THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện bình tân –vĩnh long (Trang 38)

3.5.1 Thuận lợi

NHNo&PTNT chi nhánh huyện Bình Tân là ngân hàng duy nhất của huyện, có trụ sở đặt tại trung tâm huyện đây chính là điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong khu vực cũng như cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Ngân hàng còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành địa phương trong việc tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong đầu tư tín dụng nhờ đó mà NH có thể cho vay thuận lợi.

Ban lãnh đạo NH luôn tận tâm và có trách nhiệm, giúp đỡ nhân viên tạo nên sự đoàn kết nội bộ và quyết tâm hoàn thành tốt công việc được giao.

29

Đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm tận tâm với công việc, chấp hành đúng quy định, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ngân hàng bố trí mỗi cán bộ tín dụng quản lý một địa bàn nhất định, chính điều này đã giúp cho ngân hàng đến gần hơn với người dân, qua đó cũng nâng cao uy tín của NH.

3.5.2 Khó khăn

Do NHNo&PTNT chi nhánh huyện Bình Tân mới tách chưa được bao lâu nên cần được trang bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh của ngân hàng.

Đa số khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp nên việc cho vay và thu nợ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố mất mùa, mất giá, thiên tai, dịch bệnh,…

Giá vật tư, hàng hóa tăng liên tục làm cho chi phí đầu vào tăng cao làm cho lợi nhuận của người dân giảm đã ảnh hưởng tới quyết định mở rộng sản xuất của người dân, từ đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng tín dụng của NH.

3.5.3 Định hướng phát triển của NHNo & PTNN huyện Bình Tân

Ngân hàng tăng cường mở rộng mạng lưới hoạt động, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các phòng giao dịch.

Đẩy mạnh toàn diện các hoạt động của NH, tăng trưởng tín dụng và huy động vốn hợp lý, tăng cường công tác quản trị rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao đáp ứng định hướng phát triển của NH.

Thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà Nước, của NHNo&PTNT Việt Nam.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN BÌNH TÂN- VĨNH LONG

4.1 CƠ CẤU NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM TỪ 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Trong quá trình hoạt động của NH thì nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại của ngân hàng. Việc chăm lo cho nguồn vốn ấy tăng trưởng ổn định sẽ góp phần tích cực trong hoạt động kinh doanh của NH, bởi lẽ nguồn vốn có đủ lớn thì mới có thể đảm bảo cho hoạt động tín dụng diễn ra kịp thời, nhằm tăng thêm thu nhập, uy tín cho NH.

Năm 2010 69% 31% Năm 2011 64% 36% Năm 2012 68,39 % 31,61% Vốn huy động Vốn điều chuyển 6th dầu năm 2012 70,47% 29,53% 6th dầu năm 2013 63,11% 36,89%

Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Bình Tân

Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Bình Tân năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Bình Tân giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6th đầu 2012 6th đầu 2013 2011-2010 2012 -2011 6th 2013 – 6th 2012 Chỉ tiêu Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Tỷ lệ (%) Triệu đồng Tỷ lệ (%) Triệu đồng Tỷ lệ (%) Vốn huy động 184.171 202.748 273.592 240.871 264.848 18.577 10,09 70.844 34,94 23.977 9,95 Vốn điều chuyển 82.099 113.400 126.438 100.929 154.842 31.301 38,13 13.038 11,5 53.913 53,42 Tổng vốn 266.270 316.148 400.030 341.800 419.690 49.878 18,73 83.882 26,53 77.890 22,79

Bảng 4.1 cho thấy tổng nguồn vốn của NH tăng đều qua các năm từ 266.270 triệu đồng năm 2010 đến 419.690 triệu đồng vào tháng 6 năm 2013, tăng 153.420 triệu đồng tướng ứng tăng 57,62% so với năm 2010. Qua đó ta thấy tình hình nguồn vốn của NH có sự chuyển biến tích cực. Đây là dấu hiệu tốt vì cho thấy quy mô hoạt động của NH ngày càng càng được mở rộng. Trong đó nguồn vốn huy động không ngừng tăng cao. Cụ thể năm 2011 tăng 10,09% so với năm 2010, và năm 2012 tăng 34,94% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ được uy tín của NH trong những năm qua. Sáu thăng đầu năm 2013, tuy tình hình kinh tế con nhiều khó khăn, nhưng nguồn vốn huy động của NH cũng tiếp tục tăng 9,95% tương ứng với số tiền là 23.977 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012.

