Chi phí trả lãi tiền gửi/Tổng tiền gửi

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 55)

Qua bảng 4.9, ta thấy chỉ tiêu này giảm liên tục từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể, năm 2011 để có 1 đồng tiền gửi phải bỏ ra 14,27 đồng chi phí trả lãi, sang năm 2012 để có 1 đồng vốn huy động phải bỏ ra 9,26đồng chi phí, sang năm 2013 để có 1 đồng vốn huy động thì chỉ cần bỏ ra 6,62đồng chi phí, giảm so với năm 2011 và năm 2012. Như vậy, ngân hàng đã cố gắng để giảm chi phí trả lãi tiền gửi.Đây là điều cần phải phát huy để chi phí ngày càng được giảm ở mức thấp nhất mà vẫn đạt hiệu quả cao trong công tác huy động vốn.

Qua bảng 4.9 thì đến 6 tháng đầu năm 2014 chỉ tiêu chi phí vốn huy

động trên tổng nguồn vốn huy động tiếp tục giảm so với 6 tháng đầu năm 2013. Để có 1 đồng vốn huy động thì chỉ cần bỏ ra2,73đồng chi phí. Đây là

điều tốt vì khi chi phí thấp ngân hàng sẽđạt hiệu quả hơn trong công tác huy

động vốn.

4.3.6 Chi phí vốn huy động/ Tổng chi phí

Chỉ tiêu này cho biết chi phí huy động vốn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng chi phí của ngân hàng. Qua bảng 4.9, ta thấy chỉ tiêu này thay đổi qua mỗi năm. Năm 2011 chi phí huy động vốn chiếm 83,28% trong tổng chi phí. Năm 2012 chi phí huy động vốn này giảm chiếm 82,24% trong tổng chi phí. Đến năm 2013 chi phí huy động vốn này tiếp tục giảm chiếm 79,92% trong tổng chi phí. Nguyên nhân là do ngân hàng giảm lãi suất huy động chính vì vậy chi phí trả lãi tiền gửi giảm.

Chỉ tiêu chi phí vốn huy động trên tổng chi phí trong 6 tháng đầu năm 2014 giảm so với 6 tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu này chỉ còn 81,74%. Nguyên nhân là do lãi suất huy động giảm dẫn đến chi phí để huy động vốn giảm nhưng tổng chi phí lại tăng so với 6 tháng đầu năm 2013.

46

4.3.7 Thu nhập lãi/ Chi phí lãi

Chỉ tiêu này phản ánh bỏ ra 1 đồng chi phí huy động vốn thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập từ hoạt động cho vay. Qua bảng 4.9, ta thấy chỉ tiêu này có chiều hướng tăng qua từng mỗi năm. Cụ thể, năm 2011 bỏ ra 1 đồng chi phí huy động vốn thì thu được 1,25 đồng thu nhập từ hoạt động cho vay,

đến năm 2012 bỏ ra 1 đồng chi phí huy động vốn thì thu được 1,33 đồng thu nhập từ hoạt động cho vay và đến năm 2013 thìbỏ ra 1 đồng chi phí huy động vốn thì thu được 1,39 đồng thu nhập từ hoạt động cho vay.Nguyên nhân là do tuy thu nhập lãi giảm qua 3 năm 2011 – 2013 nhưng chi phí huy động vốn giảm nhiều hơn.

Qua bảng 4.9, ta thấy chỉ tiêu này ở 6 tháng đầu năm 2014 giảm so với 6 tháng đầu năm 2013. 6 tháng đầu năm 2013 bỏ ra 1 đồng chi phí huy động vốn thì thu được 1,24 đồng thu nhập từ hoạt động cho thì đến 6 tháng đầu năm 2014 bỏ ra 1 đồng chi phí huy động vốn thì chỉ thu được 1,16 đồng thu nhập từ hoạt động cho vay.

4.3.8 Chi phí trả lãi tiền gửi

Trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong chi phí trả lãi, năm 2011 chiếm 40,01%, năm 2012 chiếm 42% và năm 2013 chiếm 45,25%. Do ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn, đặc biệt là từ dân cư và các tổ chức kinh tế làm cho chi lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng ngày càng cao.

