Tổ chức dịch vụ công về đất đai

Một phần của tài liệu bồi thường về đất đối với hộ gia đình, cá nhân khi nhà nuớc thu hồi đất ở (Trang 53)

5. Kết cấu đề tài

2.6.1Tổ chức dịch vụ công về đất đai

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện là các cơ quan chuyên trách thực hiện công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

* Vị trí, chức năng của Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện26

Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có.

25

Điều 20, Nghị Định 44/2014/NĐ-CP. 26

Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác.

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện

- Tổ chức thực hiện việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;

- Tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và ổn định thị trường bất động sản;

- Quản lí quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng;

- Tổ chức phát triển các khu, điểm và nhà tái định cư phục vụ việc thu hồi đất thực hiện các dự án;

- Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng; cung cấp thông tin về địa điểm đầu tư, giá đất, quỹ đất cho tổ chức cá nhân theo yêu cầu;

- Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch, phương án, dự án và các hoạt động dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn được giao.

2.6.2 Hội đồng bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ * Thành lập

- Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thành lập ở từng công trình (dự án) để thực hiện công tác bồi thường và sẽ tự giải tán sau khi thực hiện xong nhiệm vụ.

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thành lập ở cấp huyện do UBND cấp tỉnh căn cứ vào quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cũng như quy mô, đặc điểm, tính chất của từng dự án, thành lập nên.

* Cơ cấu tổ chức

Trong dự thảo thông tư Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ngày 12/6/2014 tại Khoản 2 Điều 19 có quy định Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện do lãnh đạo UBND cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên gồm:

- Đại diện cơ quan Tài nguyên và Môi trường; - Đại diện cơ quan Tài chính - Kế hoạch;

- Đại diện cơ quan Kinh tế - Hạ tầng hoặc phòng Quản lý đô thị;

- Đại diện cơ quan Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế); - Đại diện UBND cấp xã nơi có đất thu hồi;

- Đại diện của những hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi từ một đến hai người; - Một số thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

Nhưng hiện nay trong Nghị định 47/2014/NĐ-CP và Thông tư số 37/2014/TT- BTNMT Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ngày 30/6/2014 đều không có nói rõ về thành phần của hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm những ai. Nhưng trên thực tế thì hội đồng này đã xuất hiện trong giai đoạn luật Đất đai năm 2003, cụ thể là được quy định ở Điều 25 trong Nghị định 69/2009/NĐ-CP. Và cho đến bây giờ quy định đó vẫn được triển khai cụ thể theo tinh thần như trên ở các địa phương điển hình như ở Điều 29 Quyết định 23/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng quy định tương tự.

* Nguyên tắc làm việc

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch hội đồng.

* Thẩm quyền

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giúp UBND cùng cấp lập và tổ chức thực hiện theo phương án bồi thường;

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường hoặc không được bồi thường, hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

* Thẩm quyền của các thành viên hội đồng

- Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo các thành viên Hội đồng lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chủ đầu tư có trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội đồng lập phương án bồi thường; bảo đảm đầy đủ kinh phí để chi trả kịp thời tiền bồi thường;

- Đại diện những bị người thu hồi đất có trách nhiệm: phản ánh nguyện vọng của người có đất thu hồi, người phải di chuyển chỗ ở, vận động những người có đất thu hồi thực hiện di chuyển, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ;

- Các thành viên khác thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công và chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng phù hợp với trách nhiệm của ngành.

CHƢƠNG 3

THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BỒI THƢỜNG VỀ ĐẤT KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT Ở

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và thu hồi đất ở nói riêng đã và đang là vấn đề nóng bỏng và được nhiều người quan tâm vì nó ảnh hưởng rất lớn đối với không chỉ có người có đất thu hồi mà còn với mọi người trong xã hội. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao vừa phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa vừa ổn định được cuộc sống của người có đất bị thu hồi. Người có đất thu hồi là người bị mất mát nhiều nhất, cuộc sống của họ đang ổn định nay vì mục đích chung mà họ phải rời xa nơi “chôn rau cắt rốn”, giờ đây họ phải chuyển đến nơi khác để ở, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hiện tại. Mặc dù khi thu hồi đất thì Nhà nước có những chính sách bồi thường, hỗ trợ nhưng liệu những chính sách đó có tương xứng hay chưa? Có giúp hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi có được cuộc sống “bằng hoặc hơn” trước khi bị thu hồi đất chưa? Chính sách bồi thường về đất đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất cũng đã gần được hoàn thiện, Nhà nước luôn xem lợi ích của người dân là quan trọng nên phần nào đã ổn định được cuộc sống của người dân. Tuy nhiên do thực tế thì diễn ra hằng ngày ở trạng thái động còn luật thì trong trạng thái tĩnh nên pháp luật khó có thể điều chỉnh kịp vì thế vẫn còn một số bất cập trong thực tiễn.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thực tế là trong quá trình làm luận văn, Luật Đất đai 2013 vừa mới có hiệu lực, các địa phương hiện nay đang ở bước đầu nghiên cứu và triển khai áp dụng Luật Đất đai 2013 vào thực tiễn sao cho phù hợp với địa phương mình. Cho nên ở chương này người viết sẽ viết với dạng nhìn nhận vấn đề bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân thực tế đã áp dụng thế nào trong Luật đất đai 2003, trong đó có những vướng mắc, bất cập là gì? Và với góc độ tiếp cận và góc độ pháp lý ở Chương 2 thì người viết sẽ phân tích xem các quy định pháp lý của Luật Đất đai 2013 đã giải quyết được những vướng mắc, bất cập đó hay chưa và sẽ nêu quan điểm, kiến nghị của người viết để hoàn thiện vấn đề này.