Bên cạnh sự tăng lên của nguồn vốn huy động, thì nguồn vốn điều chuyển cũng tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2011 vốn điều chuyển tăng 31.301 triệu đồng tương ứng 38,13% so với năm 2010. Con số này tiếp tục tăng đến 126.483 triệu đồng vào năm 2012, tăng 13.038 triệu đồng tương ứng 11,5% so với 2011. Đặc biệt, nguồn vốn nay tăng mạnh vào 6 tháng đầu năm 2013, tăng 53.913 triệu đồng tương ứng 53,42% so với cùng kỳ 2012. Nguồn vốn này tăng mạnh là do nhu cầu tín dụng tăng cao, nguồn vốn huy động không đủ để đáp ứng nhu cầu này, buộc NH phải điều chuyển vốn từ NH cấp trên, trong năm với lãi suất huy động thấp, người dân hạn chể gửi tiền vào NH mà chuyển sang những kênh đầu tư khác, mà hạn chế đầu tư vào NH làm cho nhu cầu điều chuyển vốn tăng cao.

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN CỦA NHNo & PTNN CHI NHÁNH HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN PTNN CHI NHÁNH HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012, 2013

Trong những năm qua, kinh tế huyện Bình Tân ngày một đi lên. Thực tế cho thấy kinh tế huyện thì nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo. Nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp để đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăm sóc ruộng vườn là nhu cầu cấp thiết. Vì vậy mà cho vay hộ nông dân của NH vẫn là chủ yếu. Để hiểu rõ hơn về tình hình cho vay hộ Nông dân của NH ta xem xét tình hình sử dụng vốn của NH cho vay đối tượng này.

4.2.1 Khái quát về hoạt động cho vay hộ Nông dân

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Bình Tân là một NHTM hoạt động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế nhưng trong đó cho vay Nông hộ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.

Bảng 4.2 Kết quả hoạt động cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Bình Tân Năm Chỉ tiêu 2010 (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 2011 (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 2012 (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 6th 2012 (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 6th 2013 (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1. Doanh số cho vay 353.850 100 462.681 100 521.161 100 242.934 100 245.449 100 Hộ nông dân 262.818 74,27 346.543 74,9 388.650 74,57 207.364 85,36 209.439 85,33 Khác 91.032 25,73 116.138 25,1 132.511 25,43 35.570 14,64 36.010 14,67 2. Doanh số thu nợ 309.286 100 416.066 100 442.767 100 231.854 100 228.808 100 Hộ nông dân 241.919 78,22 313.534 75,36 319.211 72,09 193.149 83,31 202.469 88,49 Khác 67.367 21,78 102.532 24,64 123.556 27,91 38.705 16,69 26.339 11,51 3. Dư nợ 248.851 100 295.466 100 373.860 100 306.546 100 390.501 100 Hộ nông dân 185.269 74,45 218.278 73,88 287.717 76,96 232.493 75,84 294.687 75,46 Khác 63.582 25,55 77.188 26,12 86.143 23,04 74.053 24,16 95.814 24,54 4. Nợ xấu 1.078 100 1.001 100 597 100 605 100 594 100 Hộ nông dân 790 73,28 707 70,63 507 84,92 512 84,63 493 83 Khác 288 26,72 294 29,37 90 15,08 93 15,37 101 17 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào Bảng 4.2 ta có thể thấy được cho vay hộ nông dân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng, cho vay đối tượng này chiếm hơn 70% doanh số cho vay của NH. Con số này thay đổi theo chiều hướng tăng dần qua các năm. Tương tự thì doanh số thu nợ, dư nợ và tỷ lệ nợ xấu của Nông hộ cũng luôn chiếm tỷ trong cao. Qua đó, ta thấy cho vay Nông hộ là hoạt động chủ yếu của NH.

