7. Bố cóc của luận văn
2.1.3 Tình hình sản xuất công nghiệp xây dựng cơ bản
* Sản xuất công nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc với thế mạnh về rừng và tài nguyên khoáng sản. Mặc dù vậy công nghiệp của tỉnh vẫn chưa phát triển tương xướng, giá trị tổng sản phẩm ngành công nghiệp đóng góp vào GDP của tỉnh mới chỉ chiếm dưới 10% một năm (năm 2012 chiếm 9,60 %, năm 2013 chiếm 8,79 %, năm 2014 chiếm 9,91 %); tốc độ tăng trưởng công nghiệp - XDCB đạt được qua các năm khá khả quan. Vào năm 2012 tăng 57,44%, năm 2013 tăng 7,94%, năm 2014 tăng 15,32%. Đây là thời kỳ đầu cho phát triển công nghiệp, đặc biệt là sự tăng lên trong xây dựng cơ bản.
Về phương thức sản xuất chủ yếu vẫn dựa vào phương thức thủ công, đặc biệt là trong các ngành khai thác, chế biến, dệt... Trình độ công nghệ vẫn còn hạn chế, qui mô sản xuất theo các cơ sở nhỏ, vốn đầu tư ít; cho nên các sản sản xuất ra chủ yếu là ở dạng sơ chế và chất lượng không cao. Vì vậy Chăm Pa Sắc hầu như chưa có sản phẩm chính nào chiếm lĩnh thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.
- Số cơ sở sản xuất công nghiệp do địa phương quản lý năm 2014 là 860 cơ sở, thu hút đến 2.879 lao động. Trong đó số cơ sở công nghiệp quốc doanh là 6, thu hút 657 lao động, số cơ sở ngoài quốc doanh là 854 cơ sở thu hút 2.222 lao động.
- Các ngành công nghiệp chủ của tỉnh chủ yếu là:
+ công nghiệp khai thác: Năm 2014 có 56 cơ sở hkai thac với tổng giá trị sản xuất là 40,57 tỷ kíp. Trong đó chủ yếu là khai thác kim loại màu và khai thác đá, cát, sỏi...
+ Công nghiệp chế biến: Năm 2014 có 804 cơ sở, thu hút 2.463 lao động, đạt 30,83 tỷ kíp. Trong đó chủ yếu sản xuất thực phẩm đồ uống, công nghệ dệt, sản xuất trang phục, chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm từ kim loại, giường tủ bàn ghế...
+ Công nghiệp phân phối điện: Đây là ngành công nghiệp quốc doanh do Tổng Công ty Điện lực chi nhánh Chăm Pa Sắc quản lý. Tổng giá trị sản xuất phân phối điện có tăng lên qua các năm: năm 2013 đạt 10,19 tỷ kíp, năm 2014 đạt 19,68 tỷ kíp.
44
Bảng 2.9: Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh (Theo giá cố định 2010)
Đơn vị tính: Tỷ kíp
Năm 2012 2013 2014 Ghi chú
Tổng 231,92 268,22 314,22
A. Công nghiệp khai thác 53,57 39,15 40,57
1. Khai thác quặng kim loại màu 41,19 24,32 18,70
2. Khai thác đá cát sỏi 12,38 15,19 21,87
B. Công nghiệp chế biến 15,66 21,67 30,83
1. Sản xuất thực phẩm đồ uống 19,89 20,61 21,61 2. Công nghiệp dệt 4,8 32,67 39,52 3. Sản xuất trang phục 8,06 14,98 15,10 4. Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa 2,14 5,01 11,36
5. Sản xuất sản phẩm từ phi kim loại 31,78 41,30 47,95 6. Sản xuất sản phẩm từ kim loại 1,10 3,22 4,39 7. Sản xuất giường, tủ, bàn ghế 41,35 39,91 42,64 C. Sản xuất phân phối điện, nước. - 10,19 19,68
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Chăm Pa Sắc năm 2014)
Qua bảng số liệu trên đây ta thấy giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến có tốc độ tăng khá nhanh, năm 2012 đạt 15,66 tỷ kíp, đến năm 2014 đã tăng gấp đôi: 30,83 tỷ kíp. Trong đó sản xuất chế biến các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng nhanh, năm 2014 đạt 11,36 tỷ kíp tăng hơn gấp đôi so với năm 2013
