3.1.4.1 Ban giám đốc
Giám đốc
- Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.
- Có quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật hay nâng lương cho cán bộ, công nhân viên trong đơn vị.
-Chịu trách nhiệm về quyết định cho vay, ký hợp đồng tín dụng, quyết
định các biện pháp xử lý nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, thực hiện các biện pháp xử
lý đối với khách hàng,… Phó giám đốc
- Thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc vắng mặt (Theo văn bản ủy quyền của Giám đốc) và báo cáo kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại đơn vị.
- Giúp Giám đốc chỉđạo, điều hành một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quyết định của mình.
- Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng.
3.1.4.2 Phòng Kế hoạch – kinh doanh
Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ vay, trình Giám đốc ký hợp đồng tín dụng.
Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn của đơn vị vay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn.
Thường xuyên phân loại dư nợ, nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
Nghiên cứu đề xuất chiến lược huy động vốn tại địa phương.
Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm, dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết của chi nhánh.
16
3.1.4.3 Phòng Kế toán – Ngân quỹ
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy
định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương với Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh.
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT Việt nam trên địa bàn.
Thực hiện các khoản nộp Ngân sách nhà nước theo luật định.
3.1.4.4 Phòng Hành chánh – Nhân sự
Xây dựng quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ
chức Đảng, công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn
Công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi học tập. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh.
Thực thi công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh.
Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa – tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ của cán bộ nhân viên.
Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Thực hiện báo cáo chuyên đề theo quy định
3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH BÌNH THỦY
Trong những năm gần đây, nền kinh tế có nhiều biến động đã làm ảnh hưởng không nhỏđến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nhất là và thời kì hội nhập, sự cạnh tranh ngày càng diễn ra khá gay gắt, nhiều tổ chức tín dụng liên tục tăng thêm và mở rộng quy mô làm cho thị phần bị chia sẻ khiến cho doanh số của Ngân hàng có sự biến động. NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy cũng không ngoại lệ, hoạt động của ngân hàng cũng bịảnh hưởng nhưng với tinh thần trách nhiệm cao của Ban lãnh đạo cùng sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong 3 năm 2011 – 2013 kết quả kinh doanh đạt
17
Bảng 3.1 Bảng kết quả hoạt đông kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Bình từ 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy)
Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2013 2014 2012/2011 2013/2012 6T/2014 - 6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thu nhập 76.658 67.826 56.768 25.907 25.098 (8.832) (11,52) (11.058) (16,3) (809) (3,12) Thu từ lãi 73.978 65.693 55.272 23.777 22.035 (8.285) (11,20) (10.421) (15,86) (1.742) (7,33)
Thu ngoài lãi 2.680 2.133 1.496 2.130 3.063 (547) (20,41) (637) (29,86) 933 43,80
Tổng chi phí 70.805 59.895 49.814 21.686 23.272 (10.910) (15,41) (10.081) (16,83) 1.586 7,31 Chi phí lãi 58.966 49.257 39.810 19.188 19.023 (9.709) (16,47) (9.447) (19,18) (165) (0,86)
Chi phí ngoài lãi 11.839 10.638 10.004 2.498 4.249 (1.201) (10,14) (634) (5,96) 1.751 70,10
18
Thu nhập
Để đạt được mục tiêu lợi nhuận ngân hàng cần phải tìm biện pháp tăng thu nhập và quản lý chi phí hợp lí. Trong khoản mục thu nhập của ngân hàng bao gồm thu nhập từ lãi là khoản thu từ lãi suất thông qua hoạt động tín dụng của ngân hàng và thu nhập phi lãi là thu nhập từ dịch vụ thanh toán, dịch vụ
ngoại hối, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ,…
Nhìn chung, từ năm 2011 đến 2013, thu nhập của ngân hàng có chiều hướng giảm. Năm 2012, thu nhập của ngân hàng giảm 8.832 triệu đồng tức là giảm 11,52% so với năm 2011.Năm 2013, thu nhập của ngân hàng tiếp tục giảm 11.058 triệu đồng hay giảm 16,3% so với năm 2012.
+ Thu từ lãi năm 2012 giảm 8.285 triệu đồng hay giảm 11,20% so với năm 2011, năm 2013 giảm 10.421 triệu đồng tức là giảm 15,86% so với năm 2012. Do các doanh nghiệp làm ăn khó khăn không thể trả lãi cho ngân hàng, dịch bệnh trên gia súc gia cầm và rầy nâu tiếp tục diễn ra gây khó khăn cho người chăn nuôi và nông dân ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng.
