4.2.3.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn
Hoạt động tín dụng của ngân hàng có phát triển hay không không chỉ thể hiện ở DSCV mà còn thể hiện ở việc ngân hàng có thu hồi được số nợ đã phát vay đúng thời hạn hay không. Việc quản lý tốt công tác thu hồi vốn là yêu cầu hàng đầu hiện nay của ngân hàng. Nó phản ánh được mức độ an toàn trong việc sử dụng vốn của ngân hàng, tạo được uy tín và niềm tin nơi khách hàng. Để hiểu rõ hơn về tình hình thu nợ của ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ, ta phân tích bảng số liệu dưới đây:
Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo thời hạn của ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010-2013
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Phòng Kinh doanh ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền Tỉ Số tiền Tỉ Số tiền Tỉ Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) trọng trọng trọng (%) (%) (%) Ngắn hạn 5.477.199 80,04 5.720.033 89,99 5.711.099 94,90 242.834 4,43 (8.934) (0,16) Trung, dài hạn 1.365.537 19,96 636.021 10,01 306.934 5,10 (729.516) (53,42) (329.087) (51,74) Tổng DSTN 6.842.736 100,00 6.356.054 100,00 6.018.033 100,00 (486.682) (7,11) (338.021) (5,32)
43
Nhìn chung, doanh số thu nợ của ngân hàng qua các năm giữa DSTN ngắn hạn và trung dài hạn có sự biến động ngược chiều. Năm 2010, DSTN ngắn hạn chiếm 80,04%, còn lại là DSTN trung dài hạn. Năm 2011, DSTN ngắn hạn tăng 4,43%, trong khi DSTN trung dài hạn giảm 53,42%, kéo giảm tỉ trọng xuống còn 10,01% trong tổng DSTN. Đều này là dễ hiểu vì như số liệu về doanh số cho vay thì trong năm ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, thu hồi nợ trong năm, hơn nữa nguyên nhân DSTN ngắn hạn tăng mạnh là do ngân hàng chủ yếu cung ứng vốn ngắn hạn cho các khách hàng để bổ sung thiếu hụt vốn lưu động tạm thời, món vay khá nhỏ nên công tác thu hồi vốn khá thuận lợi. Còn DSTN trung dài hạn giảm là do năm 2011 DSCV trung dài hạn giảm tới 35,21% so với năm 2010, nguyền nhân là do trong năm bất động sản đóng băng, nhiều công trình xây dựng phải tạm hoãn, các khu dân cư xây xong nhưng không có đầu ra ... vì thế để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình ngân hàng chủ trương giảm cho vay đối với nhóm ngành xây dựng, đầu tư bất động sản mà các khoản vay này thuộc nhóm trung và dài hạn, đồng thời trong năm các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hàng tồn kho tăng cao, bất động sản đóng băng vì thế các doanh nghiệp khó có khả năng trả nợ cho ngân hàng vì thế DSTN trung dài hạn trong năm giảm.
Năm 2012, tiếp tục xu hướng của năm trước, tổng DSTN giảm 5,32%, điều này chứng tỏ tuy DSTN giảm nhưng không có nghĩa là công tác thu nợ có vấn đề mà hoàn toàn là do DSCV giảm quá nhiều (13,93%) dẫn đến DSTN cũng giảm theo. Trong đó, DSTN ngắn hạn giảm 0,16%, nhưng vẫn chiến tỷ trọng khá cao trong cơ cấu DSTN, chiếm tới 94,90% trong tổng DSTN của năm. Trong khi DSTN trung dài hạn tiếp tục giảm mạnh, trong năm chỉ thu được 306.934 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,10%. Nguyên nhân cũng không có sự khác biệt nhiều, do trong năm ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, trung dài hạn chỉ cho vay cầm chừng, chủ yếu chú trọng việc thu hồi vốn. Cũng phải nhận thấy rằng, công tác thu nợ ngắn hạn của ngân hàng luôn tốt hơn công tác thu nợ trung dài hạn. Một phần là do cho vay ngắn hạn ít rủi ro hơn trung dài hạn, một phần là do các ngành nghề có nhu cầu vay ngắn hạn như vay tiêu dùng, sửa chữa xe, thương nghiệp trong những năm gần đây có sự phát triển nên người dân có điều kiện trả nợ đúng hạn, còn cho vay trung dài hạn của ngân hàng chủ yếu là các ngành xây dựng, vận tải, thời gian thu hồi vốn chậm lại làm ăn thua lỗ nên khó trả nợ cho ngân hàng.
Mặc dù kinh tế 2013 có nhiều khởi sắc. Nhưng DSTN dài hạn không có tiến triển trong 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân do các dự án dài hạn như nhà đất, công trình xây dựng... vẫn chưa khởi sắc lại: bất động sản vẫn đóng băng, các công trình dân cư không có đầu ra hoặc bỏ dở chưa khởi công
44
lại...nên vì thế các chủ đầu tư không có tiển trả ngân hàng, vì vậy thu hổi nợ trung và dài hạn không có tiến triển.
