Các nhân tố phi kinh tế

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh chăm pa sắc đến năm 2020” (Trang 28)

7. Bố cóc của luận văn

1.4.2 Các nhân tố phi kinh tế

Khi đề cập đến khái niệm phát triển kinh tế, ngoài những tiêu chuẩn thông thường để đánh giá sự tiến bộ xã hội, về địa vị của mỗi cá nhân, gia đình, tập thể trong cộng đồng xã hội. Điều đó đôi khi trở thành mục tiêu của các quốc gia dân tộc, tạo ra một động lực mạnh hơn cả những thế lực kinh tế thông thường, hoặc chi phối và làm biến dạng những qui luật của các mối quan hệ kinh tế vốn có. Đương nhiên các tác động đã cùng chiều thì tạo ra sự thúc đẩy, ngược lại thì sẽ cản trở, xung đột.

22

Các nguồn lực không trực tiếp nhằm mục tiêu kinh tế nhưng gián tiếp có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế gọi là các nhân tố phi kinh tế. Nó có đặc điểm:

- Không thể lượng hóa được các ảnh hưởng của nó.

- Phạm vi ảnh hưởng rộng và phức tạp trong xã hội, không thể đánh giá một cách tách biệt rõ rệt được và không có ranh giới rõ ràng.

1.4.2.1 Cơ cấu dân tộc

Đề cập các tộc người khác nhau cùng sống tạo nên một cộng đồng quốc gia. Cơ cấu này có thể chia theo chủng tộc (sắc tộc, bộ tộc) theo khu vực sinh sống lâu đời tạo nên những khác biệt nhất định (miền núi, miền thảo nguyên, miền đồng bằng...) theo tỉ trọng số lượng trong tổng số dân số (thiểu số, đa số...).

Do điều kiện sống khác nhau đã tạo nên sự khác biệt về trình độ tiến bộ văn minh, về mức sống vật chất và về địa lý, vị trí kinh tế - xã hội trong cộng đồng.

Sự phát triển tổng thể kinh tế có thể đem lại những biến đổi kinh tế có lợi cho dân tộc này nhưng bất lợi cho dân tộc khác. Đó là những nguyên nhân nảy sinh ra xung đột giữa các dân tộc. Do vậy lấy tiêu chuẩn bình đẳng, cùng có lợi cho tất cả các dân tộc, nhưng nó đảm bảo được bản sắc, truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc, khắc phục sự xung đột và sự mất ổn định chung của cộng đồng. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.

1.4.2.2 Cơ cấu tôn giáo

Vấn đề tôn giáo đi đôi với vấn đề dân tộc, mỗi tộc người có thể theo một tôn giáo. Trong một quốc gia có thể có nhiều tôn giáo. Mỗi đạo giáo có những quan niệm, triết lý tư tưởng riêng, ăn sâu vào cuộc sống dân tộc từ lâu đời, tạo ra những ý thức tâm lý - xã hội riêng của dân tộc. Nhưng ý thức tôn giáo thường là cố hữu, ít thay đổi theo sự biến đổi của sự phát triển của xã hội. Những thiên kiến của tôn giáo nói chung thường có ảnh hưởng tới sự tiến bộ xã hội tuỳ theo mức độ, song có thể có sự hoà hợp, nên có chính sách đúng đắn của Chính phủ.

1.4.2.3 Đặc điểm văn hóa - xã hội

Đây là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến nhiều quá trình phát triển của đất nước. Nói đến văn hóa dân tộc là một khái niệm rất rộng, bao hàm nhiều mặt từ các tri thức phổ thông, đến các tích luỹ tinh hoa của nhân loại về khoa học nghệ thuật văn học, lối sống và cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp, những tập tục tốt đẹp... đã xây dựng được, mà mọi người thừa nhận từ lâu đời. Trình độ văn hóa cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia.

Nói chung trình độ văn hóa của mỗi dân tộc là một nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng của lao động, của kĩ thuật và công nghệ, của trình độ quản

23

lý kinh tế - xã hội. Vì thế trình độ văn hóa cao là mục tiêu của sự phát triển. Để phát triển lâu dài và ổn định, đầu tư cho phát triển văn hóa được coi là đầu tư cần thiết nhất và đi trước một bước so với đầu tư sản xuất.