4.2.2 Phân tích cho vay hộ Nông dân theo doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này thể hiện quy mô hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Và với đặc điểm kinh doanh của NH là đi vay để cho vay, song song với công tác huy động vốn thì hoạt động cho vay luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi đây là nguồn thu chủ yếu đem lại lợi nhuận cho NH.

Thực hiện chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước về phát triển Nông nghiệp và đổi mới bộ mặt nông thôn, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Bình Tân đã triển khai thực hiện có kết quả công tác cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, cá nhân…đã kịp thời đáp ứng nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh. Doanh số cho vay hộ Nông dân của NH chủ yếu là cho vay ngắn hạn và được biểu hiện như sau:

4.2.2.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Bảng 4.3 cho thấy trong tổng doanh số cho vay hộ Nông dân là 262.818 triệu đồng thì cho vay ngắn hạn chiếm đến 239.627 triệu đồng, chiếm 91,18% năm 2010. Tỷ trọng này tiếp tục tăng đến 93,06%, 93,83%, 95,48%, 96,04% trọng các năm 2011, 2012, 6 tháng đầu năm 2012, 2013. Trong khi đó, cho vay trung dài hạn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, và còn có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2010 cho vay trung, dài hạn chiếm 8,82% doanh số cho vay, đến 6 tháng năm 2013 thì tỷ trọng cho vay trung dài hạn giảm còn 3,96%.

Doanh số cho vay Nông hộ cũng thay đổi tích cực qua các năm, tổng doanh số cho vay Nông hộ đều tăng. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay đạt 346.543 triệu đồng tăng 83.725 triệu đồng với tỷ lệ tăng 31,86% so với năm 2010. Sự tăng này chủ yếu là sự gia tăng của cho vay ngắn hạn, với cho vay ngắn tăng 34,59% với số tiền tăng tuyệt đối là 82.880 triệu đồng. Nguyên nhân là do nông hộ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, hoạt động mang tính chất thời vụ, vì vậy mà các khoảng cho vay của nông hộ thường có thời hạn bằng với vụ mùa của bà con. Trong khi đó, cho vay trung dài hạn cũng có sự gia tăng, nhưng tăng với tốc độ

35

khiêm tốn 3,64% so với 2010 tương ứng tăng 845 triệu đồng. Tăng chủ yếu là do người dân có nhu cầu mua máy nông nghiệp, thực hiện đưa công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào nông nghiệp, mua sắm máy móc vào trong sản xuất, vì vậy mà bà con thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngoài việc mua máy nông nghiệp, bà con còn đầu tư sửa chữa nhà ở…

Đến năm 2012, doanh số cho vay nông hộ cũng tiếp tục tăng 42.107 triệu đồng tương ứng với mức tăng 12,15% so với năm 2011. Tuy trong tình hình kinh tế đang khó khăn, nhưng tốc độ cho vay của NH không sụt giảm mà còn có sự tăng nhẹ, do bà con cần vốn cho nhu cầu tăng vụ. Nhất là phải nói đến những bà con trồng khoai lang ở huyện, trong năm 2012 giá khoai luôn ở mức cao, bà con thu hoạch có nhiều lợi nhuận vì vậy mà nhu cầu vốn cho vụ mới được tăng lên. Tuy nhiên tăng chủ yếu cũng chỉ là cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn có sự sụt giảm nhẹ với tỷ lệ giảm 0,29%, nguyên nhân trong năm 2012 kinh tế diễn biến phức tạp, việc cho vay dài hạn tăng đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro cho NH, vì vậy mà sự giảm này là rất phù hợp.