* Xây dựng cơ bản (XDCB)
Trong những năm qua Chăm Pa Sắc tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, do đó nguồn vốn giành cho XDCB liên tục tăng qua các năm, năm 2012 là 1.222,17 tỷ kíp, năm 2013 tăng lên 1,673,22 tỷ kíp, năm 2014 là 2.239,6 tỷ kíp. Trong đó được phân theo: vốn của Trung ương và vốn của địa phương như sau:
Bảng 2.10: Tình hình nguồn đầu tƣ cơ bản của tỉnh Chăm Pa Sắc
(Đơn vị: Tỷ kíp)
Năm 2012 2013 2014
Trung ương 196,7 193,55 364,44
Địa phương 1.025,47 1.479,67 1.848,96
Tổng 1.222,17 1.673,22 2.239,6
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Chăm Pa Sắc năm 2014)
Ở địa phương, nguồn vốn huy động chủ yếu từ vốn ngân sách (do Trung ương là chính: 905,47 tỷ kíp, chiếm 47,97% năm 2014), ngoài ra còn huy động từ các nguồn vốn tín dụng và các nguồn khác. Nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các tổ
45
chức kinh tế ngoài quốc doanh và đặc biệt là từ nhân dân thì trong những năm qua Chăm Pa Sắc chưa tận dụng khai thác và huy động được.
Xây dựng cơ bản chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật như giao thông, thuỷ lợi, đường điện, xây dựng trường học, xây dựng các đơn vị hành chính từ tỉnh đến các xã và cơ quan, đoàn thể...
2.1.4 Các ngành dịch vụ thƣơng mại và du lịch
Ngành dịch vụ đã có bước phát triển khá, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu trong tỉnh; năm 2014 giá trị ngành này đã đóng góp 29,93% vào GDP của tỉnh, thu hút được 2.365 hộ kinh doanh về thương nghiệp và dịch vụ. Số hộ có đăng ký kinh doanh về ngành dịch vụ tăng lên qua các năm: 2012 là 1198 hộ; 2013 là 1552 hộ; 2014 là 1655 hộ.
Về thương mại hiện còn 1 đơn vị thương nghiệp quốc doanh, ngoài chức năng kinh doanh còn có nhiệm vụ cung ứng các mặt hàng chính sách cho đồng bào các dân tộc. Do mức sống thấp, thị trường lại chưa phát triển, đồng bào các dân tộc chủ yếu là tự túc, tự cấp cho nên sức mua của tỉnh còn nhiều hạn chế, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội năm 2014 mới chỉ đạt 2.729,83 tỷ kíp, trong đó chủ yếu là do 2 thành phần kinh tế đóng góp là kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân
Trong đó các ngành dịch vụ Chăm Pa Sắc có điều kiện phát triển du lịch. Du lịch thác nước Khon Phạ Phênh, một hình thức du lịch sinh thái sẽ thu hút lượng khách đến Chăm Pa Sắc nhiều hơn. Tổ chức hợp lý các tua du lịch nội tỉnh kết hợp với các tuyến du lịch của vùng sẽ tạo được nguồn thu đáng kể từ hoạt động này.
Bảng 2.11: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội:
Đơn vị tính: Tỷ kíp
Năm 2012 2013 2014
Tổng số: 1.909,05 2.280,3 2.729,83
- Kinh tế quốc doanh 371 540,6 569,27
- Kinh tế tư nhân 1.538,05 1.739,7 2.130,56
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Chăm Pa Sắc)
2.1.5 Các lĩnh vực văn hóa-xã hội
Văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình, bưu chính viễn thông... Tuy còn nhiều khó khăn nhưng đã được cải thiện hơn trước.
- Về giáo dục: Tỉnh đã xây dựng trường cấp I, II ở 122 trung tâm xã, phường, thị trấn, có 7 trường cấp III ở 10 huyện và thị xã. Ngoài ra tỉnh còn xây dựng thêm hệ thống trường Dân tộc nội trú: 01 trường cấp III ở tỉnh và 4 trường cấp II ở các huyện, nâng tổng số trường học trong toàn tỉnh lên 192 trường.