1.4.2.4 Các thể chế chính trị - kinh tế - xã hội

Đây cũng là một nhân tố quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nó thể hiện như một lực lượng đại diện ý chí của một cộng đồng, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội theo lợi ích của cộng đồng đặt ra. Thể chế được thông qua các mục tiêu phát triển dự kiến, các nguyên tắc quản lý kinh tế - xã hội, các luật pháp, các chế độ, chính sách, các công cụ và bộ máy tổ chức thực hiện

Một thể chế chính trị xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện đổi mới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Ngược lại một thể chế không phù hợp, sẽ gây ra những cản trở, mất ổn định thậm chí đi đến chỗ phạm vi những quan hệ kinh tế cơ bản làm cho nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng trầm trọng hoặc gây ra xung đột chính trị, xã hội. Một thể chế phù hợp với phát triển hiện đại phải thể hiện ở các mặt:

+ Phải có tính năng động, linh hoạt, mềm dẻo luôn thích nghi được với những biến động phức tạp do tình hình thế giới và trong nước khó lường trước.

+ Phải đảm bảo sự ổn định của đất nước, khắc phục được những mâu thuẫn và xung đột có thể xảy ra trong quá trình phát triển.

+ Phải tạo cho nền kinh tế mở một sự hoạt động có hiệu quả, nhằm tranh thủ được vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến của thế giới, là cơ sở của sự tăng tốc trong quá trình phát triển.

+ Tạo ra một sự kích thích mạnh mẽ mọi tiềm lực vật chất trong nước hướng vào đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu .

+ Tạo được đội ngũ đông đảo những người có năng lực quản lý, có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến đủ sức lựa chọn và áp dụng những thành công các kĩ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất trong nước, cũng như đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

Dù quan trọng đến đâu, thể chế cũng chỉ tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng, tức là tạo ra những điều kiện thuận lợi để hướng các hoạt động theo hướng có lợi và hạn chế các mặt bất lợi.

1.4.3. Vai trò của nhà nƣớc với phát triển kinh tế

1.4.3.1 Sự cần thiết cho lựa chọn con đường phát triển kinh tế

a) Đặc trưng của các nước đang phát triển

24

lấy mức thu nhập bình quân đầu người 2.000USD làm mốc, đạt được mức này phản ánh sự biến đổi về chất trong hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, phản ánh khả năng giải quyết những nhu cầu cơ bản của con người .

Hiện nay, hầu hết các nước đang phát triển chưa đạt được mức thu nhập đến 2.000 USD, còn khoảng 50 nước thu nhập dưới 6.000 USD/người. Điều này phản ánh khả năng hạn chế của các nước đang phát triển trong việc giải quyết các nhu cầu cơ bản về vật chất, văn hóa, giáo dục, y tế ...

- Tỉ lệ tích luỹ thấp để có nguồn vốn tích luỹ thì cần phải hy sinh tiêu dùng, nhưng khó khăn là ở chỗ các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp , hầu như chỉ đủ đáp ứng những nhu cầu cơ bản tối thiểu. Vì vậy việc giảm tiêu dùng để tích luỹ là rất khó khăn. Ở các nước phát triển thường giành từ 20 - 30% thu nhập để tích luỹ, trong khi đó ở các nước nông nghiệp chỉ có khả năng tiết kiệm dưới 10 % thu nhập. Nhưng phần lớn phần tiết kiệm này là dùng để trang trải nhà ở và trang thiết bị khác cho dân số tăng lên. Do vậy hạn chế quy mô cho tích luỹ phát triển kinh tế. Hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất nhỏ, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, kĩ thuật sản xuất thủ công, lạc hậu. Mà nền kinh tế muốn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đều phải có sự đóng góp rất lớn của ngành công nghiệp với trình độ sản xuất tiên tiến hiện đại, trình độ quản lý thành thạo.

