7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2 Các biện pháp hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà
Để HS chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho hoạt động đọc hiểu đạt hiệu quả cao, GV cần có biện pháp buộc học sinh đọc văn bản, suy nghĩ và ghi ra những ý kiến riêng, những hiểu biết ban đầu của các em về tác phẩm trước khi đến lớp. Có nhiều hình thức để HS chuẩn bị bài trước. Thông thường, GV yều cầu HS trả lời câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài sau mỗi văn bản của SGK. Đây là những câu hỏi xoáy vào trọng tâm bài học. Ngoài ra, HS có thể soạn bài bằng cách viết NKĐS theo những gợi ý sẵn có. Mỗi cách thức đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.
Trả lời câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài sau mỗi văn bản của SGK. Sau mỗi văn bản văn chương là một số câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. Có khoảng 4 hoặc 5 câu. Những câu hỏi tập trung hướng vào những chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất của tác phẩm, những nội dung trọng tâm nhất, giúp HS dần dần khám phá chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Mỗi học sinh sẽ trả lời tất cả các câu hỏi trong hướng dẫn. Đến lớp HS vận dụng những gì đã chuẩn bị để tham gia xây dựng bài. Đây là biện pháp chung mà GV sử dụng để yêu cầu HS chuẩn bị bài.
Ưu điểm: Các câu hỏi tập trung vào những chi tiết quan trọng nhất làm bật lên chủ tư tưởng tác phẩm. Điều đó giúp HS dễ dàng nắm được nội dung chính của bài học.
Hạn chế:
- Đáp án có trong những sách học tốt bán đầy trên thị trường sách tham khảo. HS dễ dàng mua và ghi chép nguyên xi. HS không cần động não cũng có bài soạn chỉnh chu. Hậu quả: HS lệ thuộc sách tham khảo, lười suy nghĩ, không phát triển được tư duy đồng sáng tạo.
- Mỗi phần hướng dẫn chỉ được áp dụng với một văn bản tương ứng. Do đó khi gặp một văn bản khác, nếu không có phần Hướng dẫn học bài, các em sẽ lúng túng không biết khám phá văn bản như thế nào.
Viết NKĐS.
Đây là một phần của câu lạc bộ đọc sách mà Taffy E.Raphael và Elfrieda H.Hiebert (1996) đã giới thiệu trong cuốn Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản, NXB
ĐHSP. Trong đó có 7 mẫu bài tập để hướng dẫn HS đọc hiểu tất cả các văn bản thơ. Đây không phải là những câu hỏi hướng vào những chi tiết cụ thể. Những gợi ý này hướng vào các kĩ năng đọc hiểu như: giải mã văn bản , tưởng tượng, kiến tạo nghĩa ,
tư duy phê phán…
Ưu điểm: Những bài tập này là những gợi ý hướng vào các kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ. Từ đó, HS có thể hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu. Các em dễ dàng vận dụng để đọc hiểu tất cả các văn bản thơ.
Hạn chế: Đòi hỏi HS đầu tư nhiều thời gian cho việc chuẩn bị.
So sánh hai cách thức soạn bài này, chúng ta thấy mỗi cách làm có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, với hình thức ghi NKĐS, HS sẽ có cơ hội tham khảo những tài liệu khác nhau. Đồng thời những bài tập này giúp HS biết cần phải thực hiện những thao tác nào để hiểu và cảm thụ một văn bản thơ, hình thành kỹ năng đọc hiểu văn bản. Khi rời ghế nhà trường, các em có thể vận dụng nó vào quá trình tiếp nhận bất kì một tác phẩm thơ nào.