4.2.4.1 Dư nợ cho vay theo thời hạn
Dư nợ là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là chỉ tiêu không thể bỏ qua khi nói đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ còn cho chúng ta biết ngân hàng còn cần phải thu hồi bao nhiêu khoản vay nữa từ khách hàng vay vốn. Dư nợ bao gồm số lũy kế của năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nhìn chung, tổng dư nợ của chi nhánh có sự tăng giảm qua các năm, song tốc độ tăng còn thấp và dư nợ cũng còn khiêm tốn nhưng không phải do thiếu vốn hoạt động mà do hệ thống các phòng giao dịch của ngân hàng luôn cân nhắc cho vay trong tình hình kinh tế khủng hoảng, hơn nữa ngân hàng cũng muốn có sự tăng trưởng ổn định, bền vững, tránh những bước nhảy vọt không chắc chắn.
12 Dung Hạ, 2013. <http://www.laisuat.vn/5684/Nhung-%E2%80%98dau-
an%E2%80%99-thay-doi-lai-suat-2012-va-%E2%80%98huong- di%E2%80%9D-nam-2013.aspx>
48
Bảng 4.10: Dư nợ theo thời hạn của ngân hàng TMCP Hàng Hải-Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ
Đi vào phân tích cụ thể ta thấy ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn vì có ít rủi ro, vòng quay vốn nhanh hơn (ví dụ: cho vay theo thời hạn 12 tháng thì vòn quay vốn là 1 vòng/năm, nếu thời hạn 6 tháng thì vòng quay vốn là 2 vòng/năm, thời hạn theo quý thì vòng quay vốn là 4 vòng/năm...), nên doanh số cho vay ngắn hạn luôn cao hơn trung dài hạn dẫn đến dư nợ ngắn hạn cũng luôn chiếm tỉ trọng cao hơn trong tổng dư nợ và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2010, dư nợ ngắn hạn chiếm 62,41%, còn lại là dư nợ trung dài. Đến năm 2011, dư nợ ngắn hạn tăng 22.77%, dư nợ trung dài hạn cũng tăng 44,54%. Điều này làm thay đổi mạnh trong cơ cấu dư nợ, làm giảm khoảng cách dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn, trong đó DN ngắn hạn chiếm 58,51% còn DN trung dài hạn chiếm 41,49%. Nguyên nhân không phải chi nhánh muốn thay đổi cơ cấu nhưng vì trong năm việc thu hồi hồi trung dài hạn gặp nhiều khó khăn do các món vay trung dài hạn thuộc đa số là vay để sản xuất kinh doanh dài hạn, thêm vào đó là đầu tư nhà đất mà trong năm các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ,hàng tổn kho cao, bất động sản đóng băng... nên việc thu hồi nợ từ các khoản trung dài hạn gặp nhiều khó khăn, làm DSTN nhỏ hơn DSCV trong năm nên dư nợ có phần tăng.
Sang năm 2012, tuy mặt bằng lãi suất giảm nhưng nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nên ngân hàng hạn chế trong khoản cho vay trung và dài hạn, chính vì thế nên khoản vay này vẫn tiếp tục giảm. Dư nợ trung và dài hạn giảm 7,18% và chiếm tỷ trọng 38,79% trong tổng dư nợ, dư nợ ngắn hạn tăng 3,88%. Nguyên nhân, thứ nhất là nguồn VHĐ chủ yếu là ngắn hạn nên việc cho vay trung dài hạn là rất khó khăn, theo quy định của NHNN thì chỉ được lấy 30% VHĐ ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Thứ hai, trong năm tình
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền Tỉ Số tiền Tỉ Số tiền Tỉ Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) trọng trọng trọng (%) (%) (%) Ngắn hạn 1.239.501 62,41 1.521.728 58,51 1.580.770 61,21 282.227 22,77 59.042 3,88 Trung, dài hạn 746.554 37,59 1.079.066 41,49 1.001.607 38,79 (332.512) 44,54 (77.459) (7,18) Tổng 1.986.055 100 2.600.794 100 2.582.377 100 614.739 30,95 (18.417) (0,71)
49
hình kinh tế còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp kinh doanh thua lổ, hàng tồn kho tăng cao, BĐS đóng băng vì thế ngân hàng không dám cho vay vì sợ rủi ro không thu hồi được nợ. Nhưng ngân hàng không thể ngừ việc kinh doanh nên việc CV ngắn hạn, thu hồi nợ trong năm dường như là lựa chọn tối ưu.
