Bảng 14.16: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Maritime Bank chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010-2012
Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ
4.2.6.1 Dư nợ/Vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định kết quả đầu tư của vốn huy động và quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy việc sử dụng vốn của ngân hàng chưa có hiệu quả.
Qua bảng số liệu bên trên ta thấy, chỉ tiêu về dư nợ/ vốn huy động của chi nhánh khá cao. Năm 2010, với 100 đồng vốn huy động, ngân hàng cho vay 88,41 đồng. Đến năm 2011, tỉ lệ này tăng cao với 100 đồng vốn huy động thì ngân hàng đã cho vay 100,69 đồng, chi nhánh phải nhờ đến vốn điều chuyển từ hội sở, điều này cũng chứng tỏ công tác huy động vốn chưa thật sự tốt, khi mà vốn luôn là nhu cầu cần cần thiết hiện nay. Vì vậy, chi nhánh phải nỗ lực
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
1. nguồn vốn Triệu đồng 2.588.911 2.860.971 2.673.821
2. DS cho vay Triệu đồng 6.873.402 6.970.793 5.999.616
3. DS thu nợ Triệu đồng 6.842.736 6.356.054 6.018.033
4. Dư nợ Triệu đồng 1.986.055 2.600.794 2.582.377
5. Dư nợ bình quân Triệu đồng 1.970.722 2.293.425 2.591.586
6. Nợ xấu Triệu đồng 791 1.505 3.109 6.3 nợ nhóm 5 Triệu đồng 150 479 2.020 7. VHĐ Triệu đồng 2.246.536 2.582.956 2.673.821 8. Dư nợ/VHĐ % 88,41 100,69 96,58 9. Dư nợ/ tổng nguồn vốn % 76,71 90,91 96,58 10. Hệ số thu nợ (3)/(2) % 99,55 91,18 100,31 11. Vòng quay vốn TD (3)/(5) Vòng 3,47 2,77 2,32 12. Tỷ lệ nợ xấu (6)/(4) % 0,04 0,06 0,12 13. Hệ số khả năng mất vốn (6.3)/(5) % 0,01 0,02 0,08
60
và cố gắng hơn trong việc huy động vốn, nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Sang năm 2012, tỉ lệ này giảm nhẹ nhưng vẫn cao. Trong năm, nếu ngân hàng huy động được 100 đồng, thì chỉ cho vay 96,58
đồng. Điều này cho thấy ngân hàng đang sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn huy động được, nhưng ngân hàng cần cân nhắc để tránh rủi ro thanh khoản có thể xảy ra, trong năm ngân hàng cũng đã cố gắng trong công tác huy động vốn, bằng chứng là trong năm, chi nhánh không còn nhận vốn điều chuyển từ hội sở, mà ngược lại chi nhánh còn chuyển vốn về hội sờ, để giúp các chi nhánh khác trong hệ thống. Mặc dù nền kinh tế đang còn gặp nhiều khó khăn, nhưng ngân hàng đã tận dụng được nguồn vốn dồi dào của mình để cho vay thì vừa đạt lợi nhuận cao hơn, vừa giúp các tầng lớp dân cư có vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, trong thời gian tới ngân hàng cần tích cực mở rộng quy mô tín dụng để sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn vốn huy động được.
4.2.6.2 Dư nợ/Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tập chung vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và hiệu quả. Chỉ tiêu này tương đối cao và tăng qua các năm. Năm 2010 là 76,71%, năm 2011 chỉ tiêu này tăng là 90,91%, năm 2012 chỉ tiêu này tiếp tục tăng đạt 96,58%. Điều này cho thấy mức đô tập chung vốn của ngân hàng khá cao. Đây là con số khá cao cho thấy phần lớn nguồn vốncủa ngân hàng được đầu tư vào hoạt động tín dụng. Vì đây là Ngân hàng hoạt động lâu năm trên dịa bàn, nên cũng phần nào được nhiều người biết đến, và qua các năm hoạt động cũng tạo được niềm tin cho khách hàng địa bàn nên nhu cầu vay vốn trong dân cư là rất lớn. Trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, ngân hàng cần đưa ra các hình thức huy động vốn đa dạng hơn, cho vay đúng đối tượng, kiểm tra giám sát chặt chẽ khách hàng vay để hạn chế rủi ro có thể xảy ra và nợ xấu tăng cao.
