Loại rác có chứa các hợp chất hữu cơ sẽ bị phân hủy nhanh chóng trong môi trường nước, phần nổi trên mặt nước sẽ có quá trình khoáng và nước. Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí có thể bị lên men để tạo ra các hợp chất trung gian và sau đó cũng là những sản phẩm cuối cùng các chất là CH4, H2S, H2O, CO2.
Tất cả các chất trung gian này đều gây ra mùi hôi thối và độc hại. Bên cạnh đó còn có các loại vi trùng và siêu vi trùng làm các tác nhân gây bệnh đồng hành với việc làm ô nhiễm nguồn nước.
Nước cống chứa các chất thải sinh hoạt, nước thải từ các xí nghiệp chế biến thực phẩm, các xí nghiệp thuộc da,…cùng là nguồn gốc của vô số chất hữu cơ có thể lên men dưới tác dụng của các vi khuẩn và là môi trường phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau.
Ơû Huyện Tư Nghĩa, do tình hình quản lý rác thải còn hạn chế nên ở một số nơi người dân có hiện tượng đổ trực tiếp rác thải xuống sông suối, ao, hồ,…và còn có các nguồn nước thải được đổ thẳng ra sông ngòi không được quản lý để thông qua các bước xử lý cần thiết nên tất cả yếu tố độc hại kể trên tiếp tục sinh sôi phát triển gây ô nhiễm nặng đến chất lượng nguồn nước. Nếu rác thải là kim loại thì nó sẽ gây nên hiện tượng ăn mòn trong môi trường nước, nguồn nước sẽ nhiễm các chất phóng xạ có nguồn là nước thải của các bệnh viện và các trung tâm y tế.
Trong thực tế người ta thường thải các chất phóng xạ đã pha loãng đến giới hạn cho phép ra nguồn nước sông, tuy nồng độ đã được khống chế để không gây ra tác động tiêu cực, nguy hiểm trực tiếp lên sinh vật nhưng do hiệu ứng làm giàu sinh học, qua các giai đoạn của chuỗi thức ăn, nồng độ các nguyên tố phóng xạ
SVTH: Nguyễn Thị Ninh 44
trong một số sinh vật có thể cao hơn nhiều hơn nửa so với nồng độ ban đầu của chúng trong nước. Do đó việc thải các chất phóng xạ vào môi trường xung quang dù bất cứ liều lượng nào cũng gây ran nguy hiểm đến hệ sinh vật con người.