Phân tích cho vay hộ Nông dân theo doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện bình tân –vĩnh long (Trang 44 - 50)

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN CỦA NHNo &

4.2.2 Phân tích cho vay hộ Nông dân theo doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này thể hiện quy mô hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Và với đặc điểm kinh doanh của NH là đi vay để cho vay, song song với công tác huy động vốn thì hoạt động cho vay luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi đây là nguồn thu chủ yếu đem lại lợi nhuận cho NH.

Thực hiện chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước về phát triển Nông nghiệp và đổi mới bộ mặt nông thôn, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Bình Tân đã triển khai thực hiện có kết quả công tác cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, cá nhân…đã kịp thời đáp ứng nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh. Doanh số cho vay hộ Nông dân của NH chủ yếu là cho vay ngắn hạn và được biểu hiện như sau:

4.2.2.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Bảng 4.3 cho thấy trong tổng doanh số cho vay hộ Nông dân là 262.818 triệu đồng thì cho vay ngắn hạn chiếm đến 239.627 triệu đồng, chiếm 91,18% năm 2010. Tỷ trọng này tiếp tục tăng đến 93,06%, 93,83%, 95,48%, 96,04% trọng các năm 2011, 2012, 6 tháng đầu năm 2012, 2013. Trong khi đó, cho vay trung dài hạn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, và còn có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2010 cho vay trung, dài hạn chiếm 8,82% doanh số cho vay, đến 6 tháng năm 2013 thì tỷ trọng cho vay trung dài hạn giảm còn 3,96%.

Doanh số cho vay Nông hộ cũng thay đổi tích cực qua các năm, tổng doanh số cho vay Nông hộ đều tăng. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay đạt 346.543 triệu đồng tăng 83.725 triệu đồng với tỷ lệ tăng 31,86% so với năm 2010. Sự tăng này chủ yếu là sự gia tăng của cho vay ngắn hạn, với cho vay ngắn tăng 34,59% với số tiền tăng tuyệt đối là 82.880 triệu đồng. Nguyên nhân là do nông hộ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, hoạt động mang tính chất thời vụ, vì vậy mà các khoảng cho vay của nông hộ thường có thời hạn bằng với vụ mùa của bà con. Trong khi đó, cho vay trung dài hạn cũng có sự gia tăng, nhưng tăng với tốc độ

35

khiêm tốn 3,64% so với 2010 tương ứng tăng 845 triệu đồng. Tăng chủ yếu là do người dân có nhu cầu mua máy nông nghiệp, thực hiện đưa công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào nông nghiệp, mua sắm máy móc vào trong sản xuất, vì vậy mà bà con thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngoài việc mua máy nông nghiệp, bà con còn đầu tư sửa chữa nhà ở…

Đến năm 2012, doanh số cho vay nông hộ cũng tiếp tục tăng 42.107 triệu đồng tương ứng với mức tăng 12,15% so với năm 2011. Tuy trong tình hình kinh tế đang khó khăn, nhưng tốc độ cho vay của NH không sụt giảm mà còn có sự tăng nhẹ, do bà con cần vốn cho nhu cầu tăng vụ. Nhất là phải nói đến những bà con trồng khoai lang ở huyện, trong năm 2012 giá khoai luôn ở mức cao, bà con thu hoạch có nhiều lợi nhuận vì vậy mà nhu cầu vốn cho vụ mới được tăng lên. Tuy nhiên tăng chủ yếu cũng chỉ là cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn có sự sụt giảm nhẹ với tỷ lệ giảm 0,29%, nguyên nhân trong năm 2012 kinh tế diễn biến phức tạp, việc cho vay dài hạn tăng đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro cho NH, vì vậy mà sự giảm này là rất phù hợp.

Doanh số cho vay của NH 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng lên so với cùng kỳ năm 2012, doanh số cho vay tăng 2.075 triệu đồng tương ứng với 1%. Tuy có tăng nhưng tốc độ tăng chậm. Nguyên nhân là do chỉ có sự tăng 3.156 triệu đồng, tương ứng tăng 1,6% của cho vay ngắn trong khi cho vay trung dài hạn tiếp tục giảm, giảm 1.084 triệu đồng tương ứng giảm 11,56% ,việc hạn chế cho vay trung dài hạn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, giảm thiểu nợ xấu.

