Huyđộng vốn theo đồng tiền

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 45)

Nền kinh tế ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng mở rộng, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và thúc đẩy sản xuất, xuất nhập khẩu do đó luồng ngoại tệ vào trong nước ngày càng tăng. Đặc biệt Cần Thơ hiện đang là một trong những trung tâm lớn nhất khu vực

ĐBSCL, với lượng khách nước ngoài đến lưu trú, tham quan khá đông. Bên cạnh các công ty hoạt động kinh doanh với người nước ngoài, khu công nghiệp Trà Nóc tập trung nhiều công ty, hoạt động xuất nhập khẩu của các công ty trong nước. Điều này yêu cầu các công ty phải có các tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ để thực hiện thủ tục thanh toán dễ dàng. Chính vì thế nguồn vốn tiền gửi tại các ngân hàng thường bao gồm cả nguồn tiền nội tệ và nguồn tiền gửi ngoại tệ.

35

Đểđa dạng hình thức huy động vốn, ngân hàng không chỉ huy động bằng nội tệ mà còn huy động bằng ngoại tệ để thu hút thêm nguồn vốn nhàn rỗi từ

các cá nhân và tổ chức.

Bảng 4.7 Nguồn vốn huy động theo đồng tiền tại NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền %

Nội tệ 163.942 221.438 270.831 57.496 35,07 49.393 22,31

Ngoại tệ (đã quy đổi) 1.712 1.999 1.350 286 16,73 (649) (32,47)

Vốn huy động 165.654 223.437 272.181 57.783 34,88 48.744 21,82

(Nguồn: Phòng kế hoach – kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy)

Qua bảng 4.7, ta thấy nguồn vốn huy động theo đồng tiền từ năm 2011

đến năm 2013 đã không ngừng tăng trưởng. Trong đó, nguồn vốn huy động nội tệ luôn cao hơn nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ.

Nguồn vốn huy động bằng nội tệ

Số tiền huy động bằng nội tệ từ năm 2011 đến năm 2013 có chiều hướng tăng. Cụ thể, năm 2012 nguồn vốn huy động nội tệ tăng 57.496 triệu đồng, tương đương 35,07% so với năm 2011. Năm 2013 nguồn vốn huy động này tăng 49.393 triệu đồng tức là tăng 22.31% so với năm 2012.Cơ cấu nguồn vốn huy động nội tệ luôn cao hơn nhiều so với nguồn vốn huy động ngoại tệ..Điều này có thể dễ dàng giải thích được bởi luồng vốn từ nội tệ vẫn là nguồn được sử dụng chủ yếu.Do ngân hàng nhận biết được nhu cầu vốn cần thiết trên địa bàn chủ yếu là nội tệđể thực hiện các giao dịch thanh toán hay gửi tiết kiệm và hoạt động tín dụng, cho vay tại ngân hàng vì trên địa bàn chủ yếu là hoạt động kinh doanh sản xuất trong nước, các hộ sản xuất chăn nuôi và trồng trọt. Việc sử dụng nội tệ lại đơn giản, không tốn kém nhiều chi phí chuyển đổi thành ngoại tệ. Người dân vẫn có thói quen giao dịch bằng nội tệ, hơn nữa, nước ta mới tiến hành giao lưu kinh tế quốc tế, các kênh đầu tư từ nước ngoài vẫn còn ít, nên các kênh giao dịch ngoại tệ vẫn chưa phổ biến.

Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ

Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ từ năm 2011 đến năm 2013 có sự biến

36

vốn huy động này chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại góp phần ổn định tỷ giá, thanh khoản trong các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường.Năm 2012, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ này tăng 286 triệu đồng tức là tăng 16,73% so với năm 2011. Đây cũng là xu hướng tất yếu mà không chỉ riêng NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủyhướng đến mà các ngân hàng khác cũng muốn nâng cao nguồn vốn bằng ngoại tệ bởi lãi suất thấp hơn so với huy động bằng nội tệ. Do tình trạng lạm phát được kiềm chế, tỷ giá tăng nên nhiều người đang nắm giữ

ngoại tệ muốn sinh lời nên đã bán ngoại tệ thu lợi nhuận. Ngoài ra, có một số

doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực xuất nhập khẩu như: công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX), công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ, công ty thực phẩm xuất khẩu Nam Hà,…vì thế năm 2012 nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng. Năm 2013, nguồn vốn huy động này lại giảm 649 tỷ đồng tức là giảm 32,47% so với năm 2012.Đó là vì, chính sách lãi suất đối với nguồn vốn huy động ngoại tệđã giảm và sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng nước ngoài nên số lượng vốn huy

động ngoại tệ giảm.Thời gian này có ít các công ty xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp đã có sự lựa chọn tốt hơn là Eximbank- ngân hàng xuất nhập khẩu chuyên ngành trong khiNHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy vẫn chưa có sự

khác biệt về chính sách đối với ngoại tệ.

Bảng 4.8 Vốn huy động theo đồng tiền tại NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6T/2014 - 6T2013

Số tiền %

Nội tệ 251.376 335.086 83.710 33,30

Ngoại tệ (đã quy đổi) 1.105 1.461 356 32,22

Vốn huy động 252.481 336.547 84.066 33,30

(Nguồn: Phòng kế hoach – kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy)

Qua bảng 4.8 ta thấy, tổng nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2014 tăng 83.710 triệu đồng tức là tăng 33,30% so với 6 tháng đầu năm 2013 và nguồn vốn huy

động nội tệ chiếm tỷ trọng cao so với nguồn vốn huy động ngoại tệ. Trong đó, nguồn vốn huy động nội tệ tăng 79.338 triệu đồng tức là tăng 31,02%, vốn ngoại tệ tăng 356 triệu đồng tức là tăng 32,22%. Nguyên nhân là do sự tăng lên của lượng khách nước ngoài đến lưu trú tại Cần Thơ, lãi suất ngoại tệ thấp hơn

37

nội tệ, cụ thể lãi suất ngoại tệ chỉ 1%/năm (2014) áp dụng cho tất cả tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Mặt khác, dân cư trên khu vực chủ yếu sản xuất, buôn bán nhỏ.Vì thế mà nguồn vốn huy động ngoại tệ luôn ít hơn nguồn vốn huy

động nội tệ. Tuy nhiên, gần đây do có các doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động nhiều nên nguồn vốn huy động ngoại tệ có phần tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2013.

4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH QUẬN BÌNH THỦY

Mỗi ngân hàng đều có chung một mục đích là tìm lợi nhuận từ hoạt động của ngân hàng, để ngân hàng có thể tiếp tục hoạt động và phát triển. Song song với nhu cầu phát triển ấy, công tác huy động vốn tại ngân hàng cần được chú trọng xem xét và phân tích để nhân thấy rõ được sự quan trọng của công tác huy động vốn tại ngân hàng.Việc phân tích kết quả huy động vốn của ngân hàng, để thấy rõ thêm hiệu quả của hoạt động huy động vốn củaNHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy, ta xem xét các chỉ số sau đây:

39

Bảng 4.9 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy và chi nhánh Cái Răng 2011- 2013

NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy NHNo&PTNT chi nhánh Cái Răng

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Năm 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Vốn huy động Triệu đồng 165.654 223.437 272.181 320.613 388.121 504.437 Vốn điều chuyển Triệu đồng 269.667 237.254 235.707 60.945 31.873 9.171 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 435.321 460.691 507.888 381.558 419.994 513.608 Tiền gửi có kỳ hạn Triệu đồng 138.621 177.533 221.726 284.955 320.912 428.986 Tổng tiền gửi Triệu đồng 165.654 223.437 272.181 314.943 365.967 483.222

Thu nhập lãi Triệu đồng 73.978 65.693 55.272 59.997 64.591 56.033

Dư nợ Triệu đồng 408.982 430.185 482.811 363.087 400.535 446.260

Doanh số cho vay Triệu đồng 408.181 432.035 463.988 517.793 580.336 528.921

Chi phí lãi Triệu đồng 58.966 49.257 39.810 43.418 44.360 37.704

Chi phí trả lãi tiền gửi Triệu đồng 23.638 20.687 18.014 34.520 33.904 34.461

Chi phí trả lãi tiền vay Triệu đồng 35.328 28.570 21.796 8.898 10.456 3.243

40

Chỉ tiêu Đơn vị tính NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy NHNo&PTNT chi nhánh Cái Răng

Năm Năm 2011 2012 2013 2011 2012 2013 VHĐ/Tổng nguồn vốn % 38,05 48,50 53,59 84,03 92,41 98,21 VĐC/Tổng nguồn vốn % 61,95 51,50 46,41 15,97 7,59 1,79 Dư nợ/ VHĐ Lần 2,47 1,93 1,77 1,13 1,03 0,88 Tiền gửi có kỳ hạn/ Tổng tiền gửi % 83,68 79,46 81,46 90,48 87,69 88,78 CP trả lãi tiền gửi/Tổng tiền gửi % 14,27 9,26 6,62 10,96 9,26 7,13 CP lãi/Tổng chi phí % 83,28 82,24 79,92 78,07 71,49 78,76 TN lãi/ CP lãi Lần 1,25 1,33 1,39 1,38 1,45 1,49

Lãi suất huy động bình quân % 13,55 10,69 7,84 11,38 10,56 7,34

Lãi suất cho vay bình quân % 18,13 15,28 11,91 11,59 11,13 10,59

Chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào

41

Bảng 4.10 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy và chi nhánh Cái Răng 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 Chỉ tiêu Đơn vị tính NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy NHNo&PTNT chi nhánh Cái Răng 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm 2013 2014 2013 2014 Vốn huy động Triệu đồng 252.481 336.547 435.463 587.811

Vốn điều chuyển Triệu đồng 219.945 210.326 31.011 794

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 472.426 546.873 466.474 588.605

Tiền gửi có kỳ hạn Triệu đồng 198.516 263.576 365.160 506.507

Tổng tiền gửi Triệu đồng 252.481 336.547 417.541 585.083

Thu nhập lãi Triệu đồng 23.777 22.035 25.746 28.245

Dư nợ Triệu đồng 435.402 495.434 431.313 437.298

Doanh số cho vay Triệu đồng 230.651 231.758 273.424 264.062

Chi phí lãi Triệu đồng 19.188 19.023 17.019 17.531

Chi phí trả lãi tiền gửi Triệu đồng 8.381 9.180 15.235 17.126

Chi phí trả lãi tiền vay Triệu đồng 10.807 9.843 1.784 405

Tổng chi phí Triệu đồng 21.686 23.272 29.151 34.395

VHĐ/Tổng nguồn vốn % 53,44 61,54 93,35 99,87

VĐC/Tổng nguồn vốn % 46,56 38.46 6,65 0,13

Dư nợ/ VHĐ Lần 1,72 1,47 0,99 0,74

Tiền gửi có kỳ hạn/ Tổng tiền gửi % 78,63 78,32 87,45 86,57

CP trả lãi tiền gửi/Tổng tiền gửi % 3,32 2,73 3,65 2,93

CP lãi/Tổng chi phí % 88,48 81,74 58,38 50,97

TN lãi/ CP lãi Lần 1,24 1,16 1,51 1,61

Lãi suất huy động bình quân % 4,06 3,48 3,65 2,98

Lãi suất cho vay bình quân % 10,31 9,51 9,42 10,70

Chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào

%

42

4.3.1 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của ngân hàng, tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn càng cao chứng tỏ hoạt động huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả. Qua bảng 4.9 ta thấy chỉ tiêu này tăng qua các năm.Cụ thể năm 2011 là 38,05% đến năm 2012 là 48,50% và năm 2013 là 53,59%. Điều này đã phản ánh ngân hàng trên lĩnh vực huy động vốn ngày càng cao, vị thế của ngân hàng ngày càng được củng cố và phát triển.

Qua bảng 4.9, ta thấy chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn được nâng lên rõ rệt. Từ 53,44% trong 6 tháng đầu năm 2013 lên đến 61,54% trong 6 tháng đầu năm 2014. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn. Khi chỉ tiêu này ngày càng tăng thì khả năng đáp ứng nhu cầu vốn sẽ ngày càng tốt và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

So sánh chỉ tiêu này với NHNo&PTNT chi nhánh Cái Răng, ta thấy tỷ lệ

này của ngân hàng còn khá thấp, cần tăng cường công tác huy động vốn để có

đủ khả năng cung cấp vốn cho thị trường.

38,05 48,5 53,59 0 10 20 30 40 50 60 2011 2012 2013 % Vốn huy động/Tổng nguồn vốn

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy trong 3 năm 2011 - 2013

4.3.2 Vốn điều chuyển/ Tổng nguồn vốn

Nhìn chung, vốn điều chuyển của ngân hàng đang giảm dần qua 3 năm, cụ thể năm 2011 lên đến 61,95%, giảm xuống còn 51,50% vào năm 2012, tiếp tục giảm còn 46,41% vào năm 2013. Đây là dấu hiệu tốt vì đã hạn chế sử dụng vốn điều chuyển từ Trụ sở chính, ngân hàng được thế chủ động trong kinh

43

doanh, có khả năng cung cấp vốn kịp thời, đầy đủ và nhanh chóng cho khách

hàng.

Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy trong 3 năm 2011 – 2013

Việc giảm sử dụng vốn điều chuyển sẽ góp phần làm giảm chi phí của ngân hàng và tăng lợi nhuận. Đây là một trong những vấn đề quan trọng quyết

định sự sống còn đối với một chi nhánh. Sẽ tốt hơn cho Ngân hàng nếu có thể

hoạt động độc lập bằng cách tăng cường hơn nữa khả năng huy động vốn của mình. Như vậy sẽ tạo cho Ngân hàng thế chủ động trong kinh doanh, có khả

năng cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng nguồn vốn cho khách hàng, nhất là trong trường hợp đáp ứng nhu cầu bổ sung thiếu hụt của cá nhân, doanh nghiệp.

Đến 6 tháng đầu năm 2014, nguồn vốn điều chuyển tiếp tục giảm. Qua bảng 4.9, ta thấy từ 46,56% của 6 tháng đầu năm 2013 giảm xuống còn 38,46% ở 6 tháng đầu năm 2014. Chỉ tiêu này cho thấy phương hướng hoạt

động về công tác huy động vốn của ngân hàng đang đi đúng hướng và cần phát huy hơn nữa để nguồn vốn điều chuyển này giảm ở mức thấp nhất.

So sánh chỉ tiêu này với NHNo&PTNT chi nhánh Cái Răng ta thấy chỉ

tiêu này khá cao. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng còn phụ thuộc quá nhiều vào vốn điều chuyển từ Hội sở.

44

4.3.3Tiền gửi có kỳ hạn/ Tổng tiền gửi

Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền gửi của khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi.Cho nên khoản tiền này mang tính ổn định, giúp cho ngân hàng có thể tận dụng tối đa vào hoạt động cho vay và thực hiện các khoản đầu tư khác mà tỷ lệ dự trữ không cần quá nhiều.Vì vậy tỷ lệ này càng cao thì càng tốt cho ngân hàng.

Tại NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy tỷ lệ này chiếm tỷ lệ cao nhưng lại có xu hướng tăng trưởng không ổn định. Năm 2011 tỷ lệ này là 83,68%, năm 2012 giảm còn 79,46%, năm 2013 tăng nhẹ lên 81,46%.

4.3.4 Dư nợ/ Vốn huyđộng

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ

tiêu này quá nhỏ hay quá lớn đều không tốt.Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thfi khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Nhìn chung qua 3 năm dư nợ của ngân hàng tăng, cụ thể năm 2011 là 408.982 triệu đồng đến năm 2013 con số này tăng lên 482.811 triệu đồng. Việc dư nợ tăng lên là do sự tác động mạnh mẽ của chính sách điều hành tiền tệ, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay, khơi thông vốn cho nền kinh tế, bình

ổn tỷ giá, tăng cung tiền cho thị trường, tạo khả năng tiếp cận nguồn vốn lãi suất hợp lý cho doanh nghiệp và người dân.

Chỉ số dư nợ trên vốn huy động trong 3 năm cho thấy một vấn đề là việc huy động vốn của ngân hàng thấp hơn so với nhu cầu vốn vay của khách hàng, chỉ số trên luôn lớn hơn 1.Năm 2011 bình quân 2,47 đồng dư nợ có 1

đồng vốn huy động tham gia. Hay nói cách khác nguồn vốn huy động của ngân hàng không đủ để đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường nên Ngân hàng Hội sởđã điều chuyển vốn để Ngân hàng chi nhánh hoạt động. Năm 2012 chỉ

số này có giảm nhưng không nhiều, từ 2,47 lần năm 2011 xuống 1,93 lần năm 2012, tức là trong 1,93 đồng vốn cho vay thì vốn huy động chiếm 1 đồng, còn lại là vốn điều chuyển từ ngân hàng Hội sở. Đến năm 2013, bình quân 1,77

đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào, giảm so với năm 2011 và năm. Con số này lớn hơn 1 nhưng không nhiều, chứng tỏđược sự cố gắng trong công tác huy động vốn của ngân hàng rất cao. Tuy nhiên ngân hàng vẫn cần phải cố gắng hơn trong công tác huy động vốn, cố gắng giữ con số này ở

mức thấp bắng phương thức tăng cho vay nhưng phải tăng vốn huy động để đáp ứng. Đây cũng là một trong những con số cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng, bởi như tất cả chúng ta đều biết lãi suất huy động vốn từ công

45

chúng thì lúc nào cũng thấp hơn lãi suất của vốn điều chuyển từ Ngân hàng Hội sở.

Tình hình huy động vốn của ngân hàng được thực hiên tốt trong 6 tháng

đầu năm 2014. Bình quân 1,47 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)