Cũng như các ngành nghề kinh doanh khác, để cho hoạt động kinh doanh được diễn ra thường xuyên và liên tục thì cần phải có tư liệu sản xuất. Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ trong đó tiền là nguyên liệu chính trong việc tạo ra sản phẩm ngân hàng. Hoạt động tìm kiếm tư liệu sản xuất của ngân hàng là hoạt động huy động vốn. Do đó, tình hình hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào tình hình huy động vốn của chính ngân hàng đó.
Là một chi nhánh trực thuộc hệ thống ngân hàng TMCP Maritime Bank, hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của Maritime Bank – Cần Thơ có liên hệ trực tiếp với ngân hàng hội sở. Trong quá trình kinh doanh, nếu nguồn vốn huy động được của chi nhánh lớn hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ được điều chuyển về hội sở để hỗ trợ cho những chi nhánh khác đang trong tình trạng thiếu vốn. Ngược lại, nếu chi nhánh Maritime Bank Cần Thơ thiếu vốn để cho vay thì cũng nhận được sự hỗ trợ vốn từ hội sở để quá trình hoạt động được liên tục. Trong thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Maritime Bank-Cần Thơ đã hoàn thành rất tốt công tác huy động vốn. Đạt được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng, những chiến lược kinh doanh phù hợp, những gói sản phẩm tiện ích, thỏa mãn nhu cầu khách hàng cùng những chính sách, những chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng.
26
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Maritime Bank – Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011, và 2012
Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng TMCP Maritime Bank chi nhánh Cần Thơ
chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền tỷ Số tiền tỷ Số tiền tỷ Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) trọng trọng trọng (%) (%) (%) Vốn huy động 2.246.536 86,78 2.582.956 90,28 2.673.821 100,00 336.420 14,98 90.865 3,52 Vốn điều chuyển 342.375 13,22 278.015 9,72 - - (64.360) (18,80) - - Tổng nguồn vốn 2.588.911 100 2.860.971 100 2.673.821 100 272.060 10,51 (187.150) (6,54) ĐVT: triệu đồng
27
Vốn huy động
Qua bảng số liệu ta thấy mặc dù trong những năm vừa qua tình hình kinh tế có nhiều biến động, song công tác huy động vốn của Maritime Bank – Cần Thơ vẫn hoàn thành ngoài mong đợi. Nguồn vốn huy động dồi dào và tăng qua các năm, nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2010, VHĐ chiếm 86,78% trong tổng nguồn vốn. Năm 2011 VHĐ tăng 14,98% đạt mức 2.582.956 triệu đồng, chiếm tỷ trọng hơn 90% trong tồng nguồn vốn. Tuy có sự cạnh tranh quyết liệt về lãi suất giữa các ngân hàng của địa bàn cộng thêm việc người dân đầu cơ vàng, nhưng nhìn chung nguồn VHĐ của chi nhánh vẫn được duy trì và tăng ngoài mong đợi. Sang năm 2012, bằng việc tích cực tìm kiếm nguồn vốn mới, thâm nhập sâu hơn vào thị trường, đồng thời triển khai chiến lược phân khúc thị trường…cùng nhiều ưu đãi và các chính sách chăm sóc khách hàng khác, VHĐ của Maritime Bank – Cần Thơ tăng 3,52% so với năm 2011, vượt chỉ tiêu hoạt động nên phần vốn huy động được điều chuyển về hội sở (4.809 triệu, tương đương 0,18%) để phân phối lại cho các ngân chi nhánh khác cần vốn. Việc gia tăng vốn huy động làm tăng tiềm lực và uy tín của ngân hàng, song việc cân đối giữa huy động và sử dụng vốn là vô cùng quan trọng vì nếu ngân hàng chỉ huy động mà không cho vay sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa và lãng phí nguồn vốn, vừa tốn chi phí bảo quản, vừa tốn chi phí trả lãi tiền vay làm giảm sút lợi nhuận của chi nhánh.
86,78 90,28 100,00 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 năm Vốn điều chuyển Vốn huy động
Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Hàng Hải - Cần Thơ
Hình 4.1: Tỷ trọng nguồn vốn của Maritime Bank Cần Thơ từ năm 2010-2012 Vốn điều chuyển
Không như những chi nhánh ngân hàng khác, nguồn vốn huy động của Maritime Bank-Cần Thơ luôn chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn. Vì thế vốn điều chuyển từ hội sở rất ít và đang có khuynh hướng chuyển nguồn vốn về hội sở.
