7. Bố cóc của luận văn
3.2.4. Chính sách đất đai và các chính sách khuyến khích mô hình sản xuất tiên
sản xuất tiên tiến đạt hiệu quả cao
Thực hiện việc giao đất giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất, gắn với công tác định canh định cư, tạo điều kiện cho đồng bào có đất sản xuất và ổn định cuộc sống:
73
- Chăm Pa Sắc là một tỉnh đồng bằng, nơi có dự án bảo vệ rừng và trồng rừng, hộ nông dân được nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh kết hợp trồng bổ sung được giao đất để trồng rừng và rừng sản xuất theo quy định tại Quyết định số 661/199/QĐ-TTg ngày 29 /07/2008 của Thủ Tướng Chính phủ về "mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 rừng". Mức diện tích giao khoán tuỳ theo điều kiện có thể ở mỗi nơi mỗi địa phương mà Tỉnh Quyết định.
- Ở những nơi đất hoang hóa còn có thể khai thác để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thì Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư khai hoang, phục hóa giao đất giao cho hộ sản xuất.
- Chính sách đất đai có liên quan đến ruộng lúa nước, rừng núi, trình đọ canh tác và hiệu quả sản xuất. Nếu chặt "giao khoán"mà buông láng trong việc quản lý trong việc sở hữu và sử dụng đất thì chắc chắn chính sách đất đai sẽ không phục vụ đúng yêu cầu ổn định sản xuất và đời sống nhân dân. Do trình độ sản xuất của đồng bảo dân tộc còn ở mức thấp kém, cho nên khi giao quyền sử dụng đất cho đồng bào phải gắn liền với công tác khuyến nông, khuyến lâm, định canh định cư. Có như vậy mới gíup được đồng bào sản xuất đúng hướng và đất đai khai thác tốt hơn.
Qua điểm của Đảng NDCM Lào là chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Phát triển kinh tế theo xu hướng tích cực, tăng nhanh tỷ trọng các ngành CN và dịch vụ ( rất chú trọng và quy mô vừa và nhỏ, CN- tiểu thủ công nghiệp đại phương, các hộ gia đình làm gia công,...) Chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa cũng phải theo cơ chế thị trường đó là một đòi hỏi khách quan và chỉ như thế thì nông nghiệp mới phát triển được.
Do vậy, tỉnh sẽ đi sâu vào nghiên cứu để XD mô hình sản xuất kinh doanh tiên tiến, đạt hiệu quả và bền vững như:
- Mô hình đổi rừng, thế mạnh của các tỉnh đồng bằng phía Nam.
- Mô hình kinh tể trang trại, kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp đối với từng vùng và tiểu vùng.
- Mô hình hợp tác trong sản xuất nông nghiệp. - Mô hình cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu.
- Mô hình liên kết giữa nghiên cứu ứng dụng và đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất.
- Mô hình liên kết kinh doanh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
3.2.5. Chính sách về thị trƣờng
Tìm kiếm để xâm nhập vào thị trường, mở rộng thị trường là điều kiện hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc. Tỉnh đã có quan hệ hàng hóa với các tỉnh trong vùng, với thủ đô Viêng Chăn, với Sa Vắn Nạ Khết và
74
một số mặt hàng có thị trường trong nước. Chính sách thị trường hướng vào việc thúc đẩy sự gắn kết giữa thị trường trong tỉnh với thị trường ngoài tỉnh. Phát triển thị trường trên cơ sở phát triển kinh tế hàng hóa, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đối với các tầng lớp dân cư, các đơn vị kinh tế trên địa bàn tỉnh. Cần tiếp tục ổn định và mở rộng quan hệ thông qua các hợp đồng liên kết sản xuất và mua bán hàng hóa.
