1 Địa bàn và đối tượng thực nghiệm

Một phần của tài liệu vận dụng hình thức nhật kí đọc sách vào việc dạy đọc hiểu văn bản thơ ở trường phổ thông (Trang 66)

Để tiến hành hoạt động thực nghiệm, tôi chọn hai lớp thực nghiệm (11C, 11D) và một lớp đối chứng (11A) tại trường PT Thực hành Sư phạm (TP Long Xuyên, An Giang). Tôi thực hiện dạy thực nghiệm trên hai lớp với mong muốn có những số liệu thật khách quan và khoa học để đánh mức hiệu quả độ đạt được của hình thức dạy học có vận dụng việc ghi NKĐS.

Ba lớp 11A, 11C, 11D thuộc ban cơ bản, cùng học chương trình Ngữ văn chuẩn. Theo chiến lược phát triển của trường, các lớp có số lượng và học lực tương đương nhau. Cả ba lớp đều có số học sinh là 37. Theo số liệu thống kê từ kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm, sự chênh lệch về tỉ lệ điểm giữa các lớp không đáng kể. Cả ba lớp đều có số học sinh giỏi không cao, đa số là học sinh khá và trung bình, có một số em loại yếu rơi vào lớp 11A và 11C. Nhìn chung, việc lựa chọn lớp 11A làm lớp đối chứng cho hai lớp 11C và 11D sẽ đảm bảo được tính chính xác và khách quan của kết quả thực nghiệm.

Điểm Lớp 11C (lớp thực nghiệm) Lớp 11D (lớp thực nghiệm) Lớp 11A (lớp đối chứng) Số HS Tỷ lệ % Số HS Tỷ lệ % Số HS Tỷ lệ% 8 → 10 10 27.0 11 29.7 5 13.5 6.5 → 7.9 9 24.3 15 40.6 21 56.8 5.0 → 6.4 13 35.2 11 29.7 10 27.0 3.5 → 4.9 5 13.5 0 0 1 2.7 0 → 3.4 0 0 0 0 0 0

Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm môn Ngữ văn năm học 2012 -2013 của lớp 11A, 11C,11D

3.3.2 Bài dạy thực nghiệm

Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương

Thu điếucủa Nguyễn Khuyến

Thương vợcủa Trần Tế Xương

Ba bài thơ được chọn nằm trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam (chương trình cơ bản). Cả ba bài thơ đều thuộc thể thất ngôn bát cú Đường luật và được sắp xếp dạy liên tục trong chương trình. Đây là ba bài thơ tiêu biểu của thơ trung đại, có những nét đặc trưng về kết cấu thể loại, chữ nghĩa, thanh âm, nhịp điệu. Tuy nhiên mỗi bài có một vẻ đẹp riêng. Việc lựa chọn ba bài thơ này vào hoạt động thực nghiệm dựa trên yêu cầu của đề tài, giới hạn của thời gian. Nội dung cơ bản của bài dạy là giải mã lớp ngữ nghĩa của ngôn ngữ mang lại, từ đó xác định mạch cảm xúc của văn bản và những giá trị về nội dung và nghệ thuật. Qua đó giúp học sinh liên hệ với bản thân và cuộc sống. Ở trình độ học sinh lớp 11, các em đã có một kiến thức nền cơ bản, ít nhiều hiểu biết môi trường văn hoá trung đại, tư tưởng ý thức hệ chính thống thời trung đại, những nét đặc trưng về nghệ thuật của thơ trung đại… Trên nền tảng kiến thức đó, chúng tôi tạo cơ hội cho HS rèn năng lực phân tích, phán đoán, cảm thụ.

3.4. Tiến trình thực nghiệm 3.4.1. Thời gian thực nghiệm 3.4.1. Thời gian thực nghiệm

- Tuần thứ 1: dạy thực nghiệm văn bản Tự tình (II)của Hồ Xuân Hương. - Tuần thứ 2: dạy thực nghiệm văn bảnThu điếucủa Nguyễn Khuyến. - Tuần thứ 3: dạy thực nghiệm văn bản Thương vợcủa Trần Tế Xương

3.4.2. Quá trình tiến hành thực nghiệm

3.4.2.1 Quá trình thực nghiệm được tiến hành theo các bước:

Bước 1: Sinh hoạt với lớp thực nghiệm về phương pháp dạy và học, hướng dẫn học sinh cách ghi nhật kí và cách tiến hành thảo luận.

Bước 2: Tiến hành dạy lớp thực nghiệm có sử dụng cách thức mà luận văn đã đề ra. Sau mỗi tiết học, tôi thu lại những mẫu nhật kí mà các em học sinh đã viết và thiết kế qua từng bài học.

