5. Bố cục của đề tài
2.1.1.2 Các ban của Hội đồng nhân dân
Ban của Hội đồng nhân dân là hình thức tham gia tập thể của các đại biểu Hội đồng nhân dân vào việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và để giúp Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Ban được Hội đồng nhân dân thành lập theo nhu cầu công tác. Các ban của Hội đồng nhân dân chỉ được tổ chức ở cấp tỉnh và cấp huyện, cấp xã không tổ chức các ban.33
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được thành lập ba ban: Ban kinh tế và ngân sách, Ban văn hóa – xã hội, Ban pháp chế. Ở những nơi có nhiều dân tộc có thể thành lập Ban dân tộc để giúp Hội đồng nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
30Điều 51, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
31Điều 52, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
32Khoản 3, Điều 51, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
33Điều 5, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc tỉnh, quận và thị xã thành lập hai Ban: Ban kinh tế - xã hội và Ban pháp chế.
Số lượng thành viên mỗi ban do Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Thành viên của các ban của Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Một điểm mới đáng lưu ý là luật quy định Trưởng ban của Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là Thủ trưởng của các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án tòa án nhân dân cùng cấp. Trưởng ban và các thành viên khác của các ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa Hội đồng nhân dân và được lựa chọn trong số các đại biểu có năng lực kiến thức và chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi ban.
Nhiệm kỳ các ban của Hội đồng nhân dân và các chức vụ trong đó theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân là năm năm.34