Maritime Bank- Cần Thơ nằm ở vùng có nền kinh tế năng động, phát triển, dân cư đông đúc, cán bộ tín dụng nhiệt tình, am hiểu về địa bàn và khách
28
hàng, có điều kiện thuận lợi trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ công chúng. Do đó vốn huy động được chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2010, Maritime Bank – Cần Thơ nhận điều chuyển 342.375 triệu đồng từ hội sở, chiếm hơn 13% nguồn vốn của chi nhánh. Nguồn vốn điều chuyển này góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn ở chi nhánh. Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, cũng như vấn đề khát vốn trên thị trường thì nguồn vốn điều chuyển này có vai trò rất lớn trong việc duy trì hoạt động tín dụng của các chi nhánh. Năm 2011, nguồn vốn huy động tăng trưởng khá cao, với mức tăng tăng trưởng 14,98% so với năm 2011, để phục vụ hoạt động tín dụng của chi nhánh, năm 2011 chi nhánh nhận thêm 278.015 triệu đồng vốn điều chuyển từ hội sở, tuy nhiên vốn điều chuyển mà chi nhánh nhận giảm hơn 18%. Đây cũng là bằng chứng cho thấy chi nhánh luôn cố gắng tăng nguồn VHĐ và giảm nhanh tỷ lệ nhận vốn điều chuyển từ hội sở. Sang năm 2012, vốn huy động tăng trưởng không nhiều nhưng nguồn vốn huy động này vượt chỉ tiêu đã đề ra. Vì thế năm 2012, Maritime Cần Thờ không cần nhờ đến vốn điều chuyển từ hội sở và ngược lại chi nhánh đã điều chuyển về hội sở 0,18% tương đương 4.809 triệu đồng, con số này không lớn nhưng đây là thành quả đáng tự hào cho Maritime-Cần Thơ, trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay, việc thay đổi cơ cấu nguồn vốn như thế là rất tốt, mở đầu cho bước tiến mới trong hoạt động của ngân hàng, không còn phụ thuộc vào hội sở, và có thể chủ động nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Sáu tháng đầu năm 2013, mặc dù nển kinh tế vẫn đang khó khăn nhưng với những nỗ lực của toàn thể cán bộ, bằng kinh nghiệm trong nhiều năm kinh doanh và uy tín của mình, đặc biệt là chiến lược phân khúc thị trường và phân loại khách hàng nên chi nhánh cũng gặt hái nhiều thành công trong việc huy động vốn. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng vì ngân hàng đã dần biết tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để cho vay, đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng.
4.1.2 Tình hình huy động vốn
Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng. Thông qua hoạt động huy động vốn, ngân hàng có được nguồn vốn chi phí thấp để duy trì hoạt động kinh doanh và cung cấp vốn cho nền kinh tế. Phân tích tình hình huy động vốn giúp ngân hàng hiểu rõ về cơ cấu và nguồn gốc của dòng tiền trong ngân hàng, từ đó hoạch định kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả và an toàn. Tìm hiểu về tình hình huy động vốn cũng giúp ngân hàng nắm bắt thông tin, tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về kinh tế xã hội tại địa phương, kịp thời đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
29
Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của ngân hàng Maritime Bank chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền Tỉ Số tiền Tỉ Số tiền Tỉ Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) trọng trọng trọng (%) (%) (%)
1.Tiền gửi của TCKT 1.276.860 56,84 1.300.987 50,37 1.267.098 47,39 24.127 1,89 (33.889) (2,60)
2.Tiền gửi của dân cư 909.564 40,49 1.250.980 48,43 1.306.709 48,87 341.416 37,54 55.729 4,26
- Không kỳ hạn 30.030 1,34 25.678 0,99 36.049 1,35 (4.352) (14,49) 10.371 40,39 - Có kỳ hạn 879.534 39,15 1.225.302 47,44 1.270.660 47,52 345.768 39,31 45.358 3,70 + Dưới 12 tháng 750.458 33,40 1.078.060 41,74 1.080.870 40,42 327.602 43,65 2.810 0,26 + Từ 12 trở lên 129.076 5,75 147.242 5,70 189.790 7,10 18.166 14,07 42.548 28,9 3.Phát hành giấy tờ có giá 60.112 2,67 30.989 1,20 100.014 3,74 (29.123) (48,45) 69.025 222,74 - Dưới 12 tháng 60.112 2,67 30.989 1,20 100.014 3,74 (29.123) (48,45) 69.025 222,74 - Từ 12 tháng trở lên 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tổng vốn huy động 2.246.536 2.582.956 2.673.821 336.420 14,98 90.865 3,52
30
Qua bảng số liệu trên, ta thấy nguồn vốn huy động của Maritime Bank– Cần Thơ thu được từ ba nguồn là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư và tiền thu từ phát hành giấy tờ có giá. Trong đó, tiền gửi của các TCKT và dân cư luôn chiếm hơn 97% tổng vốn huy động và là nguồn vốn quan trọng nhất.