Bước 3: Kiểm tra mức độ đọc hiểu và khả năng viết văn của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau quá trình giảng dạy.

Bước 4: Phát phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên và phiếu điều tra học sinh về hiệu quả của NKĐS.

Bước 5: Thống kê, phân tích kết quả thực nghiệm; nhận xét về quá trình và kết quả thực nghiệm.

Kết quả thực nghiệm sẽ được đánh giá dựa trên các mẫu NKĐS đã được các em thực hiện trong quá trình dạy học, bài kiểm tra kết thúc quá trình thực nghiệm và những ý kiến đánh giá, nhận xét của các giáo viên tổ bộ môn Văn.

3.4.2.2 Hướng dẫn học sinh viết Nhật kí đọc sách:

Việc tổ chức cho các em viết NKĐS trước khi đến lớp cũng là một hình thức yêu cầu các em soạn bài, chuẩn bị cho hoạt động đọc hiểu trên lớp. Thay vì trước đây, các em soạn bài dựa vào hệ thống câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài của SGK, các em có “sự hỗ trợ đắc lực” của sách học tốt rất phổ biến trên thị trường sách tham khảo. Cho nên việc soạn bài đối với các em rất dễ dàng và không cần sự tư duy. Nhưng với hình thức ghi NKĐS, các em sẽ viết ra những suy nghĩ, cảm nhận của mình theo các gợi ý của các mẫu NKĐS, do đó, các em phải tư duy rất nhiều. Để việc ghi NKĐS hỗ trợ tích cực cho việc dạy và học, GV cần định hướng tổ chức rõ ràng và hướng dẫn cho HS cách thức ghi cụ thể như sau:

nhóm vừa, thuận lợi cho hoạt động thảo luận trên lớp. Số học sinh quá nhiều hoặc quá ít sẽ gây khó khăn cho việc thảo luận.

- Trong từng nhóm, mỗi thành viên chọn viết một mẫu NKĐS sao cho các thành viên không có sự lựa chọn trùng nhau.

- Mỗi HS phải có sự luân phiên khi chọn viết mẫu NKĐS ở những văn bản khác nhau. Chẳng hạn, ở văn bản Tự tình II (Hồ Xuân Hương), các em chọn mẫu Từ hay, thì ở văn bản Thương vợ (Trần Tế Xương), các em phải chọn mẫu khác với mẫu Từ hay. Việc làm này có ý nghĩa giúp các em rèn luyện những thao tác khác nhau để hình thành kỹ năng đọc hiểu văn bản.

- GV yêu cầu HS tự viết bài bằng chính suy nghĩ và lời văn của các em. Những suy nghĩ ban đầu của các em có thể chưa phù hợp với nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học. Nhưng đó sẽ là tình huống để học sinh thảo luận, trao đổi và chia sẻ với nhau trong giờ học trên lớp.

- GV giới thiệu một số tài liệu liên quan đến văn bản sắp học để các em có nguồn tham khảo bổ ích.

- GV phát cho HS một vài bài viết mẫu gợi ý để các em tham khảo trong quá trình thực hiện, đặc biệt là giai đoạn đầu.

Viết NKĐS là cơ hội để các em thể hiện hết những cảm xúc chân thật, sự sáng tạo tự do của cá nhân. Các em có thể viết NKĐS trên những tờ giấy rời hoặc vào một quyển tập riêng. Nhưng giáo viên nên khuyến khích HS viết vào tập vì nó sẽ là những tài liệu hữu ích cho các em để viết những bài nghị luận văn học.

3.4.2.3 Sử dụng Nhật kí đọc sách trong giờ đọc hiểu văn bản thơ

Sau khi GV hướng dẫn, HS tiến hành tự đọc văn bản, tham khảo bản gợi ý, các tài liệu cần thiết và tiến hành viết mẫu NKĐS mà các em đã chọn. Khi đến lớp, các em đã có trong tay mẫu NKĐS của mình. GV sẽ tiến hành tổ chức cho HS chia sẻ thông tin lẫn nhau trong cùng một nhóm và góp sức xây dựng bài học. Chúng ta có thể chia ra làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: HS thảo luận trong nhóm. Mỗi thành viên chuẩn bị một bài tập khác nhau. Các thành viên sẽ lần lượt trình bày và lắng nghe lời góp ý của các thành viên khác. Nhóm sẽ có cái nhìn tổng thể và bao quát nội dung bài học khi kết thúc

phần thảo luận. Đây là hình thức thảo luận theo nhóm nhỏ. Hoạt động thảo luận cần đảm bảo:

- Mỗi thành viên trong nhóm đều được tham gia bàn luận, được lắng nghe và tôn trọng, tránh tranh cãi căng thẳng hoặc người nói quá nhiều, người nói quá ít.