3.1 Thực trạng vấn đề bồi thƣờng về đất đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nƣớc thu hồi đất ở thu hồi đất ở

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai năm 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai, tính từ năm 2003 đến năm 2010 của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì sau gần 7 năm triển khai thực hiện Luật Đất đai 2003, tổng diện tích đất đã thu hồi là 728 nghìn ha (trong đó có 192 nghìn ha đất phi nông nghiệp) của 826.012 hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế. Các tỉnh, thành phố thu hồi diện tích đất lớn là Đắk Lăk (114.524 ha), Điện Biên (66.944 ha), Sơn La

(61.334 ha), Nghệ An (33.357 ha), Bình Phước (27.109 ha), Quảng Nam (24.541 ha), Quảng Ninh (13.529 ha), Gia Lai (12.301 ha). Tỉnh thu hồi diện tích đất ít là Vĩnh Long (325 ha), Tiền Giang (448 ha), Hậu Giang (974 ha).27

Nhìn chung, diện tích đất được thu hồi đã đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương; các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, từng bước được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thị trường, đảm bảo tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người có đất thu hồi. Việc thu hồi đất để thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã tác động mạnh mẽ đến cơ cấu sử dụng đất. Một bộ phận không nhỏ đất ở bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (gọi chung là các khu công nghiệp) và khu đô thị. Việc phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế đã đem lại những tác động tích cực, góp phần vào sự phát triển đất nước.

Cùng với việc thu hồi đất, Nhà nước đã triển khai xây dựng hàng loạt các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng văn hóa, xã hội nhằm phục vụ cho việc chỉnh trang và phát triển đô thị, cũng như đô thị hóa ở nông thôn. Có thể nhận thấy tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đã và đang diễn ra nhanh chóng cả bề rộng lẫn chiều sâu, diện tích không gian đô thị không ngừng được mở rộng và phát triển, bộ mặt nông thôn cũng như thành thị đang được thay đổi từng ngày. Bên cạnh đó, việc phát triển các khu công nghiệp góp phần hình thành và phát triển hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại dịch vụ,…những sự thay đổi đó đã mang lại một diện mạo mới cho khu vực có dự án xây dựng. Mặt khác, nhờ xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, trong thời gian qua, chúng ta đã thu hút được hàng ngàn dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với số vốn đầu tư lên đến hàng chục tỉ USD. Kết quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những năm qua không ngừng tăng, mặc dù kinh tế thế giới khó khăn qua hai lần khủng hoảng vào các năm 1997 và năm 2007. Trình độ công nghệ của các ngành sản xuất được cải thiện rõ rệt, hàng triệu lao động được giải quyết việc làm với thu nhập cao hơn, ổn định hơn.

Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng được xác định đầy đủ chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước được nâng cao, người nhận đền bù cũng thấy thỏa đáng. Mức bồi thường hỗ trợ ngày càng cao, tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ sung và quy định rất rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người dân ổn định về đời sống và sản xuất.

27

Bộ Tài nguyên và Môi Trường (2012), Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất Đai và định hướng sửa đổi Luật Đất đai, ngày 06/09/2012.

Trong giai đoạn 2003 – 2010 các địa phương bên cạnh việc thực hiện các quy định Luật Đất đai năm 2003, các Nghị định hướng dẫn thi hành, đã dựa trên sự định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế tại địa phương để ban hành các văn bản pháp luật áp dụng cho địa phương mình, làm cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn như: Quyết định số 143/QĐ-UB sửa đổi bổ sung một số vấn đề về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/08/2007; Quyết định số 108/2009/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội…Do đã vận dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng nên việc thu hồi đất tiến hành bình thường, mặc dù vẫn còn những khiếu nại nhưng con số này ít và không gây trở ngại đáng kể trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có năng lực và có nhiều kinh nghiệm ngày càng đông đảo; sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giữa các bộ, ban, ngành có các dự án đầu tư ngày càng được mở rộng và có hiệu quả. Nhờ những cải thiện của các quy định pháp luật về phương pháp tổ chức, về năng lực cán bộ thực thi giải phóng mặt bằng, tiến độ giải phóng mặt bằng trong các dự án đầu tư gần đây đã được rút ngắn hơn so với các dự án cũ, góp phần giảm bớt tác động tiêu cực đối với người dân cũng như đối với dự án. Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã giúp cho đất nước ta xây dựng cơ sở vật chất, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các dự án trọng điểm của Nhà nước, cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định đời sống sản xuất cho người có đất bị thu hồi. Tuy nhiên đi kèm với nó là những tác động tiêu cực không thể tránh khỏi.

Trong thời gian gần đây, vấn đề thực hiện cơ chế Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng đất để giao đất cho các nhà đầu tư vẫn đang gây nhiều bức xúc trong thực tế triển khai, nhất là những bức xúc của người có đất thu hồi về việc các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chính sách bồi thường về đất cũng như là bồi thường về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất ở của người dân. Mặc dù các quy định của pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã từng bước được hoàn thiện, ngày càng rõ ràng, cụ thể về nguyên tắc, điều kiện, đơn giá thực hiện bồi thường, hỗ trợ về đất đai và tài sản khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, về lý thuyết kinh tế đất đai, việc bồi thường một giá trị lớn hơn giá trị mà họ nhận được từ đất có thể được coi là đã phù hợp, nhưng đất đai có những đặc trưng riêng, ngày càng khan hiếm, điều này tương ứng với giá đất luôn luôn có xu hướng tăng, ngay cả khi nó không được sử dụng, vì vậy người sử dụng đất luôn có xu hướng yêu cầu giá bồi thường về đất cao hơn nhiều lần so với thực tế. Chính điều này đã

Một phần của tài liệu bồi thường về đất đối với hộ gia đình, cá nhân khi nhà nuớc thu hồi đất ở (Trang 53)