Cho vay là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Nhưng trong nền kinh tế còn nhiều khó khăn thì việc cung nguồn vốn ra thị trường sao cho vừa hiệu quả vừa đảm bảo an toàn là thách thức lớn đối với ngân hàng
35
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền Tỉ Số tiền Tỉ Số tiền Tỉ Chênh lệch (%) Chênh Lệch (%) trọng trọng trọng (%) (%) (%) Ngắn hạn 5.378.437 78,25 6.002.260 86,11 5.770.141 96,18 623.823 11,60 (232.119) (3,86) Trung, dài hạn 1.494.965 21,75 968.533 13,89 229.475 3,82 (526.432) (35,21) (739.058) (76,31) Tổng DSCV 6.873.402 100,00 6.970.793 100,00 5.999.616 100,00 97.391 1,42 (971.177) (13,93)
36
4.2.2.1 Doanh số cho vay theo thời hạn
Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, doanh số cho vay của chi nhánh có tăng có giảm. Trong đó, các khoản tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao hơn so với tổng doanh số cho vay của ngân hàng và lại có xu hướng tăng mạnh qua các năm, điều này cho thấy hoạt động tín dụng chủ yếu của ngân hàng là cho vay ngắn hạn. Điều này sẽ giúp ngân hàng kiểm soát nguồn vốn tốt hơn, thời gian thu hồi vốn nhanh, tránh được rủi ro lãi suất và rủi ro tỉ giá đặc biệt trong giai đoạn thị trường có nhiều biến động như hiện nay, tuy nhiên ngân hàng phải luôn tìm kiếm khách hàng để vốn không bị ứ đọng.
Năm 2011, DSCV ngắn hạn tăng 11,60% so với cùng kỳ năm trước, trong khi DSCV trung dài hạn giảm mạnh (35,21%). Nguyên nhân của sự tăng giảm đột biến này là do trong năm, ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn, do đó ngân hàng không thể cho vay trung dài hạn nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và vượt mức quy định của NHNN là chỉ có thể dùng tối đa 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Một nguyên nhân khác nữa là mặt bằng lãi suất năm 2011 biến động rất lớn theo chiều hướng tăng, nên nếu cho vay trung dài hạn, ngân hàng rất dễ gặp phải rủi ro lãi suất khi lãi suất huy động tăng nhưng lãi suất cho vay lại cố định theo hợp đồng tín dụng. Do đó, việc tăng cường cho vay ngắn hạn là điều dễ hiểu. Thêm vào đó, khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, và cho vay tiêu dùng nên vòng quay vốn lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh nên nhu cầu vay ngắn hạn cũng lớn hơn nhu cầu vay trung và dài hạn.
Sang năm 2012, DSCV giảm mạnh 13,93% so với cùng kỳ năm trước. DSCV ngắn hạn của năm 2012 tiếp tục tăng, còn DSCV trung dài hạn tiếp tục giảm. Xét về cơ cấu, DSCV ngắn hạn chiếm tới 96,18%, còn DSCV trung dài hạn chỉ chiếm 3,82% tổng DSCV. Kết quả trên là do năm 2012, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, tuy lạm phát đã được kiềm chế, lãi suất ổn định nhưng nợ xấu lại là vấn đề lớn cần giải quyết của ngành ngân hàng, đa số các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản vẫn đóng băng, các ngân hàng không dám cho vay vì sợ rủi ro không thu hồi được nợ nhưng nền kinh tế lại không thể không có vốn, ngân hàng không thể ngừng kinh doanh nên cho vay ngắn hạn, thu hồi trong năm dường như là lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng cơ cấu DSCV với hơn 96% là ngắn hạn không phải là một cơ cấu hợp lý cho sự phát triển bền vững vì hoạt động cho vay không ổn định, thường xuyên phải tìm kiếm khách hàng mới sẽ mất nhiều chi phí và công sức cho ngân hàng. Do đó, trong thời gian tới ngân hàng cần dịch chuyển cơ cấu cho vay sao cho hợp lý hơn, sao cho cân bằng giữa CV
37
ngắn hạn và CV trung và dài hạn, để ngân hàng phát triển và ổn định hơn trong thời kỳ nền kinh tế còn nhiều biến động.
