5. Bố cục của đề tài
2.2.2.1 Quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp
Nằm trong hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là một mắc xích quan trọng, bởi lẽ đây là những cơ quan trực tiếp tiếp xúc với nhân dân. Hai cơ quan này có mối quan hệ mật thiết với nhau. “Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao”43
. Có thể thấy vai trò của Hội đồng nhân dân rất lớn, Hội đồng nhân dân có vai trò quyết định, giám sát tất cả các vấn đề của địa phương, thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Tuy nhiên, ở khắp nơi và cho đến bây giờ, Ủy ban nhân dân có vẻ lấn lướt Hội đồng nhân dân trong việc kiểm soát quyền lực.44 Một trong những nguyên nhân chính là Hội đồng nhân dân trong khung cảnh luật định vẫn là một thiết chế không chuyên nghiệp, cho dù số đại biểu chuyên trách đã và đang gia tăng. Ngoài ra, khi phát hiện sai lầm, hoặc hành vi vi phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân thì đại biểu và các ban của Hội đồng nhân dân thường hay ngán ngại không dám đấu tranh vì sợ bị trù dập hay gây khó khăn trong hoạt động sau này.
43Điều 114, Hiến pháp 2013.
44Nguyễn Ngọc Điện, Vai trò của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1, 2013, tr. 31–37, tr.36.