Rác gây ô nhiễm môi trường không khí

Một phần của tài liệu Đề tài Quản lý và xử lý chất thải rắn (Trang 44 - 47)

Các chất thải thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí, cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp, cũng có loại rác trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm đủ sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật, kết quả của quá trình là gây ô nhiễm không khí. Từ các đống rác nhất là rác thực phẩm, nông phẩm không được xử lý kịp thời và đúng kỹ thuật sẽ bốc mùi hôi thối.

Ví dụ: Trong điều kiện yếm khí, sunphat có thể bị khử thành sunphide và sau đó kết hợp với H2 để tạo thành H2S một chất gây ngộ độc, mùi khó chịu.

2CH3CHCOOH + SO42- - 2 CH3COOH + S2 + CO2

Lactate + sunfat acetate sunphide Sau đó, sunphide tác dụng với H2 theo phương trình:

S2 + 2H+ - H2S

Sunphide lại tiếp tục tác dụng với cation kim loại, ví dụ Fe2+

S2 + Fe2+ - FeS2

Tạo nên một màu đem bám vào thân, rễ cây hay bao bọc xung quanh cơ thể sinh vật.

Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ hay quá trình thối rửa xác động thực vật trong đó có chứa các hợp chất sunfat có cơ hội dẫn đến các hợp chất có mùi hôi đặc trưng như chât Methyl mercaptan và Acid amonibutiric.

CH3SCH2 CH(NH2)COOH – CH3SH + CH3CH2CH2(NH3) COOH

Mêthyl mercaptan có thể biến đổi trong điều kiện hệ men phân hủy tạo ra methyl alcohol H2S:

SVTH: Nguyễn Thị Ninh 45

Quá trình phân giải các chất thải chứa nhiều đạm trong rác bao gồm cả lên men chua, lên men thối, mốc xanh, mốc vàng, có mùi ôi thiu do vi khuẩn. Có thể có hai loại vi sinh vật, loại thứ nhất có thể tiết ra nhiều enzim hổn hợp để phân hủy tất cả các thành phần ôi thiu gluxit và lipit trong rác. Loại thứ hai, vi sinh vật tiết ra một enzim riêng lẻ và khả năng của chúng chỉ phân hủy được một thành phần nhất định trong rác.

Tùy điều kiện môi trường mà các rác thải có những hệ sinh vật phân hủy axit amin hiếu khí và yếm khí.

Trong quá trình hiếu khí: Axit amin trong chất thải hữu cơ được men phân giải và vi khuẩn tạo thành axit hữu cơ và NH3. Sự có mặt của NH3 làm có mùi hôi.

Trong điều kiện yếm khí: các axit amin trong rác bị phân giải thành các chất dạng ami và CO2.

Trong số các amin mới tạo thành có nhiều loại gây độc cho người, động vật. Trên thực tế, rác thải được hình thành từ hai quá trình kỵ khí và hiếu khí xe lẫn nhau. Kết quả khối rác đã hình thành một lượng đáng kể các chất độc, đồng thời phát tán ô nhiễm môi trường không khí những vi khuẩn, nấm mốc và những mùi hôi thối nặng của các hợp chất indol, skatol, phenol, H2S.

Bảng 12: Ghi nhận khí thải sinh ra từ bãi rác Thời gian(tháng) Thành phần khí thể tích

Nitơ – N2 Cacbonic – CO2 Metan – CH4

0 – 3 5.2 88 5

3 – 6 3.8 76 21

SVTH: Nguyễn Thị Ninh 46 12 – 18 1.1 52 40 18 – 24 0.4 53 47 24 – 30 0.2 52 48 30 – 36 1.3 46 51 36 – 42 0.9 50 47 42 – 48 0.4 51 48

(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường Quảng ngãi-2008) Như vậy rác sinh ra các chất khí gồm NH3, CO2, H2, H2S, CH4, NH2 trong

đó CO2 và CH4 sinh ra trong quá trình phân hủy kỵ khí trong các đống rác. Quá trình này kéo dài mãi cho đến 18 tháng mới dừng hẳn.

Hầu hết trong đống rác chủ yếu là CO2 (chiếm khoảng 90%). Có những khảo sát đã chứng tỏ rằng ở khoảng không gian cách đống rác 120m nồng độ của hai chất này ở mức độ 40%. Nếu đống rác không được xử lý đúng kỹ thuật thì khí metan(CH4) và một phần CO2, N2 sẽ bay vào khí quyển gây nguy hiểm cho sinh vật, gây hiệu ứng nhà kính.

Các nhà môi trường học đã chứng minh rằng 15% tác hại hiện tượng nhà kính là từ các hiệu ứng này. Mặc khác, như ta đã biết CO2 có tỉ trọng nặng gấp 1,5 lần không khí và nặng gấp 2,8 lần Mêtan. Vì vậy CO2 có khuynh hướng di chuyển xuống đáy của bãi rác. Kết quả là CO2 ở tầng dưới của đống rác sát với mặt đất sẽ cao trong nhiều năm, mặc khác CO2 có thể di chuyển trong các lổ hỗng trong cấu trúc đất, đá, cát theo áp lực của khí nóng bên trong bãi rác và đi xuống gặp các dạng gió trong mặt đất đã duy chuyển, gặp nước ngầm sẽ tạo ra.

SVTH: Nguyễn Thị Ninh 47

CO2 + H2O – H2CO3

Như vậy hầu hết khí sinh ra trong đống rác chủ yếu là CO2 và CH4 ( chiếm 90%).Có những khảo cứu chứng tỏ rằng ở khoảng không gian các đống rác 120m nồng độ của hai chất này ở mức độ 40%.Nếu đống rác không được xử lý đúng kỹ thuật thì khí Mêtan( CH4) và một phần CO2,N2 sẽ bay vào khí quyển gây nguy hiểm cho sinh vật, gây hiệu ứng nhà kính.

CHƯƠNG 4

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu Đề tài Quản lý và xử lý chất thải rắn (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)