Hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình cơ quan đại diện trong quá trình xây dựng chính quyền đô thị (Trang 31 - 32)

5. Bố cục của đề tài

2.1.2.4 Hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân

Hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân góp phần quan trọng vào việc xây dựng và thực hiện các chủ trương công tác của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân được nhân dân bầu ra là người đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, phải gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của nhà nước, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách và tham gia vào quản lý nhà nước.38

Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân không chỉ hạn chế trong các kỳ họp, trong các cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân mà còn hoạt động trong các công việc khác với tư cách là đại biểu của nhân dân địa phương, nói lên tiếng nói của nhân dân địa phương. Theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thì đại biểu Hội đồng nhân dân có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

*Về nhiệm vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân:

- Đại biểu Hội đồng nhân dân chính là người đại diện cho nhân dân địa phương. Vì vậy, đại biểu Hội đồng nhân dân phải gương mẫu chấp hành pháp luật của nhà nước, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà nước.

- Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận, biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân;

- Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri tại đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, phải thu thập và phản ánh trung thực ý kiến và nguyện vọng của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc và ít nhất mỗi năm một lần phải báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân; trả lời những thắc mắc và kiến nghị của cử tri.

- Sau mỗi kỳ họp, đại biểu Hội đồng nhân dân phải báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với nhân dân thực hiện các nghị quyết đó.

- Đại biểu Hội đồng nhân dân khi nhận được khiếu nại, tố cáo của nhân dân thì phải có trách nhiệm nghiên cứu và kịp thời chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo biết.

*Quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân

38Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 1997, tr.420.

- Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tại các kỳ họp, phiên họp.

- Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng các cơ quan cuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp.

- Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân chấm dứt những việc làm vi phạm pháp luật, chính sách của của Nhà nước trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của cán bộ, công chức, nhân viên cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

- Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước và những vấn đề thuộc lợi ích chung.

- Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền đề nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người do Hội đồng nhân dân bầu ra.

Một phần của tài liệu kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình cơ quan đại diện trong quá trình xây dựng chính quyền đô thị (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)