4.2.6.2 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ là thương số giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay, phản ánh kết quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số thu nợ cho biết số tiền ngân hàng thu về trong kỳ được bao nhiêu từ 100 đồng doanh số cho vay.
Nhìn chung trong những năm qua, hệ số thu nợ tăng giảm không đều nhưng vẫn là con số rất lớn. Năm 2010 hệ số thu nợ là 99,55%. Năm 2011 hệ số thu nợ giảm chỉ còn 91,18%, hệ số thu nợ trong năm giảm vì nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp kinh doanh không có lời và thập chí còn thua lỗ và phá sản vì thế công tác thu hồi của chi nhánh gặp nhiều khó
61
khăn, tuy hệ số thu hồi nợ giảm nhưng vẫn duy trì ở mức cao (91,18%). Năm 2012, hệ số thu nợ là 100,31%, tức là doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay là do trong năm ngân hàng có thu hồi nợ của những năm trước, tăng cường công tác thu hồi nợ và giảm cho vay, để tránh nợ xấu tăng cao trong tình hình kinh doanh khó như hiện nay. Hệ số thu nợ của ngân hàng lớn là do ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, thu hồi trong năm nên doanh số thu nợ gần bằng doanh số cho vay. Điều này cũng cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt từ khâu lựa chọn khách hàng đến cho vay và thu hồi nợ. Tuy nhiên nếu hệ số thu nợ quá lớn thì tăng trưởng tín dụng sẽ thấp. Đây cũng là vấn đề ngân hàng nên xem xét lại.
4.2.6.3 Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.
Giai đoạn 2010-2012, vòng quay vốn tín dụng của Maritime Bank – Cần Thơ có xu hướng giảm qua mỗi năm. Năm 2010, vòng quay vốn là 3,47 vòng/năm. Tức là trong vòng 1 năm, đồng vốn đã luân chuyển được hơn 3 lần. Năm 2011, vòng quay vốn tín dụng giảm, chỉ còn 2,77 vòng/năm cho thấy tăng trưởng về dư nợ bình quân lớn hơn rất nhiều so với doanh số thu nợ. Sang năm 2012, vòng quay tiếp tục giảm, chỉ còn 2,32 vòng/năm. Điều này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn không nhanh, trong một năm vốn luân chuyển hơn 2 lần, điều này cũng cho thấy dư nợ mỗi năm tăng cao, mặc dù công tác thu nợ cũng được chú trọng. Đây cũng là hợp lý khi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, lĩnh vực kinh doanh không thuận lợi, nên các doanh nghiệp khó có thể trả được nợ cho ngân hàng.
4.2.6.4 Tỷ lệ nợ xấu
Nhìn chung, giai đoạn 2010 đến 2012, tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh, nhưng tỷ lệ tương đối thấp và vẫn an toàn. Không vượt quá 0,13% Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng khá an toàn. Đi vào phân tích chi tiết ta thấy, năm 2010 nợ xấu là 791 triệu đồng, chiếm 0,04% tổng dư nợ. Sang năm 2011, tỉ lệ nợ xấu tiếp tục tăng và đạt 1.505 triệu đồng chiếm 0,06% trong tổng dư nợ. Năm 2012, nợ xấu tiếp tục tăng, đưa tỉ lệ nợ xấu lên con số 0,12%, tăng hơn 106% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nợ xấu thuộc 5 chiếm hơn 64% trong tổng nợ xấu. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng đang bị giảm sút, nhiều khoản cho vay có khả năng không thu hồi được. Trong thời gian tới ngân hàng cần có những chính sách và biện pháp cụ thể để thu hồi các khoản nợ xấu này và hạn chế việc gia tăng thêm nợ xấu mới.