Khi nến kinh tế 2013 có những chuyển biến mới, các doanh nghiệp dần hồi phục, thì cơ cấu này sẽ thay đổi theo một cách hợp lý góp phần cho sự bền vững của chi nhánh và toàn hệ thống. CV theo dự án có khả năng tăng, và các hồ sơ vay vốn dài hạn cũng được chi nhánh chú ý, nhưng chi nhánh vẩn còn đắn đo và khâu thẩm định các dự án đầu tư còn khắt khe, do ngân hàng còn dè chừng đối với các khoản vay này. Đây cũng là điều dễ hiểu trong thời buổi kinh tế khó khăn, khi nợ xấu còn là vấn đề cần giải giải quyết và ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết nợ xấu hiện nay.
4.2.2.2 Doanh số cho vay theo ngành
Doanh số cho vay theo ngành của Maritime Bank chi nhánh Cần Thơ được phân chia thành 5 nhóm: một là nông, lâm, ngư nghiệp; hai là xây dựng; ba là thương mại, dịch vụ và tiêu dùng; bốn là vận tải kho bãi; và nhóm năm là cho vay khác.
Nhìn chung, ngân hàng không cho vay đồng đều giữa các nhóm ngành, chỉ tập trung vào một số nhóm ngành cơ bản như xây dựng, thương mại, và cho vay tiêu dùng. Tăng trưởng cho vay cũng không giống nhau mà có sự tăng giảm ngược chiều.
38
Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền Tỉ Số tiền Tỉ Số tiền Tỉ Chênh lệch (%) Chênh Lệch (%) trọng trọng trọng (%) (%) (%) Thương mại, dịch vụ, tiêu dùng 5.312.519 77,29 6.429.799 92,24 5.399.654 90,00 1.117.280 21,03 (1.030.145) (16,02) Xây dựng 1.404.680 20,44 418.247 6,00 0 0,00 (986.433) (70,22) (418.247) (100,00)
Vận tải kho bãi 128.982 1,88 83.649 1,20 590.962 9,85 (45.333) (35,15) 507.313 606,48
Nông, lâm, ngư nghiệp 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00
Khác 27.221 0,40 39.098 0,56 9.000 0,15 (11.877) (43,63) (30.098) (76,98)
Tổng DSCV 6.873.402 100,00 6.970.793 100,00 5.999.616 100,00 97.391 1,42 (971.177) (13,93)
39
Thương mại, dịch vụ và tiêu dùng xem là nhóm ngành cho vay chủ yếu của ngân hàng. Năm 2010, DSCV của nhóm ngành này là 77,29% tổng DSCV. Năm 2011, DSCV tăng mạnh, tăng tới 21,49% so với năm 2010, đưa tỷ trọng của nhóm ngành này trong tổng số lên tới 92,24%. Tuy doanh số cho vay trong năm tăng không nhiều, chỉ tăng 1,42% so với năm 2010 nhưng ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay ở nhóm ngành này, lý do này gải thích vì sao doanh số cho vay nhóm ngành này tăng đột biến trong năm. Với đặc thù vòng quay vốn nhanh, có nhiều điều kiện để phát triển, không bị tác động quá nhiều bởi sự bất ổn của thị trường bất động sản, thị trường vàng và ngoại tệ. Thêm vào đó, tình hình kinh tế xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ tăng 17,1% so với năm 2010. Trong đó, tăng cao nhất là công nghiệp dân doanh ước thực hiện 18.815,08 tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ, kế đến là công nghiệp quốc doanh ước thực hiện 2.190,65 tỷ đồng, tăng 13%, xuất khẩu hàng hóa tăng 16,6%, dịch vụ thu ngoại tệ tăng 11,3% so với năm 2010(10). Sang năm 2012, tuy DSCV có giảm so với năm 2012, nhưng DSCV của nhóm ngành vẫn chiếm tỷ trong cao trong tổng DSCV. Nguyên nhân là do năm 2012, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sa thải nhân viên, thất nghiệp tăng cao, lại thêm giá xăng dầu và giá điện tăng làm người dân cũng hạn chế trong việc đi vay để mua sắm và tiêu dùng, do đó DSCV giảm mạnh.
