5. Bố cục của đề tài
3.3.5 Kiến nghị về phương thức lãnh đạo của Đảng đối vớ
Cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, đổi mới, nội dung phương thức lãnh đạo đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân. Trong thể chế chính trị “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” đang thực hiện ở nước ta, thì mọi hoạt động của Hội đồng nhân dân đều phải dựa trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng. Chính vì vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định, đảm bảo nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân. Tăng cường lãnh đạo đối với công tác cán bộ của Hội đồng nhân ngay từ khi định hướng giới thiệu đại biểu Hội đồng nhân dân, bố trí cán bộ có phẩm chất, có năng lực thực tiễn, có uy tín, tăng cường số lượng cấp ủy cho các chức danh chuyên trách của Hội đồng nhân dân. Có quy hoạch đối với đội ngũ cán bộ làm công tác Hội đồng nhân dân, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển đội ngũ cán bộ này.
KẾT LUẬN
Bất cứ một quốc gia nào muốn đảm bảo cho sự phồn vinh của đất nước và hội nhập quốc tế thành công đều phải xác định yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là việc cải tổ bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Đối với Việt Nam để có được bộ máy chính quyền trung ương và chính quyền địa phương hoạt động một cách hiệu quả chúng ta cần xác định được tình hình cụ thể của quốc gia nhằm xây dựng một hệ thống bộ máy thông suốt từ trên xuống. Bộ máy đó không thừa, không thiếu, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của mình, được trao quyền một cách rõ ràng và đủ năng lực thực hiện tốt vai trò của mình vì sự tiến bộ xã hội.
Trong bối cảnh của nước ta hiện nay đô thị ngày càng có vai trò to lớn trong sự phát triển mọi mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội. Với những đặc trưng của đô thị đòi hỏi phải có cách tổ chức cơ quan đại diện phù hợp với đặc điểm của địa bàn đô thị, khác với địa bàn nông thôn. Để đổi mới tổ chức của cơ quan đại diện trong quá trình xây dưng chính quyền đô thị điều đầu tiên là phải đổi mới Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hiện hành. Đổi mới mô hình tổ chức Hội đồng nhân dân phải đảm bảo được sự ổn định về chính trị, kinh tế xã hội. Thiết lập mô hình Hội đồng nhân dân trong quá trình xây dựng chính quyền đô thị phải xuất phát từ đòi hỏi khách quan của đời sống đô thị, bảo đảm sao cho việc quản lý đô thị được thống nhất, thông suốt, không bị chia cắt cản trở.