- Vốn huy động
+ Đến 31/12/2014 dự kiến đạt 310 tỷ đồng, tăng 28 tỷ đồng, tăng 14%, trong đó tiền gửi dân cư 255 tỷđồng chiếm 80,6% tăng 23 tỷ, tỷ lệ tăng 10%.
23
+ Chỉ tiêu vốn huy động bình quân 11,9 tỷ đồng/Cán bộ, so năm 2013 tăng 1,4 tỷđồng
- Dư nợ 530 tỷđồng, tăng 48 tỷđồng, tỷ lệ tăng 9,96% so với năm 2013. + Dư nợ bình quân 20,4 tỷ đồng/người, tăng 1.830 triệu đồng/người so với năm 2013.
+ Dư nợ bình quân 58,8 tỷ đồng/Cán bộ tín dụng, tăng 5,2 tỷ đồng/Cán bộ tín dụng so với năm 2013.
+ Nợ trung hạn 155 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2013, chiếm 29,25% tổng dư nợ.
+ Dư nợ cho vay NNNT chiếm 75% tổng dư nợ, tăng 9% so với năm 2013.
- Nợ xấu: tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2014 < 3%.
- Tỷ lệ thu lãi bình quân đạt từ 85% trở lên lãi phải thu. - Lãi dự thu: tăng cường công tác thu lãi
- Thu nợ xử lý rủi ro: 1.500 triệu đồng. - Thu dịch vụ: 1 tỷđồng.
- Thu lãi từ nhóm 2 – 5: Tận thu tất cả các khoản lãi nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5, đây là một trong những nguồn thu quan trọng nhất quyết định kết quả
tài chính của chi nhánh trong năm 2014. Kế hoạch đến cuối năm 2014 giảm 30% lãi nhóm 2 đến nhóm 5.
- Tài chính: Quỹ thu nhập theo khoản tài chính đảm bảo đủ lương. 3.4.2 Định hướng phát triển
- Để thực hiện kế hoạch huy động đến cuối năm 2014, ngoài việc tuyên truyền quảng cáo, đưa ra các chương trình khuyến mãi của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Thành phố Cần Thơ thì chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thủy nên tăng cường tiếp cận những dự án đầu tư hạ tầng trên địa bàn để thu hút tiền gửi tiết kiệm từ các hộ dân có nhà đất được bồi thường.
- Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên về tầm quan trọng của công tác huy động vốn, tăng cường công tác tiếp thịđể thu hút nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng.
- Thực hiện cơ chế khoán chỉ tiêu huy động vốn đến toàn thể các bộ nhân viên đồng thời khuyến khích và vận động người thân gửi tiền tại ngân hàng.
24
- Cán bộ tín dụng tiếp tục bám sát các công trình, dự án trên địa bàn để
huy động tiền gửi tiết kiệm từ hộ dân có nhà đất bị thu hồi trên địa bàn.
- Vận dụng linh hoạt khung lãi suất, quà tặng khuyến mãi, công tác chăm sóc khách hàng để giữ khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.Đối với khách hàng lớn và khách hàng truyền thống ngân hàng cần có chính sách ưu đãi đặc biệt.
- Mở rộng quan hệ với các tổ chức kinh tế trên địa bàn để thu hút nguồn vốn và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như: chuyển tiền, phát hành thẻ ATM, trả lương qua tài khoản, thu tiền điện, thu tiền học phí và bán vé máy bay qua mạng,…nhằm tăng phí dịch vụ cho ngân hàng.
- Kết hợp phong trào thi đua của NHNo&PTNT Cần Thơ, NHNo&PTNT Việt Nam, giao công đoàn NHNo&PTNT Bình Thủy triển khai phát động đến từng cá nhân tham gia, kết hợp tổ chức sơ kết, xét khen thưởng cho cá nhân.
- Thực hiện tốt phong cách giao dịch văn minh lịch sự, phục vụ và chăm sóc khách hàng.
- Tăng cường công tác quảng bá thương hiệuNHNo&PTNT.