Đi vào phân tích ta thấy, tiền gửi của các TCKT và dân cư tăng liên tục qua các năm, riêng khoản tiền gửi của TCKT giảm nhẹ (2,60%) trong năm 2012, nguyên nhân là do nền kinh tế 2012 còn gặp nhiều khó khăn khi các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản chững lại, thị trường chứng khoán sụt giảm, giá cổ phiếu trên thị trường OTC xuống quá thấp, hàng loạt nhà đầu tư thua lỗ, thụt vốn. Bởi vậy tiền của các nhà đầu tư gửi tại ngân hàng thương mại cũng sụt giảm theo... Khoản tiền gửi của người dân đều tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng khá cao trong nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2011, khi mà nhu cầu về vốn ngày càng cao, thì cuộc đua lãi suất diễn ra quyết liệt liệt giữa các ngân hàng dưới mọi hình thức, đa số các ngân hàng đều huy động vốn với lãi suất vượt trần (theo quy định NHNN thì trần lãi suất là 14%/năm). Năm 2011,khoản tiền gửi này tăng 37,54% so với năm 2010, nguyên nhân là trong năm ngân hàng triển khai nhiều chiếm lược thu hút khách hàng: các mức lãi suất linh hoạt, chương trình tích lũy điểm thưởng, chương trình bốc thăm trúng thưởng ... điều quan trọng người dân biết đến và luôn tin tưởng vào uy tín của Maritime Bank- Cần Thơ.
Năm 2012, nhằm kiềm chế sự bất ổn của thị trường tiền tệ, tránh việc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng, tạo điều kiện cho các tầng lớp dân cư vay vốn với lãi suất thấp hơn, NHNN đã 6 lần hạ trần lãi suất huy động, đưa lãi suất từ 14% xuống còn 8% vào cuối năm 2012 đồng thời siết chặt việc thanh tra kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp đẩy lãi suất vượt trần. Nhưng nhìn chung thì huy động vốn trong dân cư của chi nhánh vẫn tăng, khoảng 4,26%, đạt 1.306.709 triệu. Đạt được những kết quả trên một phần là do thị trường có những chuyển biến tích cực, lạm phát được kiềm chế, thị trường vàng và bất động sản kém hấp dẫn nên người dân cũng chuyển sang kênh ngân hàng nhiều hơn, một phần khác là nhờ sự cố gắng trong công tác huy động vốn, nhờ sự đa dạng các gói tiền gửi, các chương trình khuyến mãi, các chính sách chăm sóc khách hàng của chi nhánh.
Nhìn chung cơ cấu vốn huy động của Maritime Bank theo thời hạn gồm có 3 loại kỳ hạn: không kỳ hạn, có kỳ hạn trên 12 tháng và có kỳ hạn dưới 12 tháng. Nguồn vồn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngân hạn dưới 12 tháng, nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn cũng gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc cho vay vì nguồn vốn không ổn định, không thể cho vay
31
trung dài hạn nhiều, lại phải trích lập dự trữ thanh khoản cao dẫn đến giảm sút lợi nhuận, bên cạnh những khó khăn đối với nguồn huy động vốn ngắn hạn hạn thì cũng có một ưu điềm là chi phí lãi thấp, nguồn tiền gửi dồi dào do ngân hàng có nhiều khách hàng, nguyên nhân là do thị trường nhiều biến động, lạm phát tăng cao, giá xăng, dầu, điện nước và một số mặt hảng chủ yếu trong cuộc sống thường ngày cũng tăng vì thế gửi tiền ngắn hạn là ưu thế lựa chọn của khách hàng, và bên cạnh đó thì nguồn tiền gửi ngắn hạn đảm bảo thanh khoản cho hoạt động kinh doanh của các TCKT. Đối với việc phát hành giấy tờ có giá, ngân hàng cũng chỉ ưu tiên phát hành loại GTCG ngắn hạn và số lượng cũng còn hạn chế.