Phát huy lợi thế của tỉnh để tăng khối lượng và nâng cao chất lượng các mặt hàng truyền thống như: cà phề, sa nhân, chè, sản phẩm chế biến từ gỗ và lâm sản... Có chính sách khen thưởng có thể cho việc tìm kiếm, tạo lập và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đặc biệt quan tâm đến thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng cao. Xúc tiến việc hợp tác trong XD cơ sở phát triển ngành du lịch với các tỉnh Sa Lạ Văn, Sê Kong, Ắt Ta Pư và tỉnh Sa Vắn Nạ khết.
Có thể hơn là việc phát triển giao thông vận tải và mạng lưới các HTX mua bán, đặc biệt chú trọng các vùng giao lưu còn khó khăn như các xã vùng cao, đồng bào dân tộc thiểu số. Kèm theo đó là việc phát triển các dịch vụ thông tin kinh tế nhằm nắm bắt và dự báo tình hình thị trường trong nước, trong vùng và trong khu vực có liên quan đến khả năng sản xuất và cung cấp các mặt hàng chủ lực của tỉnh như: các sản phẩm chế biến và khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mặt hàng gỗ và mặt hàng lâm sản...
3.2.6. Phát triển kinh tế-xã hội gắn với chƣơng trình định canh, định cƣ và xóa đói giảm nghèo
Phát triển kinh tế xã hội, ổn định công tác định canh định cư gắn với chương trình xóa đói giảm nghèo thông qua việc rà soát, điều chỉnh quỹ đất vùng thấp, giao đất giao rừng cho đồng bào vùng cao, tập trung vào các xã đặc biệt khó khăn. Phấn đấu đến năm 2016 đạt tỷ lệ 80% và năm 2020 đạt 100% khu rừng nào cũng có chủ thực sự. Năm 2020, cơ bản không còn hộ đói, không có hộ nghèo và chấm dứt tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy.
Công tác định canh định cư: Chăm Pa Sắc có 122 xã, phường, thị trấn thì có 100 xã thuộc vùng cao (chiếm 82% số xã toàn tỉnh), trong đó có 84 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Ở đây mức sống thấp, dân trí lạc hậu, phương thức sản xuất kém, cơ sở vật chất thiếu thốn. Hướng chủ yếu là tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng, xây dựng các trung tâm cụm xã làm nòng cốt để phân bố lại dân cư gắn với chương trình xóa đói giảm nghèo. Các trung tâm cụm xã sẽ là những hạt nhân tổ chức ổn định cuộc sống cho đồng bào các dân tộc. Cố gắng ổn định sản xuất và đời sống, hướng dẫn đồng bào thực hiện bảo vệ và phát triển rừng.
3.2.7. Phát triển kinh tế kết hợp với bảo đảm an ninh quốc phòng
Thực hiện phát triển kinh tế - xã hội giữ vững quốc phòng an ninh là yêu cầu tất yếu khách quan, có tính quy luật lịch sử và là một quan điểm có ý nghĩa chiến
75
lược vô cùng quan trọng. Xét về tổng thể lợi ích chung thì hai nhiệm vụ xây dựng tinh tế và củng cố an ninh - quốc phòng phải thống nhất trong một mục tiêu chung. Nếu xem nhẹ và tách rời một trong hai nhiệm vụ trên sẽ không đảm bảo được các mục tiêu phát triển Chăm Pa Sắc nói riêng và của cả nước nói chung. Hai nhiệm vụ cần được phát triển một cách hài hoà, nếu coi nhẹ một mặt nào tất yếu sẽ dẫn tới việc phát triển mất cân đối và ảnh hưởng đến mục tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
An ninh quốc phòng được hiểu một cách toàn diện bao gồm; an ninh chính trị, kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh. Quan điểm này đã và đang được quán triệt trong tất cả các khâu, từ việc xác định chiến lược đến các bước triển khai quy hoạch tổng thể và bố trí từng ngành, từng công trình kinh tế - văn hóa - xã hội trên các địa bàn, nhất là tại các vùng đồng bào dân tộc sinh sống để tạo nên một sức mạnh tổng hợp trên địa bàn toàn tỉnh.