62
Vì tỉ lệ nợ xấu tăng cao ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và lợi nhận của ngân hàng.
4.2.6.5 Hệ số khả năng mất vốn
Hệ số khả năng mất vốn cho ta biết cứ 100 đồng dư nợ cho vay thì sẽ có bao nhiêu đồng nợ có nguy cơ không thu hồi được. Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2010, hệ số khả năng mất vốn của ngân hàng bằng 0,01% vì trong năm nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu. Sang năm 2011, hệ số này tăng nhẹ 0,02%. Điều này cho thấy ngân hàng quản lý tốt việc cho vay và thu nợ. Nợ xấu có phát sinh nhưng nợ có khả năng mất vốn là không đáng kể. Tuy nhiên, đến năm 2012, hệ số khả năng mất vốn tăng mạnh lên con số 0,08%, tức là cứ 100 đồng dư nợ thì có 0,08 đồng có khả năng không thu hồi được. Nguyên nhân là do trong năm, nợ xấu tăng nhiều, nhất là dư nợ thuộc nhóm 5, nên hệ số này cũng tăng theo. Hệ số khả năng mất vốn tuy tăng mạnh nhưng tỷ lệ vẫn ở mứa thấp. Hệ số khả năng mất vốn lớn sẽ gây nhiều rủi ro và chi phí cho ngân hàng trong việc trích lập dự phòng và công tác thu nợ, cũng như ành hưởng đến uy tín của ngân hàng. Do đó, trong thời gian tới ngân hàng cần có những biện pháp đưa hệ số này xuống mức thấp nhất có thể.
63
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
HÀNG HẢI CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP
Trong giai đoạn 2010 – 2012, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực cao, ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ cũng đạt được một số kết quả khả quan. Công tác huy động vốn thực hiện khá tốt, vốn huy động không ngừng tăng trưởng qua các năm, vừa đáp ứng được nhu cầu cho vay của chi nhánh, vừa cung cấp một nguồn vốn về cho hội sở. Thêm vào đó, ngân hàng luôn chủ động tuân thủ quy trình tín dụng từ khâu xét duyệt thẩm định khách hàng cho đến khâu giải ngân, giám sát. Do đó, chất lượng tín dụng của chi nhánh khá tốt, tỉ lệ nợ xấu luôn dưới 3%. Những thành công trên là bước đệm quan trọng để ngân hàng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên cũng không thể chủ quan vì hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng còn một số yếu kém cần khắc phục:
+ Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn nên rất khó để cho vay trung dài hạn. Nguyên nhân là do những năm qua, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhất là ngành ngân hàng, khi mà nợ xấu tăng cao, một số ngân hàng mất khả năng thanh khoản (ví dụ như ngân hàng ACB khủng hoảng sau sự việc bầu Kiên bị bắt). Mặt khác do biến động của thị trường lãi suất, vàng, ngoại tệ nên khách hàng cũng thận trọng hơn bằng việc gửi tiền các kỳ hạn ngắn để đảm bảo an toàn.
+ Hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua chưa thực sự phát triển, doanh số cho vay và dư nợ liên tục giảm. Nguyên nhân do kinh tế có nhiều biến động, còn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp không có lời, thị trường bất động sản đóng băng..., vì thế ngân hàng cũng hạn chế cho vay nhằm hạn chế rủi ro và giảm tỷ lệ nợ xấu.
+ Doanh số cho vay và dư nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao trong tổng số. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn nên việc cho vay trung dài hạn cũng bị hạn chế.
+Việc cho vay còn tập trung vào một số ngành nghề và sự tập trung cũng thay đổi qua các năm do biến động của thị trường và do hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng chưa đi vào ổn định do những biến động của thị trường.
+ Tỉ lệ nợ xấu tuy thấp nhưng đang có xu hướng tăng, đặc biệt là trong năm 2012. Dư nợ nhóm 5 chiếm tỉ trọng tương đối cao trong tổng nợ xấu. Nguyên nhân là do khó khăn chung của thị trường nên nợ xấu tăng nhanh.