- Áp lực về dân số và việc làm là rất lớn. Dân số đang phát triển vốn đã đông, sự bùng nở về dân số ở các quốc gia này tạo ra một hạn chế lớn cho phát triển kinh tế. Tỉ lệ tăng dân số thường ở mức cao hơn tỉ lệ tăng trưởng kinh tế nên đã làm cho mức sống của nhân dân ngày càng giảm. Thu nhập giảm tất yếu dẫn đến sức mua giảm và tỉ lệ tích luỹ cũng giảm, sự mất cân đối giữa tích luỹ và đầu tư đã làm hạn chế sản xuất và dẫn đến thất nghiệp trầm trọng gây mất ổn định xã hội, nợ nước ngoài gia tăng.

b) Sự lựa chọn con đường phát triển kinh tế là rất cần thiết

Những đặc trưng trên đây đã vạch rõ ra những trở ngại rất lớn, đối với sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo ra "Vòng luẩn quẩn" của sự nghèo khổ làm cho khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng gia tăng:

25

Hình 1.6: Vòng luẩn quẩn cho sự nghèo khổ

Đứng trước tình hình này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có biện pháp để phá vì "vòng luẩn quẩn". Trong khi tìm kiếm con đường phát triển đã dẫn đến những xu hướng khác nhau. Có những nước vẫn tiếp tục rơi vào tình trạng trì trệ, thậm chí phát triển tụt lùi, xã hội rối ren, như một số nước Châu phi cận Sahara, hay một số nước Nam Á. Có những nước đạt tăng trưởng khó, đa số đất nước thoát khái "vòng luẩn quẩn", nhưng rồi lại rơi vào vòng luẩn quẩn mới như Philipin. Bên cạnh đó có những nước đã tạo tốc độ tăng trưởng rất nhanh, rút ngắn khoảng cách thậm chí đuởi kịp các nước đang phát triển, như các nước NICs Châu Á, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc. Gần đây, Thái Lan, Malaixia, Trung Quốc cũng đang vươn lên trong việc lựa chọn con đường phát triển đúng dắn.

Ở Lào trong quá trìng tìm kiếm con đường phát triển, Chính phủ đã tiến hành chương trình cải cách toàn diện hệ thống kinh tế vào đầu năm 1986. Thành công bư- ớc đầu là đã giảm được tỷ lệ lạm phát từ 308 % xuống còn 35% trong năm 1989. Ngoài ra, sự tự do hóa thương mại và phá giá kíp tiền đã đem lại kim ngạch xuất khẩu tăng gấp đôi. Tiếp đó kế hoặch 5 năm (2000-2005) đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao: 8,2% / năm.

Tuy vậy, đổi mới và đi lên là một quá trình gian khổ và khó khăn, đặc biệt là chúng ta còn bộc lộ nhiều yếu kém, thêm vào đó là những thách thức lớn đang chờ đợi, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực giữa năm 1997 đã tác động mạnh đến nền kinh tế Lào, làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm từ 9,3%(1996) xuống 8,2 %(1997), 5,8%(1998), 4,8%(1999), 6,7%(2000). Đây quả là một thách thức cho các nhà nghiên cứu và hoạch định kinh tế phải tìm ra một mô hình phù hợp cho quá trình phát triển kinh tế ở Lào.

1.4,3.2 Những cơ sở của sự lựa chọn con đường phát triển kinh tế phù hợp

Cơ sở khoa học của việc lựa chọn mô hình kinh tế là phải dựa trên những nguyên lý cơ bản của sự phát triển kinh tế, nghiên cứu kinh nghiệm lựa chọn mô hình phát triển của các nước và dựa vào bối cảnh thực tế đang đặt ra ở trong nước

Thu nhập thấp

Trình độ kỹ thuật thấp

Tỷ lệ tích luỹ thấp Năng suất thấp

26

và ngoài nước. Trong quá trình phát triển của các nước trên thế giới cho đến nay đã tồn tại cơ chế hoạt động khác nhau, đó là: Cơ chế kế hoạch tập trung, cơ chế thị tr- ường tự do. Tuy nhiên, hai cơ chế kinh tế trong quá trình hoạt động đều dẫn tới những cuộc khủng hoảng khó lường. Do đó đã xuất hiện cơ chế đứng giữa hai cơ chế đó: Nền kinh tế hỗn hợp hầu hết các nền kinh tế hiện nay phát triển dưới hai lực tác dụng là cơ chế thị trường và sự điều tiết của Nhà nước. Để tăng trưởng nhanh, cần mở rộng thị trường và phát huy sức mạnh do cơ chế thị trường điều tiết; đồng thời luôn luôn có ý thức đổi mới và điều tiết từ phía Nhà nước bằng sự nhận thức khoa học nhằm cho sự phát triển đi đóng mục tiêu đã vạch ra.