Nguyên nhân làm cho thu nhập của ngân hàng giảm như vậy là do năm 2012 kinh tế gặp nhiều khó khăn, các ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro tín dụng và nợ xấu tăng cao. Các doanh nghiệp làm ăn khó khăn không thể trả
lãi ngân hàng do vậy thu nhập ngân hàng có phần giảm sút.Đồng thời, tình trạng lạm phát xảy ra làm cho hoạt động kinh doanh và tiêu dùng đều có biểu hiện trì trệ, làm giảm khả năng thanh toán của khách hàng đối với ngân hàng.
Đến năm 2013, tiếp tục là một năm ngân hàng khó khăn do suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dịch bệnh trên gia súc gia cầm, áp lực rầy nâu, nền kinh tế thế giới và nước ta vẫn đang trong giai đoạn phục hồi.
+Thu ngoài lãi năm 2012 giảm 547 triệu đồng tức là giảm 20,41% so với năm 2011, tới năm 2013 tiếp tục giảm 637 triệu đồng hay giảm 29,86% so với năm 2012. Nguyên nhân là do thu nhập của ngân hàng chủ yếu là thu nhập lãi, nên ngân hàng tập trung nâng cao tín dụng, trong khi đó vấn đề dịch vụ chưa
được chú trọng nên dẫn đến thu nhập ngoài lãi giảm qua 3 năm 2011 – 2013.
Thu nhập 6 tháng đầu năm 2014 giảm 809 triệu đồng tức là giảm 3,12% so với 6 tháng đầu năm 2013 là do thu từ lãi giảm trong khi thu ngoài lãi tăng không nhiều. Ngân hàng đã cho triển khai ứng dụng nhiều dịch vụ mới như: thanh toán chuyển tiền điện tử với đường truyền nhanh hơn, độ bảo mật cao chi phí thấp; dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union cũng được thực hiện thu
19
hút một lượng khách hàng đáng kể trong những năm qua cùng với việc gia tăng kinh phí từ các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, chiết khấu.Do đó, thu ngoài lãi 6 tháng đầu năm 2014 tăng 933 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Lãi suất cho vay mặc dù đã giảm nhưng do tình hình kinh tế khó khăn nên tăng trưởng tín dụng đạt thấp dẫn đến thu nhập của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 giảm.
Chi phí
Đi đôi với những hoạt động tạo thu nhập của ngân hàng như: huy động vốn, thanh toán và cung cấp dịch vụ luôn gắn liền với một khoản chi phí cần thiết đểđảm bảo cho quá trình kinh doanh của ngân hàng như: trả lãi tiền vay, trả lãi tiền gửi, chi cho các hoạt động thanh toán và ngân quỹ, chi cho nhân viên,…Đây là các khoản chi mà bất cứ một thành phần kinh tế nào cũng đều mong rằng có thể giảm đến mức thấp nhất nhằm tăng lợi nhuận cũng như chất lượng hoạt động.
Chi phí của ngân hàng gồm nhiều khoản như: chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động dịch vụ, các khoản lệ phí, chi lương,…Trong đó, chi phí cho huy
động vốn luôn chiếm tỷ trọng lớn.
Từ năm 2011 đến năm 2013, chi phí của ngân hàng có xu hướng giảm dần, điều này có lợi cho ngân hàng.Năm 2012, chi phí của ngân hàng giảm 10.910 triệu đồng tức là giảm 15,41% so với 2011. Năm 2013, chi phí của ngân hàng tiếp tục giảm 10.081 triệu đồng tức là giảm 16,83% so với năm 2012.