Năm 2013, nhờ có sự quản lý chặt chẽ của NHNN, hạn chế được lạm phát, lãi suất giảm và có phần ổn định hơn, tiềm năng cho vay các khoản trung và dài hạn sẽ có có khả năng tăng. Đây cũng là cơ hội tăng thu nhập cho chi nhánh,và cơ cấu cho vay một cách hợp lý hơn giữa cho vay ngắn hạn với cho vay trung và dài hạn, vừa giúp duy trì hoạt động tín dụng ngắn hạn, vừa từng bước điều chỉnh cơ cấu dư nợ cho hợp lý và an toàn hơn
4.2.4.2 Dư nợ cho vay theo ngành
Bảng 4.11: Dư nợ theo ngành kinh tế của ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010-2012
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ
Nhóm ngành thương mại, dịch vụ và cho vay tiêu dùng: khách hàng thuộc nhóm ngành này được xem là khách hàng mục tiêu của ngân hàng. Do đó, dư nợ thuộc nhóm ngành này chiếm tỉ trọng ngày càng lớn. Năm 2010, dư nợ chiếm 46,00% tổng dư nợ, là nhóm ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng. Sang năm 2011, dư nợ thuộc nhóm ngành này tăng đột biến hơn 98% so với năm 2010, đưa dư nợ của ngành chiếm tới 69,73% tổng dư nợ trong năm. Nguyên nhân là do trong năm, ngân hàng tập trung cho vay các khách hàng thuộc nhóm ngành này, DSCV của ngành này tăng tới
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền Tỉ Số tiền Tỉ Số tiền Tỉ Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) trọng trọng trọng (%) (%) (%) TM,DV Tiêu dùng 913.585 46,00 1.813.433 69,73 1.714.068 66,38 899.848 98,50 (99.365) (5,48) Xây dựng 604.934 30,46 449.171 17,27 449.171 17,39 (155.763) (25,75) 0 0 Vận tải kho bãi 139.023 7,00 31.673 1,22 137.304 5,32 (107.350) (77,22) (105.631) 333,50 Nông, lâm, ngư nghiệp 19.287 0,97 11.658 0,45 8.039 0,31 (7.629) (39,56) (3.619) (31,04) Khác 309.226 15,57 24.859 11,34 273.795 10,60 (14.367) (4,65) (21.064) (7,14) Tổng Dư nợ 1.986.055 100,00 2.600.794 100,00 2.582.377 100,00 614.739 30,95 (18.417) (0,71)
50
21,03% nên dư nợ cũng tăng theo. Đến năm 2012, dư nợ giảm nhẹ (0,56%) so với cùng kỳ năm trước, vì trong năm DSTN của nhóm ngành này (5.499.019 triệu đồng) cao hơn DSCV (5.399.654 triệu đồng) vì thế làm dư nợ trong năm giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ (66,38%). Điều này chứng tỏ ngân hàng vẫn lựa chọn những khách hàng thuộc lĩnh vực này làm khách hàng mục tiêu và ngày càng mở rộng việc cấp tín dụng đối với nhóm ngành này.
Năm 2013, khi nền kinh tế có nhiều khởi sắc thì nhu cầu vốn của nhóm ngành thương mại, dịch vụ và cho vay tiêu dùng tăng, chi nhánh chủ động “gõ cửa” đối tượng vay vốn thuộc nhóm ngành này và đơn giản hóa hồ sơ vay vốn, làm cho công tác tín dụng được thuận lợi và thu hút khách hàng. Bên cạnh đó không vì muốn mở rộng tín dụng mà cho vay một cách đại trà, chi nhánh cũng xem xét kỹ khi mở tín mới cho khách hàng mới, để hạn chế các khoản nợ khó đòi từ nhóm ngành này.
