3.4.1 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
Trong quá trình công nghiệp hoá – đô thị hoá với tốc độ ngày càng nhanh, ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng. Môi trường không khí trên địa bàn Huyện hiện nay bị ô nhiễm không khí nhẹ, nguyên nhân là do chỉ có khí thải giao thông và nhà máy thực phẩm.
Khí thải từ các phương tiện xe cộ có động cơ
Giao thông chính là nguồn gây ô nhiễm không khí trên địa bàn Huyện. Tỷ lệ sở hữu bình quân là khoảng 350 xe trên 500 dân. Gần 80% xe ở huyện là xe gắn máy, loại động cơ thải ra rất nhiều bụi, CO và hydrocacbon.
Khí thải từ các phương tiện xe cô có chứa bụi hạt, monoxide carbon và hydrocacbon, kể cả PADs(polycylic aromatic hydrocacbon) là mối quan tâm chính.
Khí thải từ nhà máy thực phẩm
Mấy năm gần đây ngành công nghiệp thực phẩm của Huyện phát triển mạnh, điển hình như nhà máy sản xuất hạt điều, nhà máy kẹo, nhà máy thực phẩm. Do vậy làm cho chất thải công nghiệp ngày càng đa dạng và độc hại hơn.
Đây là ngành có mạng lưới sản xuất rất rộng, nhiều mặt hàng và gần đây có tốc độ phát triển rất cao. Điểm ô nhiễm của ngành này là các hợp chất hữu cơ (protit, lipit…). Trong điều kiện khí hậu ẩm và các chất thải này sẽ là nguồn phát
SVTH: Nguyễn Thị Ninh 41
triển các ổ dịch bệnh. Phần lớn các cơ sỡ chế biến thực phẩm lại nằm gần các khu dân cư nên tác động ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng càng lớn. Các nguồn gây ô nhiễm không khí khác
Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt của con người chủ yếu là bếp đun và lò sưởi sử dụng nhiên liệu than đá, củi, dầu hoả và khí đốt. Nhìn chung nguồn ô nhiễm này là nhỏ, nhưng đặc điểm của nó là thường gây ô nhiễm cục bộ trong một nhà hay trong một buồng. Hiện nay việc dùng than đá để nấu tràn lan trong đô thị, đó cũng là điều đáng quan tâm đối với các tập thể có hành lan kín và các căn hộ khép kín. Nồng độ khí CO từ bếp đun thường là lớn, có thể gây tai họa đối với con người.