Tuy nhiên, qua bảng 4.10 ta thấy chi phí trả lãi tiền gửi giảm dần qua các năm 2011 – 2013. Cụ thể, chi phí trả lãi tiền gửi năm 2012 là 20.687 triệu

đồng giảm 2.951 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 chi phí trả lãi tiền gửi là 18.014 triệu đồng giảm 2.673 triệu đồng so với năm 2012. Lý do là do lãi suất huy động giảm so với những năm trước. Chi phí huy động giảm nhưng nguồn vốn huy động lại tăng là điều đáng mừng cho ngân hàng, ngân hàng sẽ

thu được khoản lợi nhuận từ việc cắt giảm chi phí.

6 tháng đầu năm 2014, chi phí trả lãi tiền gửi là 9.180 triệu đồng tăng 799 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013, là do ngân hàng đẩy mạnh huy

động vốn, công tác huy động tại ngân hàng được thực hiện xuyên suốt với đầy

đủ các loại hình huy động như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm,…làm cho chi phí trả lãi tiền gửi tăng lên.

4.3.9 Chi phí trả lãi tiền vay

Qua bảng 4.10, trả lãi tiền vay tại ngân hàng từ năm 2011 đên năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 đều có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2012 chi phí trả

47

tiền vay tiếp tục giảm 6.774 triệu đồng so với năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 chi phí trả lãi tiền vay giảm 964 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Chi phí trả lãi tiền vay của ngân hàng giảm là do lãi suất huy động giảm nên ngân hàng tích cực công tác huy động vốn bằng cách có các chính sách khuyến mãi cho chương trình gửi tiền tiết kiệm thu hút được khách hàng mới, chính sách giữ chân khách hàng cũ. Nên đã hạn chếđược việc sử dụng nguồn vốn cấp trên.

So sánh chỉ tiêu này với NHNo&PTNT chi nhánh Cái Răngta thấy chỉ

tiêu này khá cao. Do ngân hàng có vốn điều chuyển khá lớn, mà nguồn vốn này có lãi suất cao hơn vốn huy động.

4.3.10 Lãi suất huy động bình quân

Lãi suất huy động bình quân sẽ phản ánh khoản chi phí mà ngân hàng phải trả lãi cho nguồn vốn huy động của ngân hàng trong năm đó. Qua bảng 4.10, chi phí trả lãi bình quân có chiều hướng giảm từ năm 2011 đến 2013 và tới 6 tháng đầu năm 2014. Do lãi suất huy động trong giai đoạn này có chiều hướng giảm, chính vì vậy nguồn vốn huy động của ngân hàng có tăng cao thì phần chi phí trả lãi của ngân hàng cũng vẫn được cắt giảm. Chi phí trả lãi bình quân của ngân hàng thấp nếu ngân hàng phát huy được khả năng sử dụng hết nguồn vốn huy động của mình thì sẽ đem lại được khoản lợi nhuận cho ngân hàng.

4.3.11 Lãi suất cho vay bình quân

Chỉ tiêu này sẽ cho ta biết được khoản tiền mà ngân hàng có thể nhận

được khi đem nguồn vốn cho vay.Nhưng phần lãi suất này sẽ chịu ảnh hưởng của lãi suất huy động, khi lãi suất huy động tăng thì lãi suất này cũng tăng và ngược lại.Sự thay đổi này là để đáp ứng được phần chi trả cho nguồn vốn huy

động đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.Nhưng để đưa ra mức lãi suất cho vay ngân hàng còn phải chịu sự quản lý của NHNN, không được đưa ra mức lãi suất cao hơn mức lãi suất quy định.Nếu ngân hàng đưa ra mức lãi suất quá cao thì những người đi vay sẽ lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất thấp hơn để vay vốn.Lúc đó nguồn vốn huy động ngân hàng đi vay sẽ không được sử dụng thì ngân hàng sẽ bị mất một khoản chi phí lớn để chi trả cho nguồn vốn huy động.