Nguyên nhân là do dự báo được tình hình kinh tế khó khăn, tiềm lực về
vốn nhàn rỗi trong dân cư không lớn, khả năng huy động vốn có kỳ hạn dài là không nhiều. Ngân hàng đã chủ động cắt giảm chi phí quảng cáo, chọn lọc đối tượng khách hàng truyền thống của mình để tránh huy động quá nhiều trong khi nhu cầu vay của khách hàng là thấp.Vì vậy chi phí của ngân hàng luôn đảm bảo hợp lí. Đồng thời việc thực hiện tốt các dịch vụ, góp phần làm tăng chu chuyển đồng vốn, tiết kiệm vốn trong quá trình thanh toán, làm giảm khối lượng lưu thông tiền mặt, tiết kiệm được chi phí in ấn, kiểm đếm tiền…
+ Chi phí lãi năm 2012 giảm 9.709 triệu đồng tức là giảm 16,47% so với năm 2011. Năm 2013 chi phí lãi tiếp tục giảm 9.447 triệu đồng tức là giảm 19,18% so với năm 2012.Nguyên nhân chi phí của ngân hàng giảm là do cơ
chế điều chỉnh lãi suất của ngân hàng, giảm lãi suất, lãi suất huy động vốn 12%/năm. Điều này đã giúp cho ngân hàng giảm bớt một khoản chi phí cho hoạt động huy động vốn và góp phần làm giảm tổng chi phí trong năm 2012
20
+ Chi phí ngoài lãi giảm 1.201 triệu đồng tức là giảm 10,14% so với năm 201. Đến năm 2013chi phí ngoài lãi giảm 634 triệu đồng hay giảm 5,96% so với năm 2012.Đến năm 2013, chi phí của ngân hàng giảm nhưng giảm ít hơn so với năm 2012 là do chi phí ngoài lãi tăng như chi phí quảng cáo, khuyến mãi để tăng khả năng cạnh tranh, chi dự phòng rủi ro, chi mua các công cụ lao
động,…Cùng với việc giảm chi phí huy động vốn, ngân hàng cần có biện pháp
để hạn chế các khoản chi khác nhằm tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng. Chi phí 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên 1.586 triệu đồng tức tăng 7,31% so với 6 tháng đầu năm 2013 là do chi phí ngoài lãi tăng khá nhiều trong khi chi phí huy động vốn giảm, cụ thể chi phí ngoài lãi 6 tháng đầu năm 2014 tăng 1.751 triệu đồng tức là tăng 70,10% so với 6 tháng đầu năm 2013, tăng khá mạnh. Việc tăng chi phí như vậy là do đầu năm 2014, ngân hàng đã tăng cường mở rộng tín dụng đối với khách hàng với nhiều chương trình khuyến mãi, lãi suất cạnh tranh nên đòi hỏi mạng lưới hoạt động ngân hàng phải rộng vì vậy mà chi phí quản lí, công vụ, … đều tăng lên. Để giúp cho công tác huy động vốn đạt hiệu quả ngân hàng đã phải tốn thêm các khoản chi khác như quảng cáo, khuyến mãi để tăng khả năng cạnh tranh, chi dịch vụ, chi dự phòng rủi ro, chi mua các công cụ lao động,…dẫn đến việc tăng chi phí của ngân hàng.
Lợi nhuận
Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu đặt ra trong kinh doanh.Không chỉ ngân hàng mà bất kỳ một tổ chức kinh tế nào cũng đều mong muốn có lợi nhuận cao.Tuy nhiên, do tác động của suy thoái kinh tế, chính sách tiền tệ chuyển đổi liên tục đã làm cho lợi nhuận ngân hàng cũng biến đổi qua các năm.
Năm 2012, lợi nhuận của ngân hàng tăng 2.078 triệu đồng tức là tăng 35,50% so với năm 2011. Mặc dù thu nhập giảm nhưng chi phí giảm nhiều hơn so với thu nhập cụ thể chi phí giảm 10.911 triệu đồng, còn thu nhập chỉ giảm 8.832 triệu đồng. Như vậy, chi phí giảm nhiều hơn thu nhập làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng 2.079 triệu đồng. Đạt được kết quả này là nhờ vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng cùng với sự chỉ đạo đúng đắn của Ban Giám
Đốc và các cán bộ tín dụng luôn chủđộng tìm kiếm khách hàng cũng nhưđôn
đốc thu hồi lãi và nợ khi đến hạn.
Năm 2013, lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống 977 triệu đồng tức là giảm 12,31% so với năm 2012. Chi phí của ngân hàng tuy có giảm so với năm 2012 nhưng thu nhập giảm nhiều hơn so với chi phí, cụ thể chi phí giảm 10.081 triệu đồng nhưng thu nhập lại giảm tới 11.058 triệu đồng, nên làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống 977 triệu đồng. Nguyên nhân là do chính sách lãi suất ngân hàng áp dụng, lãi tồn đọng còn cao, nhiều món vay nợ lãi dự
21
thu làm cho khoản thu lãi của ngân hàng giảm,…Vì vậy, ngân hàng cần đưa ra các biện pháp tăng cường công tác thu lãi, thông báo lãi kịp thời cho khách hàng, đôn đốc thu hồi, xử lý ngay khi phát hiện khách hàng không đóng lãi
đúng quy định để giảm rủi ro và tăng thu nhập cho ngân hàng, góp phần đạt chỉ
tiêu lợi nhuận mà ngân hàng đã đề ra.
Lợi nhuận của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 giảm 2.395 triệu đồng tức giảm 56,74% so với 6 tháng đầu năm 2013 là do khoản chi phí mà ngân hàng bỏ ra tăng trong khi thu nhập lại giảm. Ngân hàng cần có các biện pháp hạn chế các khoản chi nhằm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.