Chăm Pa Sắc là tỉnh đồng bằng thuộc vùng Nam Bộ, là căn cứ cách mạng, nơi có nhiều đồng bào các dân tộc cùng chung sống nên việc đảm bảo an ninh quốc phòng phải được đặt ra trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trước hết để đảm bảo cộng đồng dân cư trong tỉnh. Chăm Pa Sắc có vị trí là nước đệm để đi lên Sa Vắn Nạ Khết và thủ đô Viêng Chăn giao lưu với các tỉnh miền núi, biên giới phía bắc. Các tỉnh này lại là cửa ngừ giao lưu với Vương quốc Căm Pu Chia, Thái Lan. Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng Nam Bộ, tỉnh Chăm Pa Sắc được xác định là tỉnh có vị trí quan trọng về an ninh - quốc phòng. Đảm bảo an ninh quốc phòng không những bảo vệ rừng núi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý mà còn đảm bảo an ninh cho các xí nghiệp, các cơ quan trong tỉnh và cộng đồng dân cư đóng trên địa bàn. Vì vậy tỉnh sẽ phối hợp chặt chẽ với các quân khu để xây dựng các phương án đảm bảo an ninh - quốc phòng gắn liền với việc phát triển kinh tế địa phương.
76
KẾT LUẬN
Tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội là một quá trình liên tục, lâu dài, nó luôn gắn bó với lịch sử phát triển của loài người. Mỗi quốc gia, mỗi khu vực ở vào thời điểm nhất định có mục tiêu riêng, nhưng mong muốn chung là đạt được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Để đạt được những mong muốn biết kết hợp những nguyên lý cơ bản của sự phát triển kinh tế với những vấn đề được đặt ra trong thực tiễn của đất nước, từ đó hoạch định ra đường lối phát triển đúng đắn, thích hợp cho từng giai đoạn, từng khu vực.
Chăm Pa Sắc là một tỉnh đồng bằng mới được trưởng thành, kinh tế còn yếu kếm về nhiều mặt. Vì vậy cần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới để tránh không bị tụt hậu quá xa về kinh tế so với cả nước. Điều này đòi hỏi các cấp lãnh đạo của tỉnh phải nỗ lực cố gắng hoạch định đường lối phát triển đúng đắn.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tăng trưởng và phát triển kinh tế, sau quá trình tình hình thực trạng nền kinh tế tỉnh Chăm Pa Sắc, đề tài đã đóng góp một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tôi mong rằng những ý kiến đóng góp của mình được xem xét và ghi nhận, đồng thời cũng hy vọng Chăm Pa Sắc sẽ không ngừng khẳng vai trò của một tỉnh đồng bằng và đóng góp chung của cả nước.
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Chí Thành (2000), ‘ Giáo trình quản trị doanh nghiệp xuất khẩu’, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Lê Thị Anh Vân (2005), ‘ Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế’, NXB Lao động.
3. Bộ Công thương (1999), ‘Thống kê thương mại xuất - nhập khẩu năm 2000 – 2010’, Viêng Chăn.
4. Bộ công thương (2001), ‘Thị trường và mặt hàng xuất nhập khẩu chính của Lào thời kỳ 2001 – 2010’, Viêng Chăn, Lào.
5. Bộ Công Thương (2011) ‘Chiến lược phát triển ngành công nghiệp và thương mại của CHDCND Lào đến năm 2020’.
6. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng NDCM Lào (1986), ‘Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Viêng Chăn Michael Torado’, chính sách thương mại: khuyến khích xuất khẩu, thay thế nhập khẩu và hội nhập kinh tế, Viêng Chăn 1999.
7. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng NDCM Lào (1996), ‘Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng’, Viêng Chăn.
8. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng NDCM Lào (2001), ‘Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng’, Viêng Chăn.
9. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng NDCM Lào (2006), ‘Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng’, Viêng Chăn.
10. Báo cáo tổng kết của Bộ kế hoạch và đầu tư giai đoạn 2011-2014. 11. Báo cáo tổng kế của Sở kế hoạch và đầu tư giai đoạn 2011-2014