- Giáo dục nâng cao ý thức tự giác trong chấp hành nội quy của cán bộ
nhân viên, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật của ngành đã quy
25
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH
QUẬN BÌNH THỦY
4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH BÌNH THỦY
Vốn luôn là yếu tố quan trọng cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển nhất là trong lĩnh vực ngân hàng.Vốn chính là công cụ chủ yếu cho sự vận hành của ngân hàng, thể hiện sức mạnh của ngân hàng. Một ngân hàng có nguồn vốn mạnh sẽđược đánh giá cao về uy tín cũng như chất lượng dịch vụ từđó có thể
thu hút khách hàng yên tâm giao dịch với ngân hàng.
Vốn huy động là một trong những yếu tố quyết định khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng.
Vốn điều chuyển là nguồn vốn mà chi nhánh điều chuyển từ hội sở hay các chi nhánh khác trong cùng hệ thống khi nguồn vốn huy động không đủ để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn này có lãi suất cao hơn vốn huy động nên làm chi phí hoạt động tăng lên. Do đó ngân hàng luôn tìm mọi phương pháp dể hạn chế sử dụng nguồn vốn này.
Cụ thể tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy từ
năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 như sau:
Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủytừ 2011 - 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 165.654 223.437 272.181 57.783 34,88 48.744 21,82
Vốn điều chuyển 269.667 237.254 235.707 (32.413) (12,02) (1.547) (0,65)
Tổng nguồn vốn 435.321 460.691 507.888 25.370 5,83 47.194 10,24
(Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy)
Nhìn chung tổng nguồn vốn của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013
đều tăng. Năm 2012, tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng 25.370 triệu đồng, tức tăng 5,83% so với năm 2011. Đến năm 2013, tổng nguồn vốn của ngân
26
hàng tiếp tục tăng 47.194 triệu đồng tức là tăng 10,24% so với năm 2012. Sự
tăng trưởng liên tục của nguồn vốn là do sự biến động của các khoản mục cấu thành nên nguồn vốn ngân hàng, cụ thể là:
+Vốn huy động của chi nhánh tăng trong 3 năm qua. Năm 2012 tăng 57.783 triệu đồng tức là tăng 34,88% so với năm 2011, đến năm 2013 vốn huy
động tăng 48.744 triệu đồng tức là tăng 21,82% so với năm 2012. Do nhận thấy được nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư còn đang ở dạng tiền mặt nhiều và do có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn nên Ban lãnh đạo của ngân hàng đã đưa ra chiến lược thu hút nguồn vốn nhàn rỗi đó như các đợt huy động dự thưởng với nhiều giải thưởng hấp dẫn, thu hút được khách hàng mới và chính sách hấp dẫn để giữ khách hàng cũ. Từ những chiến lược đó cùng với sự
nỗ lực rất lớn của đội ngũ, cán bộ công nhân viên của ngân hàng đã làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng trong tăng lên đáng kể.
+ Vốn điều chuyển của chi nhánh giảm qua 3 năm qua. Năm 2012 vốn
điều chuyển giảm 32.413 triệu đồng tức là giảm 12,02% so với năm 2011, đến năm 2013 vốn điều chuyển giảm 1.547 triệu đồng tức là giảm 0,65% so với năm 2012.Chi nhánh đã hạn chế được lượng vốn điều chuyển do công tác thu hồi nợ của ngân hàng được thực hiện tốt hơn, cùng với sự hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp của chính phủ góp phần cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều hướng tốt.Vốn điều chuyển giảm sẽ mang lại lợi ích cho ngân hàng vì tiết kiệm được chi phí hoạt động để tăng lợi nhuận cho ngân hàng, đây là điều cần phát huy.
Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch
2013 2014 6T/2014 – 6T/2013
Số tiền %
Vốn huy động 252.481 336.547 84.066 33,30
Vốn điều chuyển 219.945 210.326 (9.691) (4,37)
Tổng nguồn vốn 472.426 546.873 74.447 15,76
27
Vốn huy động
Ta thấy vốn huy động 6 tháng đầu năm 2014 tăng 84.066 triệu đồng, tức là tăng 33,30%. Nhờ vào công tác tuyên truyền vận động người dân có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng với các chương trình khuyến mãi trong đầu năm 2014 như: “Giải lớn mừng xuân – 2 lần may mắn” đã giúp ngân hàng huy động
được 21 tỷ VNĐ và 9.270 USD về cho ngân hàng.