Năm 2010, DSCV của ngành vận tải kho bãi và thông tin liên lạc là 128.982 triệu đồng, chỉ chiếm 1,88% trong tổng doanh số cho vay. Đến năm 2011, con số này giảm 35,15% so với năm 2010, và chỉ còn chiếm 1,2% tổng DSCV. Như đã phân tích bên trên do trong năm 2011, ngân hàng ưu tiên cho vay lĩnh vực thương mại, dịch vụ và cho vay tiêu dùng nên các ngành khác DSCV đều giảm mạnh. Nhưng sang năm 2012, chi nhánh lại đẩy mạnh việc cho vay ngành vận tải kho bãi, DSCV tăng 590.962 triệu đồng, tức là tăng tới hơn 600% so với năm trước. Nguyên nhân của sự tăng trưởng đột biến này là do trong năm, ngân hàng chỉ tập trung cho vay 2 nhóm ngành trong đó có nhóm ngành vận tải kho bãi. Nhận thấy được những cơ hội phát triển của nhóm ngành này khi cầu Cần Thơ, cảng Cái Cui đi vào hoạt động, lượt vận tải hàng hóa và con người ngày càng tăng, lĩnh vực thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông cũng ngày càng phát trển. Các nhà đầu tư cũng quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực này nên nhu cầu vay và cho vay cũng tăng cao.
Ngành xây dựng, DSCV giảm mạnh qua các năm. Năm 2011, DSCV giảm xuống còn 418.247 triệu đồng, tức là giảm 70,22% so với cùng kỳ năm
10
Cổng thông tin việc làm Cần Thơ (2012),
40
trước. Thậm chí sang năm 2012, chi nhánh không cho vay thêm đối với ngành xây dựng. Điều này cũng có thể lý giải được vì trong vài năm qua, thị trường nhà đất đang trong giai đoạn trầm lắng nhất. Riêng tại thành phố Cần Thơ, hàng loạt dự án bán lô nền, nhà ở khu đô thị mới, căn hộ chung cư cao tầng không có người mua, trở nên hiu quạnh, đình trệ khiến các chủ đầu tư đứng ngồi không yên. Các dự án mới buộc phải tạm gác vì không tìm được đầu ra, ác dự án chung cư dành cho người thu nhập thấp ở khu dân cư Phú An, khu dân cư Mỹ Hưng thuộc khu Nam Cần Thơ dù đã có kế hoạch triển khai khá lâu, nhưng đến nay vẫn chưa đi vào xây dựng. Trước tình hình khó khăn đó, để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình, ngân hàng giảm dần việc cho vay đối với ngành xây dựng, đỉnh điểm là năm 2012, hoàn toàn không cho vay vì thị trường bất động sản không có dấu hiệu nào cho thấy sự hồi phục. Hơn nữa, nhu cầu vay của ngành xây dựng chủ yếu là vay dài hạn, điều này như đã phân tích sẽ gây rất nhiều rủi ro cho ngân hàng trong tình hình bất ổn này.
Sang năm 2013 tuy nền kinh tế có nhiều khởi sắc nhưng cơ cấu cho vay theo ngành vẫn chưa có chuyển biến mới vì ngân hàng còn dè dặt cho vay trong lĩnh vực xây dựng, để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình. Vì mục tiêu của chi nhánh và toàn hệ thống là hướng đến giá trị bền vững.
Nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp ngân hàng hầu như không cho vay trong giai đoạn 2010 đến 2012. Điều này có vẻ không hợp lý vì Cần Thơ và các tỉnh lân cận là vùng kinh tế nông nghiệp và được biết hệ thống Maritime Bank trên toàn quốc có cho vay ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân ta thấy, khách hàng mục tiêu của chi nhánh Cần Thơ không phải thuộc nhóm ngành nông nghiệp, tuy nhiên những năm trước ngân hàng có cho nông dân vay nhưng do thiên tai mất mùa, nông dân không trả được nợ làm cho nợ xấu ngân hàng tăng mà chủ yếu là dư nợ cho vay ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Do đó, trong những năm sau, ngân hàng không cho vay thêm nông, lâm, ngư nghiêp để đảm bảo an toàn.