64
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
5.2.1 Đối với hoạt động huy động vốn
Trong những năm qua, công tác huy động vốn thực hiện khá tốt, nguồn vốn huy động dồi dào và không ngừng tăng trưởng. Tuy nhiên, tiền gửi trung dài hạn còn thấp. Do đó để đảm bảo cân bằng nguồn vốn, trong thời gian tới ngân hàng cần thực hiện những biện pháp sau để thu hút vốn trung dài hạn và tiền gửi thanh toán từ khách hàng:
+ Ngân hàng cần chủ động duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng lớn, khách hàng thường xuyên bằng cách tặng quà vào dịp sinh nhật và các dịp lễ tết khác, ưu đãi lãi suất khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, tạo được sự tin tưởng nhất định từ khách hàng từ đó tìm cơ hội tư vấn, cung cấp thông tin về các gói tiền gửi trung dài hạn có lãi suất cao để hấp dẫn khách hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cần thường xuyên mở các buổi tiếp xúc khách hàng, vừa để tạo mối quan hệ thân thiết giữa ngân hàng và khách hàng, vừa nắm bắt được tình hình tài chính cũng như lắng nghe những nhu cầu của khách hàng.
+ Ngoài ra, chi nhánh cần phải duy trì được những khách hàng cũ, thu hút những khách hàng mới và khuyến khích họ gắn bó với NH lâu dài bằng cách thực hiện các chương trình khuyến mãi, tặng quà, có chính sách tăng lãi suất, tặng phiếu ưu đãi, quay số trúng thưởng cho các khách hàng có số tiền gửi mỗi lần trên mức quy định đối với các khách hàng lâu năm hoặc có số dư tài khoản tăng cao...
+ Điều chỉnh lãi suất huy động vốn, vì lãi suất là một trong những công cụ rất quan trọng trong việc huy động vốn, trong từng giai đoạn khác nhau, Maritime Bank – Cần Thơ cần có những chính sách điều chỉnh lãi suất huy động cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội với nhiều biến động. Vì thế chi nhánh phải điều chỉnh lãi suất sao cho vừa thu hút được được khách hàng, vừa tạo lợi nhuận cho ngân hàng và đảm bảo lãi suất theo quy định của Nhà nước.
+ Khảo sát ý kiến người dân, thông qua hình thức gửi phiếu khảo sát trắc nghiệm về thu nhập, nhu cầu dịch vụ cũng như phục vụ và các gói sản phẩm, để từ đó có thể đưa ra các dịch vụ, các gói sản phẩm phù hợp với thu nhập của khách hàng cũng như cách phục vụ để thu hút khách hàng
+ Tăng cường tuyên truyền, quảng cáo các gói sản phẩm và các chương trình khuyến mãi trên các băng rôn treo ở những nơi giao thông tập trung đông đúc để thu hút sự chú ý của người dân, tận dụng các mạng xã hội để quảng bá hình ảnh của ngân hàng.
65
+ Tạo động lực cho nhân viên tín dụng bằng cách khen thưởng và biểu dương những nhân viên hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn trung dài hạn.
5.2.2 Đối với hoạt động tín dụng
Mở rộng quy mô tín dụng
Hoạt động tín dụng của Maritime Bank – Cần Thơ thời gian qua chưa thực sự phát triển, với những thuận lợi về nguồn vốn huy động và vị trí địa lý, ngân hàng cần mở rộng hơn nữa việc cho vay để đem lại lợi nhuận cao hơn cho mình bằng các biện pháp sau:
Chi nhánh có 3 PGD phân bố rộng khắp Cần Thơ. Do đó, để tăng quy mô tín dụng ngân hàng có thể tăng chỉ tiêu cho vay ở các PGD đặc biệt là cho vay trung và dài hạn, đồng thời để hỗ trợ cho công tác cấp tín dụng ở các PGD được thuận tiện và nhanh chóng, ngân hàng nên giao thêm quyền lực phê duyệt các hồ sơ tín dụng có giá trị nhỏ cho PGD.
Ngoài ra, từ năm 2010 khi cầu Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động,