Vốn điều chuyển
Ngân hàng đang từng bước tăng cường các chiến lược về huy động vốn
để nâng cao nguồn vốn huy động và tích cực hạn chế sử dụng nguồn vốn điều chuyển. Vốn điều chuyển 6 tháng đầu năm 2014 giảm 9.691 triệu đồng, tức giảm 4,37% so với 6 tháng đầu năm 2013.
Xét về cơ cấu nguồn vốn NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy được thể hiện qua hình sau:
Ngân hàng đang cố gắng tăng tỷ trọng vốn huy động, giảm tỷ trọng vốn
điều chuyển tức là giảm sự phụ thuộc nguồn vốn vào Hội sở. Cụ thể, vốn điều chuyển chiếm 61,95% năm 2011. Sang năm 2012, tỷ trọng này tương ứng là 51,50%do năm 2012, đến năm 2013tỷ trọng vốn điều chuyển xuống còn 46,41%, bằng nổ lực của đội ngũ nhân viên trong công công tác thu hồi nợ, NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy còn tích cực hỗ trợ vốn cho những doanh nghiệp tiềm năng để cải thiện kinh tế và trả nợ ngân hàng. Đây là xu hướng tích cực và mang lại hiệu quả hoạt động tốt cho ngân hàng, giúp ngân hàng tiết kiệm một khoản chi phí khá cao từ vốn điều chuyển và mang lại nguồn lợi nhuận tốt hơn.Tuy nhiên, sự chuyển dịch giảm tỷ trọng vốn điều chuyển này của ngân hàng còn chậm, mức độ phụ thuộc vốn điều chuyển từ Hội sở vẫn ở
mức cao.Vì vậy, Ngân hàng cần phải nổ lực huy động vốn và sử dụng vốn hợp lí để giảm vốn điều chuyển xuống thấp hơn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế kịp thời.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH BÌNH THỦY NHÁNH BÌNH THỦY
Ngân hàng là một tổ chức kinh tế với phương thức hoạt động là “đi vay
để cho vay”, là một tổ chức tài chính trung gian xã hội, bên cạnh nguồn vốn
điều chuyển từ hội sở, các Ngân hàng vừa thực hiện công tác đi vay, vừa thực hiện công tác cho vay. Chính vì thế ngoài nguồn vốn có sẵn và điều chuyển thì
để có đủ nguồn vốn cho vay, ngân hàng phải quan tâm rất nhiều đến công tác huy động vốn, nhằm tận dụn nguồn vốn nhàn rỗi để có thểđưa vào nền kinh tế.
28
Để hiểu rõ hơn công tác huy động vốn trong 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 của ngân hàng, ta lần lượt nghiên cứu các vấn đề sau:
4.2.1 Huy động vốn theo hình thức huy động
Bảng 4.3 Vốn huy động theo hình thức huy động tại NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi của TCKT 23.823 33.760 40.888 9.937 41,71 7.128 21,11
Tiền gửi từ dân cư 138.558 180.348 231.293 41.790 30,16 50.945 28,25
Phát hành GTCG 3.273 9.329 12.020 6.056 185,03 2.691 28,85
Vốn huy động 165.654 223.437 272.181 57.783 34,88 48.744 21,82
(Nguồn: Phòng kế hoach – kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy)
Ta thấy nguồn vốn dân cư chiếm tỷ trọng lớn trên 80% trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thấp hơn và đang có chiều hướng tăng lên.
Tiền gửi từ tổ chức kinh tế
Do có sự đan xen giữa các khoản phải thanh toán và các khoản phải thu mà trên tài khoản của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng luôn tồn tại một số dư
nhất định và trở thành một nguồn vốn có chi phí thấp giúp ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, đôi khi cả trung hạn. Qua bảng số liệu, ta thấy từ năm 2011 đên năm 2013 nguồn vốn từ tổ chức kinh tế liên tục tăng. Cụ thể
năm 2012 tăng 9.937 triệu đồng tức là tăng 41,71% so với năm 2011. Nhận
được kết quả tốt này là do ngân hàng đã tăng cường công tác tiếp cận khách hàng mới, có chính sách ưu đãi cho khách hàng tiềm năng. Nhờ vào uy tín làm việc lâu năm của ngân hàng với khách hàng cũ và sự cố gắng của cán bộ công nhân viên nên đến năm 2013 tiếp tục tăng 7.128 tức là tăng 21,11% so với năm 2012.Nguyên nhân là do NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủyđưa ra nhiều chính sách thu hút nguồn vốn này bằng các chính sách hội nghị khách hàng, liên kết với các công ty, doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt như ủy nhiệm thu, chi, thanh toán L/C với thủ tục nhanh chóng, đơn giản kết hợp với việc tư vấn cho khách hàng hình thức thanh toán phù hợp, tiết kiệm chi phí, đã tạo dựng được uy tín cho ngân hàng và cạnh tranh hiệu quả
29
với các ngân hàng khác. Khách hàng rất yên tâm khi gửi tiền tại ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy làm cho tiền gửi của các tổ chức kinh tế
tăng ổn định trong những năm qua.