Ngành xây dựng: ngành xây dựng, bất động sản những năm gần đây được xem là ngành chứa đựng nhiều rủi ro nhất do việc đầu tư tràn lan, cung vượt quá cầu, bên cạnh đó giá nhà đất lại được đẩy lên quá cao so với thu nhập của người dân. Thị trường bất động sản rơi vào tình trạng đóng băng, các chủ đầu tư không còn tiền để trả nợ cho ngân hàng, nợ quá hạn và nợ xấu của ngành xây dựng những năm gần đây tăng đáng kể. Theo số liệu từ NHNN, tính đến 31/10/2012, nợ xấu chiếm khoảng 13,5% tổng dư nợ bất động sản, tương đương hơn 28.000 tỷ đồng. Riêng tại Cần Thơ, hàng loạt các công trình nhà ở, khu chung cư như khu dân cư Nam Long, khu dân cư Thiên Lộc, khu dân cư Phú An...được triển khai xây dựng nhưng số nhà ở đã hoàn thành thì bỏ trống do không tìm được đầu ra, số khác chưa hoàn thành phải tạm ngừng thi công vô thời hạn vì thiếu vốn. Trước tình hình đó, để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình, ngân hàng chủ trương giảm cho vay đối với các ngành nghề thuộc lĩnh vực xây dựng đồng thời tích cực thu hồi số vốn đã phát vay. Cụ thể năm 2011, dư nợ ngành xây dựng giảm 25,75% so với năm trước. Sang năm 2012, năm đỉnh điểm của sự đóng băng bất động sản, ngân hàng không dám cho vay thêm, bên cạnh đó tuy tăng cường công tác thu hồi nợ từ nhóm ngành nhưng trong năm không thu được nợ, do không có phát sinh trong năm nên dư nợ trong năm là dư nợ năm trước chuyển qua.
Năm 2013, để giảm thiểu nợ xấu một cách có hiệu quả, chi nhánh không cho vay thêm hoặc mở tín dụng mới cho nhóm ngành này và bên cạnh đó chi nhánh vẫn tiếp tục tăng cường thu hồi nợ, nhưng kết quả không mấy khả quan vì các công trình xây dựng, bất động sản vẫn chưa thể khôi phục mà vẫn trong tình trạng đóng băng.
51
Ngành vận tải kho bãi: nhìn chung dư nợ thuộc nhóm ngành này chiếm tỉ trọng không cao trong tổng dư nợ. Năm 2010, dư nợ ngành vận tải kho bãi và thông tin liên lạc chỉ chiếm 7,00% tổng dư nợ. Năm 2011, dư nợ ngành này giảm 77,22% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là công tác thu hồi nợ được thực hiện khá tốt khi DSTN lớn hơn nhiều so với DSCV. Năm 2012 dư nợ tăng đột biến hơn 333%, giải thích lý do giảm trong năm nay vì DSCV trong năm tăng hơn 154%, nguyên nhân do nhận thấy được những cơ hội phát triển của nhóm ngành này khi cầu Cần Thơ, cảng Cái Cui đi vào hoạt động, lượt vận tải hàng hóa và con người ngày càng tăng, lĩnh vực thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông cũng ngày càng phát trển. Các nhà đầu tư cũng quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực này nên nhu cầu vay và cho vay cũng tăng cao. Điều này cho thấy ngân hàng đã bắt đầu chuyển dịch cơ cấu cho vay, chú trọng hơn đến lĩnh vực vận tải kho bãi. Tuy nhiên, với tỉ trọng dư nợ là 5,32% tổng dư nợ vào năm 2012 thì nguồn vốn ngân hàng phân bổ cho vay ở lĩnh vực đầy tiềm năng phát triển này vẫn còn thấp. Do đó, trong thời gian tới, ngân hàng cần có những chính sách để phân bổ vốn vay một cách hợp lý hơn. Sáu tháng đầu năm 2013, tình hình có tiến triển trong dư nợ của ngành này, tuy không nhiều nhưng góp phần thay đổi tỷ trọng dư nợ của ngành ngày một cao, góp phần mở rộng tín dụng và tăng thu nhập cho ngân hàng.
Ngành nông, lâm, ngư nghiệp: tuy trong giai đoạn 2010 đến 2012, ngân hàng không cho vay thêm đối với ngành này nhưng nợ của những năm trước vẫn còn chưa thu hồi hết nên dư nợ vẫn còn. Năm 2010, dư nợ còn lại là 19.287 triệu đồng, chiếm 0,97% tổng dư nợ. Tuy nhiên nhờ công tác thu hồi nợ được thực hiện tốt và nông dân, ngư dân được mùa nên đã chủ động trả nợ cho ngân hàng nên dư nợ qua mỗi năm đều giảm và đến năm 2012, dư nợ giảm 31,04%, đưa dư nợ còn 8.039 triệu đồng và chiếm 0,31% trong tổng dư nợ. Do thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, nên 6 tháng đầu năn 2013, ngân hàng đã triển khai cấp tín dụng lại cho ngành này. Nhưng ngân hàng vẫn đắn đo cho các khoản vay thuộc ngành này, vì việc trả nợ phụ thuộc vào thời tiết, dịch bệnh, và được mùa hay không.
Các ngành khác: Năm 2010, dư nợ của các ngành khác như công nghiệp chế biến, sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước, khách sạn nhà hàng... chiểm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ, chiếm hơn 15% và là nhóm ngành có tỉ trọng cao thứ 3 trong các ngành. Đến năm 2011, dư nợ nhóm ngành này giảm 14.367 triệu đồng, tức là giảm tới 4,65% so với năm 2010. Sang năm 2012, dư nợ tiếp tục giảm 7,14% so với năm trước và dư nợ nhóm này chỉ còn chiếm khoảng 10% tổng dư nợ. Điều này cho thấy ngân hàng đang thu hẹp ngành nghề cho vay, chỉ tập trung cho vay ở một số ngành trọng tâm, việc này sẽ giúp ngân hàng dễ quản lý, giám sát, và nắm rõ được khách hàng của mình
52
nhất là trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, việc tập trung cho vay ở một số nhóm ngành chủ yếu cũng gây khó khăn trong việc tăng trưởng tín dụng vì thị trường bị thu hẹp. Hơn nữa cũng dễ gặp phải rủi ro khi nhóm ngành ngân hàng tập trung cho vay có những chuyển biến tiêu cực mang tính hệ thống.
4.2.4.3 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Nhìn chung dư nợ của các TCKT và dư nợ của cá nhân, hộ GĐ có nhiều biến động.
Bảng 4.12: Dư nợ theo thành phần kinh tế của Maritime Bank-Cần Thơ Từ năm 2010 đến năm 2012
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: phòng kế toán ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ
Năm 2010, dư nợ của cá nhân, hộ GĐ chiếm 55,04% tổng dư nợ, còn lại là dư nợ của các TCKT. Sang năm 2011, dư nợ của cả hai nhóm đều biến động, dư nợ cá nhân, hộ GĐ tăng mạnh (76.76%), trong khi dư nợ của các TCKT giảm 6,47 %. Điều này làm tăng sự chênh lệch trong tỉ trọng dư nợ của 2 nhóm. Theo như những gì đã phân tích ở phần doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì DSCV đối với khách hàng cá nhân và hộ GĐ lớn hơn rất nhiều so với DSCV của các TCKT nhưng vì DSTN cá nhân hộ GĐ nhỏ hơn DSCV, bên cạnh đó DSTN của TCKT lớn hơn DSCV vì thế dư nợ của cá nhân, hộ GĐ lớn hơn dư nợ của TCKT.
Năm 2012, dư nợ của 2 nhóm có sự biến động ngược chiều so với năm 2011, dư nợ của TCKT tăng hơn 20% trong khi đó dư nợ của cá nhân, hộ GĐ giảm hơn 14%. Nguyên nhân các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, hàng tồn kho tăng cao, BĐS đóng băng, vì thế không các doanh nghiệp, TCKT không có khả năng trả nợ cho ngân hàng khiến DSTN trong năm giảm dẫn đến dư nợ đối với TCKT tăng. Còn đối với dư nợ của cá nhân, hộ GĐ giảm là do trong năm công tác thu hồi nợ tốt, DSTN (5.536.127 triệu đồng) lớn hơn DSCV (5.311.212 triệu đồng) vì thế dư nợ giảm.
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) TCKT 1.093.033 1.022.319 1.228.817 (70.714) (6,47) 206.498 20.20 Cá nhân, hộ GĐ 893.022 1.578.475 1.353.560 685.453 76,76 (224.915) (14,25) Tổng Dư nợ 1.986.055 2.600.794 2.582.377 614.739 30,95 (18.417) (0,71)
53 44,96 60,69 52,42 55,04 39,31 47,58 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 TCKT Cá nhân, hộ GĐ
Nguồn: Phòng kinh doanh NHTM Hàng Hải-Cần Thơ
Hình 4.5: cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của Maritime Bank- Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012
Sáu tháng đầu năm 2013, nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, DSCV tăng nhanh, nhưng ngân hàng cũng hạn chế và cân nhắc đới với các khoản tín dụng mới, nhằm giảm thiểu rủi ro khi nền kinh mới “ốm dậy” và những rủi ro tiềm ẩn chờ bùng phát khi nền kinh tế có những xấu.