Bảng 4.3 Doanh số cho vay hộ Nông dân theo thời hạn tại NHNo&PTNT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Chênh lệch Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6

th đầu năm 2012 6th đầu năm 2013 2011 – 2010 2012 - 2011 6 th 2013 – 6th 2012 Chỉ tiêu Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % Ngắn hạn 239.627 91,18 322.507 93,06 364.683 93,83 197.987 95,48 201.146 96,04 82.880 34,59 42.176 13,08 3.159 1,6 Trung và dài hạn 23.191 8,82 24.036 6,94 23.967 6,17 9.377 4,52 8.293 3,96 845 3,64 (69) (0,29) (1.084) (11,56) Tổng 262.818 100 346.543 100 388.650 100 207.364 100 209.439 100 83.725 31,86 42.107 12,15 2.075 1

37

Trong hoạt động cho vay hộ Nông dân nhầm phục vụ nhiều đối tượng khác nhau, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho trồng trọt, cho chăn nuôi, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho nông nghiệp… Vì vậy để hiểu rõ về hoạt động này ta sẽ tìm hiểu các khoản mục mà NH đã cho vay Nông hộ theo từng đối tượng cụ thể.

4.2.2.2 Doanh số cho vay hộ Nông dân theo đối tượng

Thực tế cho thấy cho vay Nông hộ đã đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt của bà con huyện Bình Tân.

Nhìn chung cho vay hộ nông dân của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Bình Tân đa dạng bao gồm nhiều đối tượng, trong đó cho vay làm kinh tế tổng hợp và nuôi trồng chiếm tỷ trọng cao.

Doanh số cho vay Nông hộ để trồng trọt của NH không ngừng gia tăng qua các năm. Cụ thể cho vay trồng trọt năm 2011 đạt 37.839 triệu đồng, tăng 11.469 triệu đồng tương ứng với mức tăng 43,49% so với năm 2010. Sang năm 2012 doanh số cho vay đạt 48.772 triệu đồng, tăng 10.993 triệu đồng với mức tăng tương đối là 28,89% so với năm 2011. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay để đáp ứng nhu cầu trồng trọt cũng tăng so với cùng kỳ năm 2012 với mức tăng 17,45%. Kinh tế huyện chủ yếu là nông nghiệp với nhiều loại cây như: lúa nước; ngô; đậu; khoai; hoa màu…vì vậy đây là một đối tượng mà NH cần chú trọng, bởi tiềm năng cầu vốn của đối tượng này còn chưa được khai thác.

Bên cạnh trồng trọt, thì chăn nuôi cũng đóng góp vai trò không nhỏ của kinh tế huyện nhà. Hiện nay, người dân đang chuyển từ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ phân tán để xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung, trang trại nhằm đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi. Vì vậy nhu cầu vốn cho đối tượng này cũng ngày một tăng cao. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2011 đạt 14.365 triệu đồng, năm 2012 là 18.690 triệu đồng tăng 31,11% so với năm 2011. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, cho vay chăn nuôi cũng khả quan hơn so với cùng kỳ năm 2012 tăng 2,49%. Người dân chủ yếu là chăn nuôi lợn, gà, vịt, dê, bò…tuy tình hình dịch bệnh chuyển biến phức tạp, nhưng người dân chủ động tiêm phòng dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại, nên trong những năm qua chăn nuôi của huyện cũng đạt kết quả khả quan. Ngày càng có nhiều dự án chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế, nhu cầu vốn để đầu tư tăng cao vì vậy cho vay đối tượng này cũng không ngừng tăng lên.