4.2.3.2 Doanh số thu nợ theo ngành
Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo ngành của ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010-2012
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền Tỉ Số tiền Tỉ Số tiền Tỉ Chênh (%) Chênh (%) trọng trọng trọng lệch lệch (%) (%) (%) TM, DV, tiêu dùng 5.684.191 83,07 5.529.951 87,00 5.499.019 91,38 (154.240) (2,71) (30.932) (0,56) Xây dựng 591.018 8,64 574.010 9,03 0 0,00 (17.008) (2,88) (574.010) (100,00) Vận tải kho bãi 524.123 7,66 190.999 3,00 485.331 8,06 (333.124) (63,56) 294.332 154,10 Nông, lâm, ngư nghiệp 0 0,00 7.629 0,12 3.619 0,06 7.629 - (4.010) (52,56) Khác 43.404 0,63 53.465 0,84 30.064 0,50 10.061 23,18 (23.401) (43,77) Tổng DSTN 6.842.736 100,00 6.356.054 100,00 6.018.033 100,00 (486.682) (7,11) (338.021) (5,32)
Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng TMCP Hàng Hải Cần Thơ
Đối với nhóm ngành thương mại, dịch vụ và cho vay tiêu dùng nhìn chung có sự giảm nhẹ qua các năm về DSTN. Năm 2010, DSTN nhóm ngành này chiếm 80,07% tổng DSTN. Sang năm 2011, DSTN giảm 2,71% so với năm 2010. Có thể thấy rằng nhóm ngành này là nhóm ngành cho vay chủ yếu của ngân hàng, mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn nên DSTN thường rất lớn, hầu như gần bằng với DSCV trong năm. Sang năm 2012, DSTN tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2011,nhưng vẫn chiếm tỷ trong cao (91,38%) trong tổng DSTN. Nguyên nhân, đứng trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, chi nhánh cũng hạn chế cho vay, nên DSCV trong năm giảm mạnh, vì thế DSTN giảm nhưng vẫn đạt DSTN cao (5.499.019 triệu đồng), được kết quả như thế là do nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng trong công tác thu nợ, cũng như sự cẩn thận trong công tác thẩm định hồ sơ vay vốn, lựa chọn được những khách hàng tốt nên công tác thu nợ diễn ra thuận lợi.
Nhóm ngành xây dựng: nhìn chung DSTN giảm qua các năm. Năm 2011, DSTN giảm 16,93% so với năm 2010. Nguyên nhân là trong năm bất động sản, nhà đất, xây dựng có nhiều khó khăn, nhận thấy được những rủi ro cho ngân hàng vì thị trương bất động sản không có dấu hiệu phục hồi, ban giám
45
đốc triển khai kế hoạch thu hồi triệt để đối với dư nợ thuộc nhóm ngành này, trong năm ngân hàng ưu tiên thu nợ ngành xây dựng càng nhiều càng tốt. Nhưng đến năm 2012, ngân hàng không cho vay thêm đối với nhóm ngành này, và năm nay cũng là năm đỉnh điểm của sự đóng băng bất động sản, các công ty, chủ đầu tư đều điêu đứng, không còn cách nào trả nợ ngân hàng, nên trong năm ngân hàng không thu nợ được đồng nào.
Nhóm ngành vận tải kho bãi: tình hình thu nợ cũng đạt được một số kết quả khả quan. Năm 2011, DSTN giảm 63,56%. Nguyên nhân là do trong năm, cả về DSCV, DSTN của nhóm ngành này đều thấp, chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số. Tuy nhiên, trong năm 2012, nhìn thấy được những cơ hội phát triển cũng như nhu cầu vốn của nhóm ngành này nên ngân hàng đẩy mạnh cho vay. DSCV tăng hơn 7 lần nhưng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, thu hồi nhanh nên DSTN trong năm cũng tăng đột biến (154,10%). Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng và cho thấy ngân hàng có thể tiếp tục cho vay thêm trong lĩnh vực này.
Nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp: như đã phân tích ở phần DSCV, giai đoạn tử 2010 đến 2012, ngân hàng không cho vay thêm đối với nhóm ngành này nhưng do năm trước đó có cho vay và chưa thu hồi được nợ nên trong những năm sau tiếp tục thu hồi. Nhờ có những biện pháp phù hợp, sự nhiệt tình của các cán bộ tín dụng cộng thêm việc nông dân được mùa nên việc thu hồi khá thuận lợi. Năm 2011 thu được 7.629 triệu, sang năm 2012 thu được 3.619 triệu đồng.
Các nhóm ngành khác có tỉ trọng không lớn trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Năm 2011, ngân hàng thu nợ số tiền cho vay những năm trước ở nhóm này khá lớn, đạt 53.465 triệu đồng, chiếm 0,84 % trong tổng DSTN Nhưng trong năm 2012, ngân hàng giảm cho vay ở nhóm ngành này, nên thu nợ trong năm có phần giảm.
