7. Cấu trúc của luận văn
2.5.1 Phương pháp diễn giảng
Trong quan niệm đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp diễn giảng hầu như không nằm trong danh sách những phương pháp phát huy tính tích cực của HS. Nguyên nhân là do tình trạng GV sử dụng độc tôn phương pháp diễn giảng dẽ gây nhàm chán và ít có sự kích thích tư duy sáng tạo cho HS. Thế nhưng phương pháp này có những ưu điểm điểm mà chúng ta không thể phủ nhận được.
Đây là phương pháp dạy học có lịch sử phát triển lâu đời và được sử dụng phổ biến. Diễn giảng là cách giáo viên dùng lời nói sinh động của mình để giảng giải, trình bày tài liệu học tập một cách có hệ thống trong khoảng thời gian nhất định.
Qua quan sát thực tế, tôi thấy rằng, ở học sinh phổ thông hiện nay, trình độ nhận thức còn hẹp, vốn sống chưa nhiều, ngôn ngữ lời văn chưa tốt. Chính vì thế, đứng trước một tác phẩm văn chương, đặc biệt là tác phẩm thơ – một văn bản có nội dung hàm xúc, cô đọng, các em thường có những cảm nhận thiếu sâu sắc và cách lập luận chưa thuyết phục. Do đó, GV cần giảng giải để HS có thể hiểu rõ hơn, sâu hơn. Đặc biệt, qua lời giảng của GV, HS sẽ học hỏi được cách lập luận, cách diễn đạt, giúp ngôn ngữ lời văn của các em phát triển hơn. Sự can thiệp đúng lúc, mức độ vừa phải sẽ giúp HS tháo gỡ vướng mắc, cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích mà bản thân các em chưa tự tìm ra được.
Chính vì vậy, phương pháp diễn giảng và NKĐS sẽ là một kết hợp tuyệt vời. Tiết học sẽ thật khô khan, thiếu chất thơ, thiếu chất nghệ thuật nếu chúng ta cho rằng phát huy tính chủ động, tích cực của HS là giao hết công việc cho các em tự làm. Các em nghĩ được thế nào thì đó là kiến thức của các em. Các em không hiểu rõ, không cảm sâu thì đó cũng là chuyện của các em. Đó sẽ là sai lầm lớn của GV. Lời giảng bình của GV rất quan trọng và cần thiết trong giờ học văn bản thơ. Khi diễn giảng kết hợp với ghi NKĐS sẽ giúp HS vừa có cơ hội thể hiện suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của cá nhân bằng chính ngôn ngữ lời văn đơn giản của các em vừa có cơ hội học hỏi cách diễn đạt trau chuốt, đầy trải nghiệm của GV. Một lời giảng bình hay, sâu sắc, ấn tượng sẽ mãi đi vào lòng HS, khơi dậy và nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật cho các em.