GIỚI THIỆU VỀ NHNo&PTNN CHI NHÁNH HUYỆN BÌNH TÂN, VĨNH

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện bình tân –vĩnh long (Trang 30 - 34)

VĨNH LONG

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được thành lập trên cơ sở chia tách từ NHNo&PTNN chi nhánh huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long và chính thức đi vào hoạt động độc lập từ ngày 01/07/2008. Là chi nhánh cấp 3 trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNN tỉnh Vĩnh Long. Ngân hàng có 2 phịng giao dịch là Tân Lược và Mỹ Thuận trực thuộc chi nhánh.

Về căn bản mạng lưới chi nhánh của NH đã phủ toàn huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện giao dịch với NH mà không tốn nhiều thời gian và chi phí. NHNo&PTNN chi nhánh huyện Bình Tân hoạt động độc lập, có con dấu riêng, bảng cân đối tài khoản, có cơ cấu tổ chức hoạt động và NH đã chứng tỏ được vai trị trung gian tài chính của mình đối với đời sống kinh tế địa bàn huyện. Hàng năm nguồn vốn của ngân hàng đã đóng góp khơng nhỏ trong việc sản xuất, kinh doanh của người dân đặc biệt là hộ sản xuất nông nghiệp. Tuy mới thành lập chưa lâu nhưng NH đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của huyện, vì vậy mà những năm qua NHNo&PTNN chi nhánh huyện Bình Tân đã tạo được sự uy tín và niềm tin đối với khách hàng.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức

Nguồn: Phịng Tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Bình Tân

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

3.2.3.1 Ban giám đốc

Gồm có 03 người: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc

- Giám đốc: Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban Giám đốc và lãnh đạo các bộ phận trực thuộc. Đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cho các cán bộ trong ngân hàng.

- Phó Giám đốc: Gồm 2 chức danh là Phó Giám đốc tín dụng và Phó Giám đốc Kế tốn – Ngân quỹ có nhiệm vụ hỗ trợ, tham mưu cho Giám đốc về các quyết định quan trọng của NH, được ủy quyền của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định của mình. Phó Giám đốc có thể thay

GIÁM ĐỐC

Kiểm tra viên

Phó GĐ Kế tốn- Ngân quỹ Phó GĐ Tín dụng Phịng GD Tân Lược Phịng GD Mỹ Thuận Phịng Tín dụng Phịng hành chính- Bảo vệ Phịng Kế tốn- Ngân quỹ

mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng và phải báo cáo cho Giám đốc về việc mình đã thực hiện.

3.2.3.2 Các phòng nghiệp vụ

Kiểm tra viên:

Thực hiện chức năng kiểm tra giám sát các phòng ban trong việc thực hiện các quy định của NHNN, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ tín dụng trong NH, thanh tốn ngoại hối…

Phịng Tín dụng

Nghiên cứu xây dựng chiến lược tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi theo từng khách hàng nhằm mở rộng đầu tư tín dụng theo hướng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn với tín dụng xuất khẩu, lưu thơng và tiêu dùng;

Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao;

Thẩm định và đề xuất các dự án tín dụng theo phân cấp và thẩm quyền; Xây dựng và thực hiện mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá sơ kết, đề xuất Giám đốc cho nhân rộng;

Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ xấu, tìm ngun nhân và đề ra hướng khắc phục.

Phịng Kế tốn- Ngân quỹ

Phịng này chiếm vị trí trung tâm của NH, làm nhiệm vụ kế toán thanh toán và theo dõi từng tài khoản phát sinh trong từng hoạt động hành ngày; kiểm tra chặc chẽ hoạt động của nguồn vốn. Bên cạnh đó, phịng Kế tốn – Ngân quỹ cịn có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt, bảo quản tiền, thu, chi đúng chế độ, bảo quản an toàn kho quỹ.

Phịng Hành chính - Bảo vệ

Có chức năng phân phối tiền lương, bảo vệ tài sản của NH và khách hàng.

3.2.3.3 Qui trình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Bình Tân

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng trực tiếp đến gặp cán bộ tín dụng quản lý địa bàn, cán bộ tín dụng xem xét giải quyết cho khách hàng được vay tín chấp hay thế chấp. Cán bộ tín dụng quản lý địa bàn có nhiệm vụ đối chiếu danh mục hồ sơ theo quy định, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của từng hồ sơ rồi trình lên trưởng phịng tín dụng.

(1) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(8)

(7) (2)

(5) (4)

(6) (3)

Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Bình Tân

Hình 3.2 Quy trình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Bình Tân Bước 2: Trưởng phịng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ vay vốn và dự án cho vay, xem xét lại tài sản thẩm định và ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) rồi trình lên cấp trên.

Bước 3: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc xem xét lại hồ sơ vay vốn và thẩm định lại báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do trưởng phịng tín dụng trình lên rồi quyết định cho vay hay khơng cho vay.

Nếu khơng cho vay thì báo có cho khách hàng biết bằng văn bản.

Nếu cho vay thì yêu cầu cán bộ tín dụng và khách hàng cùng lập hợp đồng tín dụng.

Bước 4: Sau khi hồn thành cơng việc lập và ký hợp đồng tín dụng, hồ sơ về khoản vay được Giám đốc hoặc Phó Giám đốc ký duyệt và chuyển lại cho bộ phận tín dụng.

Bước 5: Bộ phận tín dụng chuyển hồ sơ vay vốn của khách hàng cho bộ phận kế toán.

Bước 6: Bộ phận kế tốn kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn của khách hàng rồi tiến hành lập phiếu chi, hạch toán kế toán rồi chuyển sang cho bộ phận kho quỹ.

Bước 7: Nhận được phiếu chi do bộ phận Kế toán chuyển sang tiến hành giải ngân cho khách hàng.

KHÁCH HÀNG

THỦ QUỸ

KẾ TOÁN BAN GIÁM ĐỐC

TRƯỞNG PHỊNG TÍN DỤNG CÁN BỘ TÍN

Bước 8: Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng để xác định khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay khơng. Nếu sai mục đích thì nhắc nhở hoặc thu lại tiền vay của khách hàng mặc dù chưa tới hạn trả như hợp đồng tín dụng đã thỏa thuận trước đó.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện bình tân –vĩnh long (Trang 30 - 34)