Qua bảng 4.10, nhìn chung lãi suất cho vay bình quân giảm dần qua các năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Năm 2012 đã thực hiện 6 lần giảm lãi suất đã kéo lãi suất cho vay xuống còn 14%/năm. Do đó làm cho lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng trong năm 2012 giảm. NHNN điều chỉnh giảm lãi suất cho vay nên lãi suất cho vay bình quân giảm dần.NHNN

48

đang từng bước điều chỉnh lãi suất để ổn định lãi suất trên thị trường và giúp nền kinh tế phát triển ổn định hơn.

4.3.12 Chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào

Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động sẽ cho thấy được khoản lợi nhuận của ngân hàng nhận được khi sử dụng nguồn vốn.Hệ số này càng cao thì lãi từ hoạt động cho vay càng lớn. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động từ năm 2011 đến năm 2013 và đến 6 tháng đầu năm 2014 có chiều hướng giảm nhưng giảm nhiều hay ít là do một phần tác động của thị trường và một phần là do sự cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng nhưng phải chịu sự quản lý của NHNN. Năm 2011, trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng lớn 61,95% nên lãi suất cho vay khá cao.

Năm 2012, NHNN có những biện pháp điều chỉnh lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và đặc biệt là diễn biến của lạm phát. Tiếp tục

đưa ra mức trần lãi suất huy động và mức sàn lãi suất cho vay.NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy cũng chịu sự quản lý chặt chẽ này đã giảm lãi suất huy

động vốn và lãi suất cho vay xuống đáng kể.Sang 6 tháng đầu năm 2014 mức lãi suất được điều chỉnh giảm nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Lãi suất tiết kiệm và cho vay đã giảm nhiều so với giai đoạn từ 2011 - 2012, mức chênh lệch đầu vào và ra cao so với NHNo&PTNT chi nhánh Cái Răng. Nguyên nhân chính là do sức ép xử lý nợ xấu của ngân hàng. Ngân hàng bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), nhưng VAMC chỉ giữ nợ tạm thời và nợ xấu chưa được giải quyết tận gốc nên hàng năm các ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng cho đến khi xử lý được nợ xấu. Như vậy, ngân hàng đang dùng lợi nhuận tương lai để trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu tồn đọng, nên chi phí vốn sẽ tăng cao. Do

đó, họ phải duy trì chênh lệch lợi nhuận lớn, giữa lãi suất huy động và cho vay

để bù đắp cho khoản dự phòng này.

Ngân hàng cần tích cực thúc đẩy hơn nữa hoạt động huy động vốn của mình, góp phần làm giảm lãi suất huy động bình quân, gia tăng khoảng cách giữa lãi suất đầu vào và đầu ra để có thể bù đắp chi phí dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, chi phí quản lý,…giúp ngân hàng có được lợi nhuận từ hoạt

động tín dụng.

Qua sự so sánh với NHNo&PTNT chi nhánh Cái Răng trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 ta thấy chênh lệch chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động ngân hàng khá cao.

49

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH QUẬN BÌNH THỦY 5.1 NHỮNG ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

5.1.1 Đạt được

Qua việc phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh quận Bình Thủy giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, ta thấy ngân hàng đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Đây là kết quả của sự chỉ đạo của NHNN, sự lãnh đạo tài tình của Ban lãnh đạo ngân hàng, các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là tác phong làm việc năng động, tích cực, phục vụ khách hàng một cách chu đáo của nhân viên, để từđó đưa ra các giải pháp phù hợp với yêu cầu của khách hàng mà vẫn đảm bảo được lợi ích và mục tiêu của ngân hàng.

- Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm thu được lợi nhuận

- Vốn huy động đạt kế hoạch đề ra. Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng trên 80% trong tổng nguồn vốn huy động.

- Cán bộ công nhân viên có ý thức và trách nhiệm trong công tác huy

động vốn nên đã hoàn thành chỉ tiêu được giao. Kết hợp với các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng của ngân hàng cấp trên nên ngân hàng đã giữđược khách hàng và thu hút khách hàng mới.

- Công tác huy động vốn đạt hiệu quả, tăng trưởng khá.

5.1.2 Hạn chế

- Chi phí ngân hàng chi trả cho các hoạt động kinh doanh còn khá cao sẽ

làm giảm đi lợi nhuận của ngân hàng.