4.2.3.3 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Theo như những số liệu đã phân tích ở phần DSCV ta thấy, ngân hàng chủ yếu cho vay đối với cá nhân, hộ GĐ (DSCV đối với cá nhân và hộ gia đình qua các năm là: năm 2010: 4.134.011, chiếm tỷ trọng 60,15% trong tổng DSCV; năm 2011: 5.070.011 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 72,73% trong tổng DSCV; năm 2012: 5.311.212 triệu đồng, chiếm 88,53% trong tổng DSCV) và tỉ trọng cho vay đối với thành phần này cũng tăng qua các năm. Do đó, theo lẽ tự nhiên, DSTN của nhóm này cũng chiếm tỉ trọng cao và tăng qua các năm. Năm 2011, DSTN nhóm này tăng 6,82% so với năm 2010, chiếm 68,98% tổng DSTN. Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến này một phần là do trong năm, DSCV đối với thành phần kinh tế này tăng 22,64% mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn, thời gian thu hồi ngắn nên DSTN tăng là lẽ đương nhiên, một phần
46
nữa là do trong năm 2011, thành phần kinh tế cá thể có những kết quả khả quan. Thu nhập bình quân đầu người của thành phố là 48,9 triệu đồng, tương đương 2.350 USD, tăng 332 USD so với năm 2010. Lao động thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên ở thành phố Cần Thơ năm 2011 là 12.104 người, giảm 1,31% so với năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp chung là 2,13 %, giảm 1,31 % so với năm 2010(11). Chính vì sự phát triển trên cộng với sự cố gắng trong công tác thu nợ của cán bộ tín dụng mà DSTN của thành phần kinh tế cá nhân, hộ GĐ có sự tăng trưởng vượt bậc.
Bảng 4.9: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010-2012
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ
Nhìn chung DSTN đối với cá nhân, hộ gia đình đều tăng qua các năm, và chiếm tỷ trọng lớn trong DSTN. Năm 2012, DSTN đối với cá nhân, hộ GĐ tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng cao hơn năm trước năm trước, tăng 26,26% tương đương tăng 1.151.569 triệu đồng, thu nợ nhóm này đạt 5.536.127 triệu đồng chiếm 91,99% trong tổng DSTN, chứng tỏ trong năm, ngân hàng chủ yếu thu nợ được ở nhóm này. Khi so sánh với DSCV, ta thấy tỉ lệ tăng của DSTN cao hơn DSCV đối với nhóm khách hàng này, điều này cho thấy công tác thu nợ đối với nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình là rất tốt, từ đó có thể thấy rằng, nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình ít bị tác động bởi nền kinh tế trong vần đề trả nợ cho ngân hàng, nguyên nhân là do cho vay chủ yếu là ngắn hạn, khoản tiền vay không nhiều, vay đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng, nên khách hàng muốn giữ uy tín để lần sau có thể vay một cách dễ dàng.
Ngược lại với sự gia tăng trong DSTN của cá nhân, hộ gia đình thì DSTN đối với các TCKT lại giảm sút qua các năm. Năm 2011, DSTN của các TCKT giảm 27,99% so với năm 2010 và chỉ chiếm 31,02% tổng DSTN nhưng
11
Hoàng Thế Thỏa, 2013. <http://baodientu.chinhphu.vn/Kinh-te/Thi-truong-ngoai- te-giai-doan-20112013-Thuoc-dang-da-gia-tat/181577.vgp> Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) (%) (%) (%) TCKT 2.737.998 40,01 1.971.496 31,02 481.906 8,01 (766.502) (27,99) (1.489.590) (75,56) Cá nhân, hộ GĐ 4.104.738 59,99 4.384.558 68,98 5.536.127 91,99 279.820 6,82 1.151.569 26,26 Tổng DSTN 6.842.736 100,00 6.356.054 100,00 6.018.033 100,00 (486.682) (7,11) (338.021) (5,32)
47
không phải vì sự giảm sút đó mà ta cho rằng các TCKT không có khả năng trả nợ cho ngân hàng hay hoạt động thu nợ gặp vấn đề. Có thể thấy rằng, trong năm 2010 DSTN là 1.971.496 triệu đồng, trong khi DSCV chỉ là 1.000.782 triệu đồng, nhỏ hơn rất nhiều so với DSTN, điều này sẽ làm kéo giảm dư nợ xuống cũng như kéo giảm các khoản phải thu trong năm 2011. Hơn nữa trong năm 2011, DSCV đối với các TCKT cũng giảm hơn một nửa so với năm 2010, do đó, DSTN giảm sút là điều dễ hiểu. Sang năm 2012, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, hàng tồn kho tăng cao, kinh doanh không có lợi nhuận thậm chí còn thua lỗ,Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/12/2012 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,1% so với cùng thời điểm năm trước(12). Do đó, công tác thu nợ gặp rất nhiều khó khăn, thu nợ trong năm giảm 75,56%.
Bước sang năm 2013, khi nền kinh tế có sự khởi sắc thì công tác thu nợ đối với TCKT cũng có chuyển biến, tuy không nhiều nhưng có thể thấy nền kinh tế đang phục hồi.