Kiến nghị về phương thức hoạt động của cơ quan đại diện

Một phần của tài liệu kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình cơ quan đại diện trong quá trình xây dựng chính quyền đô thị (Trang 48 - 49)

5. Bố cục của đề tài

3.3.3 Kiến nghị về phương thức hoạt động của cơ quan đại diện

Hoạt động của Hội đồng nhân dân trong những năm qua đã có những tiến bộ và chuyển biến tích cực, bước đầu phát huy được là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương, thực hiện tốt chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh những thành tựu đó hoạt động của Hội đồng nhân dân có những hạn chế nhất định. Để phát huy hơn nữa vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân theo quy định của Hiến pháp và luật thì cần có cái nhìn đúng đắn thực trạng của hoạt động của Hội đồng nhân dân và có hướng khắc phục. Để Hội đồng nhân dân hoạt động có hiệu quả trong bối cảnh xây dựng chính quyền đô thị hiện nay thì:

Thứ nhất, tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân hoạt động đầy đủ và thường xuyên hơn.

Là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, Hội đồng nhân dân có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, Hội đồng nhân dân vẫn chưa có điều kiện hoạt động một cách đầy đủ và thường xuyên như Ủy ban nhân dân. Hoạt động của Hội đồng nhân dân là các kỳ họp, của các ban của Hội đồng nhân dân và hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân, trong đó kỳ họp của Hội đồng nhân dân là quan trọng nhất. Nhưng phiên họp của Hội đồng nhân dân chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn nên các vấn đề thảo luận quyết định trong kỳ họp hiệu quả không cao, quyết định chủ yếu dựa trên tài liệu do Ủy ban nhân dân cung cấp.

Để phát huy hơn nữa vai trò của Hội đồng nhân dân thì cần quy định thêm thời gian hoạt động của Hội đồng nhân dân mà cụ thể là kỳ họp Hội đồng nhân dân. Theo đó nên tăng kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân lên mỗi quý một lần.

Thứ hai, cần có những quy định cụ thể về chế tài giám sát của Hội đồng nhân dân

Để Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát thật sự hiệu quả và phân định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, các chức danh Nhà nước được giám sát. Cần tiếp tục kiến nghị với Quốc hội sớm hoàn thiện, cụ thể hóa hệ thống pháp luật quy định về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. Đây là một trong những yếu tố quyết định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, các quy định của

pháp luật về giám sát là cơ sở pháp lý để Hội đồng nhân dân thực hiện đúng chức năng, quyền hạn của cơ quan dân cử.

Hiệu quả trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân chưa cao vì chưa có những chế tài cần thiết. Do vậy cần đề cao vai trò cơ quan quyền lực của Hội đồng nhân dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Hội đồng nhân dân trong việc quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội và trong hoạt động giám sát của mình.

Hiện nay, việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường là một giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân nói riêng và bộ máy chính quyền địa phương nói chung. Trong quá trình triển khai thí điểm, có những kết quả đạt được như làm rõ hơn sự khác biệt giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị; hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước các cấp vẫn đảm bảo ổn định và thông suốt.58 Khi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, quyền dân chủ, quyền đại diện của người dân được thực hiện thông qua đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, các ban, tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố, thị xã thuộc tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và tổ chức đoàn thể các cấp, tổ dân phố, thôn; ý kiến trực tiếp của người dân thông qua hoạt động của ban thanh tra nhân dân phường, xã và Ban công tác mặt trận ở khu dân cư. Đồng thời, người dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của các cơ quan hành pháp và tư pháp ở địa phương theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi thực hiện thí điểm đã tạo điều kiện thuận lợi để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và nhân dân thực hiện đầy đủ quyền giám sát của mình. Do vậy cần tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của tổ đại biểu và từng đại biểu Hội đồng nhân dân ở những địa bàn không tổ chức Hội đồng nhân dân. Các đại biểu và tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cần chú trọng việc tiếp xúc cử tri thường xuyên để kịp thời nắm bắt và kiến nghị với các cơ quan, đơn vị, tổ chức giải quyết các vấn đề bức xúc của người dân.

Một phần của tài liệu kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình cơ quan đại diện trong quá trình xây dựng chính quyền đô thị (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)