Tiền gửi từ dân cư
Khi xã hội ngày càng phát triển thì rủi ro ngày càng nhiều.Mỗi gia đình, mỗi cá nhân đều có những khoản tiền dự phòng cho những tiêu dùng và rủi ro trong tương lai. Nắm bắt được điều đó, NHNo&PTNT chi nhánh Bình Thủy tìm mọi cách để huy động các khoản tiết kiệm này, vì nếu huy động được chúng ngân hàng sẽ có một nguồn vốn không nhỏđểđáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đồng thời thu được một khoản lợi nhuận cho ngân hàng. Năm 2012, tiền gửi từ dân cư tăng 41.790 triệu đồng, tức là tăng 30,16% so với năm 2011. Ngân hàng tích cực đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn này với nhiều hình thức khác nhau để khách hàng dễ dàng lựa chọn phù hợp với bản thân mình, tiếp cận trực tiếp hay gián tiếp qua khách hàng cũ giới thiệu, có nhiều chương trình khuyến mãi kèm quà tặng hấp dẫn nên thu hút được nguồn vốn đáng kể. Kết quả là năm 2013 tiền gửi từ dân cư tăng 50.945 triệu đồng, tức là tăng 28,25% so với năm 2012.
Phát hành giấy tờ có giá
Đây là nguồn vốn mà NHTM có được thông qua việc phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi,…Điều này cần thiết khi nền kinh tế lạm phát. Vốn này chỉ huy động khi cần nguồn vốn cấp bách đểđáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng trong thời gian nhất định, khi đã đủ khối lượng vốn thì ngân hàng sẽ ngưng hoạt động. Từ năm 2011 đến năm 2013, nguồn vốn này cũng không ngừng tăng lên, cụ thể năm 2012 tăng 6.056 triệu đồng tức là tăng 185,03% so với năm 2011.Nguyên nhân là do NHNo&PTNT chính thức triển khai đợt phát hành Kỳ phiếu dự thưởng năm 2012 trên phạm vi toàn quốc với tổng số 8.066 giải thưởng hấp dẫn, tổng trị giá lên đến 3,2kg vàng miếng “SJC” chất lượng 99,99% và 8 tỷ đồngnên lượng tiền khách hàng đầu tư vào nhiều hơn năm 2011. Đến năm 2013, nguồn vốn này tiếp tục tăng 2.691 triệu đồng tức là tăng 28,85%. Nguyên nhân là nền kinh tế đã phát triển trở lại nên nhu cầu về vốn đã tăng cao, nhằm khôi phục sản xuất thì nguồn từ dân cư và từ tổ chức kinh tế không đủ để đáp ứng nhu cầu nên ngân hàng đã phát hành giấy tờ có giá để tăng nguồn vốn của mình.
Xét về cơ cấu vốn huy động theo hình thức huy động thì tiền gửi từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi tổ chức kinh tế và phát hành giấy tờ có giá trong giai đoạn 2011- 2013. Nguyên nhân là do đối với tầng lớp dân cư thì trong thời gian này họ tránh tham gia và hạn chế tham gia vào các
30
hoạt động kinh tế, nên phần lớn họ gửi tiền là để thu về lợi nhuận từ lãi suất ngân hàng, dù thấp nhưng vẫn an toàn và nhẹ nhàng hơn. Còn đối với các tổ
chức kinh tế, linh động trong nguồn vốn luôn là điều bức thiết và trong điều kiện hiện tại thì được quan tâm nhiều hơn.Các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư để kiếm lợi nhuận cao hơn. Do đó mà cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng có một sự phân biệt rõ rệt.
Cụ thể hơn ta có thể quan sát hình 4.3 sau để thấy rõ sự khác biệt này: