5. Bố cục của đề tài
3.2.1.2 Đổi mới nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của
dân, đồng thời phải đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân nhằm xây dựng hệ thống cơ quan đại diện mạnh mẽ, trong sạch, thật sự của dân, do dân và vì dân, đủ khả năng và điều kiện thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng và kiểm tra, giám sát đối với bộ máy chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức. Theo quy định, Hội đồng nhân dân có vị trí đặc biệt trong bộ máy nhà nước ở địa phương. Tính quyền lực của Hội đồng nhân dân được thể hiện rõ nét nhất qua việc nhân dân trực tiếp trao quyền thay mặt mình bằng phổ thông đầu phiếu bầu ra Hội đồng nhân dân để thực hiện quyền lực nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương. Hội đồng nhân dân là cơ quan có đầy đủ thẩm quyền biến ý chí của nhân dân địa phương thành những quy định có tính bắt buộc chung đối với các cơ quan nhà nước và dân cư trên địa bàn lãnh thổ ở địa phương.51
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là thống nhất, thể hiện quyền lực nhà nước thống nhất không phân biệt theo vùng, theo lãnh thổ. Do vậy, đổi mới tổ chức của Hội đồng nhân dân phải tuân theo các quy định của Hiến pháp, luật. Trong điều kiện hiện nay, việc đổi mới tổ chức Hội đồng nhân dân cần thực hiện thí điểm, đồng thời khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.