- Những băn khoăn về ý nghĩa, kết quả của bài tập được giải đáp kịp thời. - Các thành viên trình bày ngắn gọn, súc tích để đảm bảo tiến trình thảo luận diễn ra đúng thời gian quy định của GV.

- Nhóm trưởng điều động các thành viên tích cực làm việc.

- HS thảo luận một cách trật tự, không gây ồn ào, ảnh hưởng đến các nhóm khác, lớp khác.

Thảo luận nhóm vừa giúp bạn phát huy được sức mạnh trí tuệ tập thể vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của từng thành viên. Các em sẽ học cách trình bày, lắng nghe, phản hồi, tôn trọng lẫn nhau… trong hoạt động tương tác giữa các thành viên trong một tập thể.

Giai đoạn 2: HS tham gia xây dựng bài trên lớp.

NKĐS là một bài chuẩn bị để HS có bước đầu nhận xét, đánh giá và nêu cảm nhận của bản thân về tác phẩm thơ sẽ được học, trước khi cùng GV và bạn bè kiến tạo kiến thức trên lớp. Do đó,trong giờ học, những câu hỏi trong hệ thống câu hỏi của GV sẽ được HS trao đổi và phát triển dễ dàng hơn.

Trong đàm thoại giữa GV và HS, giữa HS và HS, NKĐS có thể là ý kiến của cá nhân HS được đem ra tranh luận để HS có thể tự tiếp nhận tác phẩm theo suy nghĩ của bản thân. Những giờ thảo luận tại lớp thường được tổ chức trên cơ sở sử dụng NKĐS của HS về chính tác phẩm trong chương trình Ngữ văn. Những ý kiến thu được trong các cuộc thảo luận đó sẽ được HS vận dụng khi làm văn nghị luận. Đây cũng là cách HS tự khám phá và chiếm lĩnh kiến thức văn học một cách chủ động và sáng tạo.

Sau giờ học GV thu hồi tất cả các mẫu NKĐS của các em. Đây là cơ sở để GV đánh giá mức độ tiếp thu của các em, kịp thời phát hiện những sai sót và có biện pháp giúp các em sửa chữa, điều chỉnh để các em tiến bộ hơn sau mỗi lần viết. Đồng thời việc làm này còn có tác dụng tạo cho học sinh động lực viết, kích thích

hứng thú học tập cho các em.

Để các em thực hiện viết NKĐS nghiêm túc ngay từ lần đầu tiên và tạo thói quen hoàn thành nhiệm vụ, tự giác đánh giá kết quả làm việc của mình, GV cần đưa ra những tiêu chí đánh giá cụ thể. Tùy vào năng lực đối tượng học sinh của từng lớp mà GV có cách đánh giá hợp lý. Theo Taffy E.Raphael, GV có thể đánh giá theo chí sau:

Đề mục cho điểm - Các tiêu chí đánh giá [74, 368] Điểm Nhật ký đọc sách Thảo luận trong lớp

3

- Tập trung vào chủ đề, vấn đề, thắc mắc, hoặc nhân vật chính yếu.

- Sử dụng hiều quả những dẫn chứng từ văn bản, nội dung giới hạn hoặc kinh nghiệm cá nhân để chứng minh ý kiến.

- Các phản hồi nên được liên kết và triển khai mạch lạc. - Viết với mục đích rõ ràng. - Tạo ra những phản hồi có tính trọng tâm, được liên kết chặt chẽ và mạch lạc.

- Ghi ngày tháng vào nhật kí.

- Tập trung vào chủ đề, vấn đề, thắc mắc, hoặc nhân vật chính yếu.

- Sử dụng hiều quả những dẫn chứng từ văn bản, nội dung giới hạn hoặc kinh nghiệm cá nhân để chứng minh ý kiến. - Giới thiệu những ý kiến mới một cách hợp lí.

- Xây dựng – mở rộng ý tưởng của người khác. - Tôn trọng những ý kiến khác. - Thảo luận có mục đích rõ ràng. Có sự hổ trợ hợp lí cho những thành viên kém tích cực trong nhóm 2 - Tập trung vào chủ đề, vấn đề, thắc mắc, hoặc nhân vật thứ yếu hoặc những chi tiết bị bỏ sót khi thảo luận đề tài chính. - Sử dụng ít dẫn chứng từ văn bản hoặc kinh nghiệm cá nhân để chứng minh hoặc sử dụng những dẫn chứng kém hiệu quả. - Giải thích được một vài ý nghĩa của mục đích bài viết. - Tạo ra một vài phản hồi có tính trọng tâm, được liên kết chặt chẽ và mạch lạc

- Tập trung vào chủ đề, vấn đề, thắc mắc, hoặc nhân vật thứ yếu hoặc những chi tiết bị bỏ sót khi thảo luận đề tài chính. - Sử dụng ít dẫn chứng từ văn bản hoặc kinh nghiệm cá nhân để chứng minh hoặc sử dụng những dẫn chứng kém hiệu quả.

- Minh họa một ý nghĩa nào đó của mục đích với việc nói.

- Dựa vào vài ý kiến của người khác nhưng có lẽ phải sử dụng đến việc thay phiên giáp vòng từng người một.

- Biểu lộ sự tôn trọng ý kiến của người khác.

- Giới thiệu ý kiến mới kém ấn tượng hơn.

1

- Phản hồi hời hợt, với một vài câu dẫn chứng từ văn bản hoặc kinh nghiệm cá nhân.

- Phản hồi hời hợt, với một vài câu dẫn chứng từ văn bản hoặc kinh nghiệm cá nhân.

- Sử dụng một loạt chi tiết không quan trọng trong văn bản.

- Giải thích mục đích bài viết không rõ ràng.

- Tạo ra những phản hồi không trọng tâm, không liên quan, và không mạch lạc.

- Không ghi ngày tháng vào nhật kí.

- Thảo luận về những chi tiết không quan trọng trong văn bản hoặc những kinh nghiệm cá nhân không thích hợp.

- Không phát triển được ý

- Không giới thiệu những ý tưởng mới. - Nói không có mục đích rõ ràng. - Nói không thường xuyên.

- Giơ tay trước khi nói hoặc việc sử dụng việc xoay vòng từng người một.

Hình thức dạy học này rất cần phối hợp với các phương pháp dạy học khác để phát huy tối đa hiệu quả của nó: phương pháp nêu vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác, hình thức đàm thoại… Mỗi GV có cách phối hợp khác phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, việc tổ chức tiết học của GV phải giúp các em sử dụng được sản phẩm NKĐS của mình. Khi vận dụng NKĐS vào tiến trình dạy học, chúng tôi lập tiêu chí đánh giá như sau:

Bài làm đạt yêu cầu khi:

- Bài viết đúng với yêu cầu của mẫu NKĐS.

- NKĐS phải thể hiện được hiểu biết của học sinh về đặc trưng thể loại, về nội dung tác phẩm.

- Diễn đạt đúng quy định ngữ pháp tiếng Việt: đúng chính tả, đúng ngữ pháp. - Trình bày dưới dạng một văn bản hoàn chỉnh, rõ ràng, sạch đẹp .

Bài làm không đạt khi: Ghi chép nguyên văn từ các nguồn khác, nội dung chung chung, sơ sài, lỗi về kĩ năng diễn đạt, trình bày.

Tùy vào mức độ hiểu biết, kĩ năng viết, khả năng sáng tạo của học sinh mà chúng tôi phân loại bài làm của HS ra thành các loại: tốt, khá và trung bình và không đạt. Cụ thể là:

Tiêu chuẩn đánh giá

Tốt Bài làm thể hiện được những suy nghĩ riêng, sáng tạo, mới mẻ Khá Bài làm đúng với những tiểu chí đã đặt ra

Trung bình Bài làm còn chút sai sót về lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, nội dung Không đạt yêu cầu Viđoạn, lỗi nhiều về diễn đạt, dùng từ, đặt câu. ết sai mẫu, không đáp ứng đúng yêu cầu, viết không thành

3.5 Kết quả thực nghiệm

3.5.1 Kết quả ghi Nhật kí đọc sách của học sinh

Sau ba tuần thực nghiệm, chúng tôi thu được 222 mẫu NKĐS. Số bài thu được hàng tuần rất ổn định, 74 bài/tuần. Trong số 222 NKĐS do hai lớp 11C và 11D thực hiện có 122 bài đạt yêu cầu cả về hình thức lẫn nội dung, 100 chưa đạt yêu cầu.

Sau đây là kết quả thu được của từng tuần:

Kết quả thực nghiệm tuần 1:văn bản Tự tình II (Hồ Xuân Hương)

Lớp 11C Lớp 11D Tổng số Tốt Khá TB Không đạt Tốt Khá TB Không đạt 1. Hình ảnh 1 1 3 1 1 3 10

Một phần của tài liệu vận dụng hình thức nhật kí đọc sách vào việc dạy đọc hiểu văn bản thơ ở trường phổ thông (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)