Đối với những nhóm ngành khác như: khách sạn nhà hàng, giáo dục và đào tạo, văn háo thể thao, sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước… DSCV không đáng kể và có xu hướng giảm, thậm chí không cho vay vào năm 2012.
4.2.2.3 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Maritime Bank – Cần Thơ gồm cho vay các tổ chức kinh tế (TCKT) và cho vay cá nhân, hộ gia đình (hộ GĐ). Nhìn chung, DSCV không đồng bộ giữa hai nhóm.
Đi vào phân tích cụ thể từng nhóm theo từng năm ta thấy những năm qua, ngân hàng cũng chú trọng cho vay đối với các doanh nghiệp, chênh lệch giữa DSCV của các TCKT và cá nhân, hộ gia đình là không lớn. Nhưng đến
41
năm 2011, DSCV đối với các TCKT giảm mạnh (30,61%) so với cùng kỳ năm trước và chỉ còn chiếm 27,26% tổng DSCV trong năm. Trong khi đó, DSCV đối với khách hàng cá nhân, hộ GĐ tăng 22,64%, chiếm 72,73% tổng DSCV trong kỳ. Nguyên nhân là do hiện nay ngân hàng nhận thấy cho vay đối với khách hàng cá nhân dễ hơn, mặt bằng lãi suất cao hơn và rủi ro cũng thấp hơn cho vay doanh nghiệp, giúp ngân hàng tăng dư nợ, tăng lãi và mở rộng thị trường, mà không quá phụ thuộc và căng thẳng trong việc đi đòi nợ các doanh nghiệp- con nợ vốn đang bị giảm dần độ tín nhiệm trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn cả trong sản xuất - kinh doanh, cũng như trong thanh khoản.
Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010-2012
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) TCKT 2.739.391 1.900.782 688.404 (838.609) (30,61) (1.212.378) (63,78) Cá nhân, hộ GĐ 4.134.011 5.070.011 5.311.212 936.000 22,64 (241.201) 4,76 Tổng DSCV 6.873.402 6.970.793 5.999.616 97.391 1,42 (971.177) (13,93)
Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ
Sang năm 2012, xu thế tăng cho vay tiêu dùng, giảm cho vay sản xuất kinh doanh vẫn tiếp tục. Cụ thể, DSCV các TCKT tiếp tục giảm 63,78%,
DSCV cá nhân, hộ gia đình tiếp tục tăng là 4,76% đạt con số 5.311.212 triệu đồng, chiếm 88,53% tổng DSCV. Kết quả trên là do trong năm, ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, sửa chữa nhà cửa. mua sắm phương tiện đi lại đối với khách hàng cá nhân, các hộ gia đình và các hộ kinh doanh nhỏ lẻ bằng cách đưa ra hàng loạt các gói sản phẩm như: cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên, cho vay tiểu thương, cho vay mua nhà, nền nhà, cho vay xây, sửa chữa, nâng cấp nhà, cho vay mua sắm phương tiện đi lại, cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo…Chính vì vậy DSCV tiếp tục tăng đối với khách hàng cá nhân, và giảm đối với các TCKT. Tuy nhiên, cơ cấu cho vay quá nghiêng về cho vay tiêu dùng không phải là cơ cấu cho sự phát triển bền vững, do đó để hài hòa các lợi ích và mục tiêu tín dụng trong bối cảnh hiện nay, cần ưu tiên cho vay hợp lý vào sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu, như ngân hàng nên xem xét về hồ sơ vay vốn khả quan, và các dự án đầu tư tốt để có quyết định cho vay ... nhằm thứ nhất là không bỏ qua khách hàng tốt, thứ hai là mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, thứ ba là giảm chênh lệch giữa DSCV
42
của các TCKT và cá nhân, hộ gia đình. Đồng thời, tăng cường thông tin nhằm tránh lạm dụng cho vay tiêu dùng cá nhân cả từ phía ngân hàng, cũng như từ phía người vay để tránh nợ xấu...
60,15 72,73 88,53 39,85 27,27 11,47 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 T CKT Cá nhân, hộ
Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng Maritime Bank-Cần Thơ
Hình 4.3: Cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Maritime Bank chi nhánh Cần Thơ từ năm 2011-2012