thụ” kiến thức, sự trải nghiệm, sự cảm nhận… mà là dạy cho các em kĩ năng để đọc hiểu, cách thức để tiếp nhận. Đó mới chính là sứ mệnh của người GV đứng lớp. Như L.N.Tolstoi đã từng nói: “Vấn đề quan trọng không phải là biết được trái đất tròn mà là làm sao biết được trái đất tròn”. Từ đó giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ, chủ động tiếp nhận tác phẩm văn chương với tâm thế đồng sáng tạo.

Nhìn chung, những yêu cầu về đổi mới PPDH và cách đánh giá của nhà trường hiện nay chưa đồng bộ. Chính vì thế, việc đổi mới PPDH chưa thật sự được đẩy mạnh. Do đó, hoạt động dạy học Văn trong nhà trường chưa phát huy được năng lực tiếp nhận văn chương của HS, cũng như chưa tạo cơ hội cho HS thể hiện tình cảm, quan điểm và năng lực sáng tạo của họ. Và như thế, việc dạy tiếp nhận văn trong nhà trường hiện nay đã đi lệch hướng với bản chất của việc dạy học đọc

Một phần của tài liệu vận dụng hình thức nhật kí đọc sách vào việc dạy đọc hiểu văn bản thơ ở trường phổ thông (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)