Bảng 4.4 Doanh số cho vay hộ Nông dân theo đối tượng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Bình Tân, Vĩnh Long giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Chênh lệch Năm 2011-2010 2012 -2011 6th 2013 – 6th 2012 Chỉ tiêu 2010 (triệu đồng) 2011 (triệu đồng) 2012 (triệu đồng) 6th 2012 (triệu đồng) 6th 2013 (triệu đồng) (triệu dồng) Tỷ lệ % (triệu dồng) Tỷ lệ % (triệu dồng) Tỷ lệ % Trồng trọt 26.370 37.839 48.772 2.137 2.510 11.469 43,49 10.933 28,89 373 17,45 Chăn nuôi 9.157 14.365 18.690 2.598 2.655 5.208 56,87 4.325 30,11 57 2,19 Kinh tế tổng hợp 177.787 230.954 242.258 186.254 188.183 53.167 29,9 11.304 4,89 1.929 1,04 Mua máy nông nghiệp 14.846 15.227 13.171 4.693 4.597 381 2,57 (2.056) (13,5) (96) (2,05) Cầm cố sổ TK 27.184 40.512 56.129 8.091 7.840 13.328 49,03 15.617 38,55 (251) (3,1) Sửa chữa nhà ở 7.474 7.646 9.630 3.591 3.654 172 2,3 1.984 25,95 63 1,75

39

Làm kinh tế tổng hợp là một trong những phương thức sản xuất có hiệu quả của hầu hết bà con. Có nhiều hộ vươn lên làm giàu nhờ kết hợp nhiều phương thức sản xuất như mô hình VAC (Vườn- Ao- Chuồng), VACR (Vườn- Ao- Chuồng-Ruộng) do có nhiều phương án sản xuất khả thi nên cho vay đối tượng này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số cho vay Nông hộ.

Năm 2010 doanh số đạt đến 177.787 triệu đồng, sang năm 2011 con số này đạt đến 230.954 triệu đồng tăng 53.176 triệu đồng tương ứng 29,9% so với năm 2011. Năm 2012 doanh số này tiếp tục tăng với mức tăng 4,89%. Tuy doanh số cho vay tăng nhưng tốc độ tăng có sự giảm sút nguyên nhân là do kinh tế đang trong thời kỳ khó khăn, các mô hình kinh tế tổng hợp cũng có phần hạn chế, nên người dân chưa dám mạnh dạng đầu tư mở rộng. Vì vậy bước sang 6 tháng đầu năm 2013, con số này cũng chỉ tăng 1,04% so với cùng kỳ năm 2012.

Cho vay mua máy nông nghiệp cũng có sự biến động mạnh qua các năm. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay mua máy nông nghiệp đạt 15.227 triệu đồng, tăng 381 triệu đồng tương ứng tăng 2,57%. Thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp nên nhu cầu vốn để mua máy móc nông nghiệp của bà con đã tăng lên. Chính nhờ thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp đã giúp cho bà con giảm chi phí, công sức lao động, cũng như tăng lợi nhuận trong sản xuất. Đến năm 2012 thì cho vay đối tượng này giảm xuống 13,15% so với năm 2011, và giảm 2,05% ở nửa đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước. Do nhu cầu mau máy móc thiết bị nông nghiệp đã ổn định, người dân ý thức được việc sử dụng và bảo quản máy móc lâu dài hơn. Bên cạnh đó, máy móc nông nghiệp thường có thời gian sử dụng lâu năm, nên những Nông hộ đã vay vốn để mua máy móc thiết bị sẽ không có nhu cầu vay trong thời gian gần, do đó mà doanh số cho vay mua máy nông nghiệp giảm qua các năm.

Cầm cố sổ tiết kiệm là một hình thức cho vay mà tài sản đảm bảo là sổ tiết kiệm của người dân. Những khách hàng có mở tài khoản TGTK tại NH hay những NH khác nhưng chưa đến ngày đáo hạn mà có nhu cầu vốn để sản xuất, kinh doanh, thay vì tiền trước hạn sẽ được hưởng lãi suất không kỳ hạn, NH sẽ cho vay những khách hàng này. Chính vì điều này mà giúp cho khách hàng có sự lựa chọn tối ưu nhất. Doanh số cho vay bằng hình thức cầm cố ngày một phổ biến với tốc độ tăng năm 2011 tăng 49,03% so với năm 2010, và tăng 38,55% năm 2012 so với năm 2011. Tuy nhiên con số này ở 6 tháng đầu năm 2013 có giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2012.

Kinh tế huyện cũng ngày một phát triển, đời sống dân cư ngày một cải thiện. Nhu cầu vay vốn để sửa chữa nhà ở là một nhu cấu thiết thực, bởi lẽ có “an cư” thì người dân mới “lạc nghiệp”. Chính vì vậy mà doanh số cho vay không ngừng tăng qua các năm.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện bình tân –vĩnh long (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)