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MARITIME BANK CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012 CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012
4.2.1 Khái quát về tình hình tín dụng tại Maritime Bank- Cần Thơ
Như đã biết, nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong toàn bộ tài sản có của ngân hàng. Đây là hoạt động đóng góp nhiều nhất vào thu nhập của ngân hàng. Trong những năm vừa qua, được sự hỗ trợ tích cực từ hội sở và các cấp chính quyền, ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ đã xây dựng cho mình những chiến lược tín dụng phù hợp giúp thu hút ngày càng đông lượng khách hàng vay vốn. Tuy còn gặp không ít khó khăn nhưng cơ bản vẫn gặt hái được một số thành công nhất định.
Bảng 4.3: Tình hình hoạt động tín dụng của Maritime Bank- Cần Thơ từ năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Chênh lệch (%) Chênh lệch (%)
Doanh số cho vay 6.873.402 6.970.793 5.999.616 97.391 1,42 (971.177) (13,93) Doanh số thu nợ 6.842.736 6.356.054 6.018.033 (486.682) (7,11) (338.021) (5,32) Dư nợ 1.986.055 2.600.794 2.582.377 614.739 30,95 (117.417) (0,71)
Nợ xấu 791 1.505 3.109 714 90,27 1.604 106,58
(Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ )
Doanh số cho vay
Từ bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay của chi nhánh qua 3 năm có nhiều biến động. Năm 2010, doanh số cho vay đạt 6.873.402 triệu đồng. Năm 2011, DSCV tăng trưởng thấp (1,42%) so với năm 2010 . Điều này không có
32
gì là bất ngờ khi DSCV của năm trước đó đã khá cao. Một số lý do khiến doanh số cho vay của Maritime Bank tăng trưởng thấp là: thứ nhất, là lãi suất cho vay còn cao (khoảng 15%), đây là rào cản lớn với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải rất cân nhắc quyết định vay vốn ngân hàng để sản suất, kinh doanh. Khi vay với lãi suất cao như vậy, thì hiệu quả đầu tư, kinh doanh mang lại cũng sẽ thấp hoặc không hiệu quả. Thứ hai, là nền kinh tế vẫn còn khó khăn, khiến các doanh nghiệp không dám vay vốn, thứ ba là ngân hàng vẫn còn dè chừng cung nguồn vốn ra bên ngoài. Năm 2012, thị trường tài chính trong nước gặp nhiều khó khăn, vấn đề nợ xấu còn chưa được giải quyết, các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn (ví dụ như công ty An Khang – khu công nghiệp Trà Nóc) do hàng tồn kho tăng cao cho nên mặc dù huy động được khá nhiều nhưng chi nhánh Cần Thơ vẫn dè chừng trong việc cho vay và hạn chế các khoản tín dụng mới, doanh số cho vay giảm 13,93%. Tuy nhiên điều này cũng là hợp lý để đảm bảo an toàn cho ngân hàng trước những diễn biến phức tạp của thị trường.
Bước sang năm 2013, tình hình kinh tế vẫn diễn biến phức tạp, doanh số cho vay vẫn chưa tăng nguyên nhân do doanh nghiệp vẫn chưa có nhiều phương án phát triển sản xuất, kinh doanh khả thi để có thể vay vốn ngân hàng. Nhưng theo dự báo tình hình vốn vay sẽ được cải thiện do lãi suất cho vay tại các ngân hàng đều đã giảm (trung bình các món vay ở mức 11-13%). Đồng thời đây cũng là thời gian doanh nghiệp đề xuất được các dự án vay vốn khả thi hơn.
Doanh số thu nợ
Trong nền kinh tế còn nhiều khó khăn và biến động, thì doanh số thu nợ của ngân hàng cũng có nhiều biến động và việc thu hồi nợ cũng gặp nhiều khó khăn. Năm 2010, doanh số thu nợ khá cao, 6.842.736 triệu đồng, điều này cho thấy trong năm 2010, chi nhánh thu được khá nhiều nợ đã cho vay từ những năm trước. Năm 2011, DSTN giảm 7,11%. Có thể thấy, mặc dù kinh tế Cần