Doanh số cho vay của NH 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng lên so với cùng kỳ năm 2012, doanh số cho vay tăng 2.075 triệu đồng tương ứng với 1%. Tuy có tăng nhưng tốc độ tăng chậm. Nguyên nhân là do chỉ có sự tăng 3.156 triệu đồng, tương ứng tăng 1,6% của cho vay ngắn trong khi cho vay trung dài hạn tiếp tục giảm, giảm 1.084 triệu đồng tương ứng giảm 11,56% ,việc hạn chế cho vay trung dài hạn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, giảm thiểu nợ xấu.

Bảng 4.3 Doanh số cho vay hộ Nông dân theo thời hạn tại NHNo&PTNT giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Chênh lệch Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6

th đầu năm 2012 6th đầu năm 2013 2011 – 2010 2012 - 2011 6 th 2013 – 6th 2012 Chỉ tiêu Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % Ngắn hạn 239.627 91,18 322.507 93,06 364.683 93,83 197.987 95,48 201.146 96,04 82.880 34,59 42.176 13,08 3.159 1,6 Trung và dài hạn 23.191 8,82 24.036 6,94 23.967 6,17 9.377 4,52 8.293 3,96 845 3,64 (69) (0,29) (1.084) (11,56) Tổng 262.818 100 346.543 100 388.650 100 207.364 100 209.439 100 83.725 31,86 42.107 12,15 2.075 1

37

Trong hoạt động cho vay hộ Nông dân nhầm phục vụ nhiều đối tượng khác nhau, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho trồng trọt, cho chăn nuôi, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho nông nghiệp… Vì vậy để hiểu rõ về hoạt động này ta sẽ tìm hiểu các khoản mục mà NH đã cho vay Nông hộ theo từng đối tượng cụ thể.

4.2.2.2 Doanh số cho vay hộ Nông dân theo đối tượng

Thực tế cho thấy cho vay Nông hộ đã đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt của bà con huyện Bình Tân.

Nhìn chung cho vay hộ nông dân của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Bình Tân đa dạng bao gồm nhiều đối tượng, trong đó cho vay làm kinh tế tổng hợp và nuôi trồng chiếm tỷ trọng cao.

Doanh số cho vay Nông hộ để trồng trọt của NH không ngừng gia tăng qua các năm. Cụ thể cho vay trồng trọt năm 2011 đạt 37.839 triệu đồng, tăng 11.469 triệu đồng tương ứng với mức tăng 43,49% so với năm 2010. Sang năm 2012 doanh số cho vay đạt 48.772 triệu đồng, tăng 10.993 triệu đồng với mức tăng tương đối là 28,89% so với năm 2011. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay để đáp ứng nhu cầu trồng trọt cũng tăng so với cùng kỳ năm 2012 với mức tăng 17,45%. Kinh tế huyện chủ yếu là nông nghiệp với nhiều loại cây như: lúa nước; ngô; đậu; khoai; hoa màu…vì vậy đây là một đối tượng mà NH cần chú trọng, bởi tiềm năng cầu vốn của đối tượng này còn chưa được khai thác.

Bên cạnh trồng trọt, thì chăn nuôi cũng đóng góp vai trò không nhỏ của kinh tế huyện nhà. Hiện nay, người dân đang chuyển từ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ phân tán để xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung, trang trại nhằm đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi. Vì vậy nhu cầu vốn cho đối tượng này cũng ngày một tăng cao. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2011 đạt 14.365 triệu đồng, năm 2012 là 18.690 triệu đồng tăng 31,11% so với năm 2011. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, cho vay chăn nuôi cũng khả quan hơn so với cùng kỳ năm 2012 tăng 2,49%. Người dân chủ yếu là chăn nuôi lợn, gà, vịt, dê, bò…tuy tình hình dịch bệnh chuyển biến phức tạp, nhưng người dân chủ động tiêm phòng dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại, nên trong những năm qua chăn nuôi của huyện cũng đạt kết quả khả quan. Ngày càng có nhiều dự án chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế, nhu cầu vốn để đầu tư tăng cao vì vậy cho vay đối tượng này cũng không ngừng tăng lên.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện bình tân –vĩnh long (Trang 38)