b) Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
4.2.3.3. Đánh giá tình hình phân loại và thu hồi rác
Nhìn chung, tình hình thực hiện phân loại rác từ các nguồn coi như không được thực hiện. Điều này làm cho công tác quản lý rác trên địa bàn Huyện vốn yếu kém sẽ chịu nhiều áp lực hơn nữa để cải thiện trong tương lai. Đồng thời, điều này làm mất đi lợi ích kinh tế từ việc không nhặt lại các vật liệu có thể sử dụng trong rác thải , gia tăng áp lực gây ô nhiễm cho môi trường.
SVTH: Nguyễn Thị Ninh 63
Hoạt động cho thu hồi các vật liệu hiện nay chưa có tổ chức, chúng được thực hiện bởi người nhặt rác. Những hoạt động này diễn ra trong hầu hết các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý đã gây cản trở trong quá trình hoạt động cũng như gây ô nhiễm môi trường do hoạt dộng bươi nhặt rác tại các thùng chứa, các điểm hẹn làm phát tán rác trên đường phố.
Những người nhặt rác thường không trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động nên rất dễ bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe.Đây là nguyên nhân của các bệng xã hội và làm giảm ý nghĩa đẩy mạnh sự phát triển Huyện về mọi mặt.
4.2.3.4.Đánh giá tình xử lý rác
Xử lý rác là khâu cuối cùng trong công tác quản lý rác, công việc này mang ý nghĩa quan trọng trong vịêc bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động do chất thải rắn gây ra cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay, biện pháp xử lý rác chủ yếu của Huyện là đem di chôn lấp. Các bãi chôn lấp Huyện trước đây là các bãi chôn lấp hở chưa có biện pháp quản lý và xử lý khí và nước thải hợp lý, biến bãi chôn lấp thành nguồn gây hiểm họa cho môi trường và sức khỏe cộng đồng,gây thiệt hại cho các nguồn tài nguyên nước.Điều này đã gây nên nhiền phản ứng cho người dân sống chung khu vực bãi chôn lấp và ủ làm phân compost.