Lý thuyết phát triển đã cung cấp nhiều mô hình tăng trưởng được rút ra từ thực tế trong 2 thế kỉ qua, các mô hình đều đưa ra nhiều giả định và những mô hình đều nhấn mạnh vào một yếu tố như là: lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay cần phải biết phát huy lợi thế của từng nhân tố và tạo ra sức mạnh tổng hợp bằng cách kết hợp các yếu tố đó. Trong chiến lược phát triển có: Chiến lược phát triển khép kín và chiến lược kinh tế mở. Ngày nay các nước đang thực hiện phối hợp giữa chúng để chuyển tiếp và hỗ trợ cho nhau trong quá trình phát triển.

1.4.3.3 Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế

Trong mô hình phát triển kinh tế, Chính phủ (G) cũng là một nhân tố như các tác nhân: Người tiêu dùng (C), người sản xuất (I) và người nước ngoài (X - M) trong việc tạo ra giá trị sản lượng.

Y = C + I + G + (X - M)

Tuy nhiên, trong nền kinh tế hỗn hợp, Chính phủ có vai trò quan trọng hơn. Về phương diện tác nhân kinh tế, Chính phủ vừa là người tiêu dùng vừa là người sản xuất và do đó cũng tham gia vào hành vi của xuất nhập khẩu. Do vậy, thực tế Chính phủ tham gia vào tổng cung (AS) và tổng cầu (AD) và điều hoà giá cả. Những mối quan hệ này cho thấy vai trò rất lớn của Chính phủ trong hoạt động của thị trường.

Về phương diện người quản lý vĩ mô, nhà nước thông qua thể chế, các chính sách và công cụ để tạo ra điều kiện cho sự ổn định và phát triển kinh tế.

Để thể hiện vai trò đó, Nhà nước thực hiện các chức năng sau:

- Đảm bảo các lợi ích công cộng của xã hội: Đó là đảm bảo trật tự an ninh, quốc phòng, bảo đảm phát triển sự nghiệp phúc lợi công cộng của xã hội như giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, cấu trúc hạ tầng xã hội và bảo vệ môi trường.

- Thực hiện ngân sách quốc gia:

Nhà nước phải tạo ra các nguồn thu cho ngân sách (chủ yếu là thuế) đó là nguồn đầu vào để tạo ra các hàng hóa công cộng và chi tiêu thường xuyên của

27

Chính phủ cho các hoạt động, đó cũng là nguồn dự trữ đảm bảo cho sự cân đối và ổn định trong quá trình phát triển.

- Tổ chức và phối hợp các hoạt động trên phạm vi quốc gia:

Căn cứ vào những mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, Chính phủ đề ra các chế độ, tổ chức bộ máy làm việc ở các cấp, phối hợp với guồng máy kinh tế chung, tạo ra những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển đạt được lợi ích mong muốn của xã hội.

- Thực hiện sự phân bố, điều chỉnh quyền công dân và đảm bảo dân chủ và công bằng xã hội:

Thông qua các chính sách về thu nhập, về bảo hiểm và giá cả nhằm điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Đồng thời qui định rõ các quyền của công dân, đảm bảo cho cá nhân, tổ chức một sự tự do trong hoạt động kinh tế, chống lại sự độc quyền, đảm bảo sự ổn định về sở hữu tài sản ... Để có thể phát huy mọi khả năng về nguồn vốn, công nghệ và nhân lực cho sự phát triển.

- Tăng cường và hoàn thiện các quan hệ thị trường tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng nhanh chóng:

Thị trường, nơi quan hệ cung - cầu được thực hiện thông qua giá cả, đã tạo ra

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh chăm pa sắc đến năm 2020” (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)