- Quy mô nguồn vốn huy động còn thấp trong tổng nguồn vốn, ngân hàng còn sử dụng nhiều vốn điều chuyển của ngân hàng cấp trên.

- Nguồn vốn huy động kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng còn thấp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực khác của ngân hàng.

50

- Ngân hàng luôn phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác trên

địa bàn Quận về lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay cũng như các chương trình

ưu đãi khách hàng, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ khách hàng.

- Cách thức trả lãi cho các tài khoản tiền gửi chưa linh hoạt: lãi tiền gửi không kỳ hạn được trả một lần vào cuối tháng; lãi tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tích lũy định kỳ được trả một lần vào ngày đến hạn hoặc vào ngày khách hàng phá ra trước hạn . Các sản phẩm của ngân hàng vẫn chưa tạo ra sự khác biệt, huy động vốn chủ yếu từ nội tệ chưa có nhiều hình thức huy động từ

ngoại tệ. Trong khi đó, nhiều NHTM khác huy động tiền gửi thông qua rất nhiều loại hình tài khoản với các hình thức trả lãi cũng rất đa dạng: lãi trả

trước, lãi trả sau, lãi trả hàng tháng, hàng quý, lãi nhập gốc.

- Sự chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra của nguồn vốn còn thấp sẽảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng.

- Vốn huy động ngoại tệ có chiều hướng giảm.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN 5.2.1 Tăng cường hoạt động marketing 5.2.1 Tăng cường hoạt động marketing

Trong thời gian vừa qua, hoạt động ngân hàng trên địa bàn Thành phố

Cần Thơ diễn ra ngày càng sôi động, các ngân hàng cạnh tranh với nhiều hình thức trong đó hoạt động marketing luôn được chú trọng. Ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh quận Bình Thủy đã hoàn thành tốt chiến lược marketing nhưng cần phấn đấu hơn nữa trong thời gian tới.

Đối với khách hàng có quan hệ lâu năm với ngân hàng, cần giữ mối quan hệ tốt với khách hàng thông qua hoạt động tín dụng, tạo mối quan hệ hai chiều, gắn bó thân thiết giữa ngân hàng với các tổ chức kinh tế.Ngân hàng cần

đưa ra một số chính sách ưu đãi với một số khách hàng thường xuyên để thể

hiện sự quan tâm, hiếu khách của ngân hàng, nhằm củng cố mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.

Đối với khách hàng lần đầu tiên đến giao dịch thì việc tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng là hết sức cần thiết.Vì vậy, để tạo ấn tượng khởi đầu tốt cần xem xét lại thái độ, phong cách phục vụ của nhân viên.Nhân viên đòi hỏi phải có thái độ nhiệt tình, vui vẻ tận tâm với khách hàng để cho khách hàng thấy ngân hàng không chỉ là nơi giao dịch mà còn là người bạn thân thiết đối với khách hàng. Điều đó sẽ thu hút và giữ chân được khách hàng đến ngân hàng.

Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi, không chỉ

51

truyền tại các điểm đông dân cư, các phương tiện truyền thông, apich, các trang mạng xã hội,…Ngoài ra, ngân hàng có thể kết hợp khuyến mãi, ngoài chính sách ưu đãi đối với khách hàng lâu năm hay gửi lượng tiền lớn, ngân hàng cũng tạo điều kiện cho khách hàng mới cũng như khách hàng cũ tham gia các chương trình khuyến mãi bằng cách tặng những món quà từ giá trị thấp

đến giá trị cao có in hình logo của ngân hàng để quảng cáo hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng.

5.2.2 Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn

Để khắc phục điểm yếu trong sản phẩm tiền gửi và để giảm thiểu nguy cơ quy mô vốn huy động bị thu hẹp. Trước hết, Ngân hàng phải đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi và các dịch vụ hỗ trợ. Theo đó, Ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu các sản phẩm tiền gửi đang được các NHTM khác áp dụng, tìm ra các ưu và nhược điểm của các sản phẩm này. Qua đó, Ngân hàng có thể đa dạng hóa các sản phẩm hiện có, cải tiến các sản phẩm hiện có, tăng độ hấp dẫn cho các sản phẩm hiện có, đưa ra các sản phẩm tiền gửi có ưu điểm vượt

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)