46
- Về Y tế: Tỉnh đã xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh và các trung tâm y tế ở các huyện và thị xã, từng bước nâng cao trang thiết bị y tế phục vụ sức khoẻ cho nhân dân. Tổng số y bác sĩ năm 2014 toàn tỉnh là: 754 người, số y bác sĩ /1 vạn dân đạt 11,6 người; hệ thống bệnh viện, trạm xã trong toàn tỉnh đã phục vụ cho 259.181 lượt người khám bệnh / năm, điều trị nội trú 34.502 người/năm; đưa số trẻ dưới 1 tuổi đi tiềm chùng là 4.636 em trong tổng số 5025 em, cho uống vắc xin trẻ em dưới 5 tuổi là 28.128 cháu trong tổng số 28.403 cháu; cho uống Vitamin từ 6 - 60 tháng tuổi là 20.531 cháu trong tổng số 24.473 cháu.
- Về Văn hóa: Tỉnh đã phát hành 716.000 cuốn sách các loại, 1.822.285 bản báo, tạp chí trong năm 2014 và tổ chức chiếu bóng VIDEO 2.134 buổi để nâng cao về mặt tinh thần cho nhân dân.
2.2 Phân tích và dự báo các nguồn lực phát triển của tỉnh Chăm Pa Sắc 2.2.1 Vị trí địa lý 2.2.1 Vị trí địa lý
Về vị trí địa lý: Chăm Pa Sắc là một trong ba tỉnh lớn của Lào hiện nay, nằm ở phía Tây Nam Lào, là cửa ngõ nối liền với Trung Bộ, cách Thủ đô Viêng Chăn 720 km. Có ranh giới giáp với các tỉnh và các nước lân cận sau: phía bắc giáp với tỉnh Sa La Văn có chiều dài 140 km, phía tây giáp với tỉnh Sê Kong và tỉnh Ắt Ta Pư có chiều dài 180 km, phía nam giáp với Vương quốc Căm Pu Chia có chiều dài 135 km và phía đông giáp với Vương quốc Thái Lan có chiều dài 233 km;
Tỉnh Chăm Pa Sắc có diện tích rộng 15.350 km2, gồm 10 huyện, 924 làng có dân số tất cả 603,880, nữ 305,342 người; gồm 18 dân tộc trong đó mỗi dân tộc có đặc trưng riêng khác nhau về tiếng nói, phong tục tập quán, chia làm 2 vùng lớn như đồng bằng chiếm 74% của tổng diện tích của toàn tỉnh và miền núi trung du chiếm 26% của tổng diện dích của toàn tỉnh. Sông Mê Kông đã chạy qua và chia diện tích tỉnh Chăm Pa Sắc thành 2 bờ như: bờ đông gồm có 6 huyện và bờ tây có 4 huyện. Dân tộc Lao Lùm chiếm 75% của dân số của tỉnh phần lớn là tín ngưỡng theo đạo phật; số người có khả năng lao động chiếm 73% có nghề nghiệp sau đây:
Nông dân chiếm 64%; Dân làm vườn chiếm 10%; Cán bộ nhà nước 03%; Doanh nghiệp tư nhân 01%; Hành nghề khác 02%.
Tỉnh chăm Pa Sắc có lịch sử phát triển lâu dài và được ví như cái nơi văn hóa trong Đông nam Á. Một điều làm chứng minh là khu di tích lịch sử cổ có giá trị và nổi tiếng như: chùa cổ Vặt Pu Chăm Pa Sắc , hiện tại trở thành di sản thế giới. Ngoài ra còn có U Mộng huyện Pa Thum Phon , Chùa A SA và có khu thiên nhiên đẹp nhiều nơi như: thác nước Khon Pa Phênh , có cá heo nước ngọt số đảo cồn nhỏ
47
to 4.000 cồn tại địa bàn huyện Không , ngoài ra còn có thác nước Tạt Phan , Tạt Pha Suộm , Tạt nhương, là một nơi nổi bật tạo sự ấn tượng cho du khách trong và nước ngoài đến du lịch mà phù hợp cho nghỉ ngơi vào những ngày nghỉ , ngoài ra còn có thủ công dệt vải huyện Sa Na Sôm Bun , vì vậy tỉnh Chăm Pa Sắc có khẩu hiệu tỉnh như sau:
Bản sắc Vặt Pu hoa hồng Pắc Sê Cà phê Pắc Xong sông mê kông chảy Si Păn Đon danh tiếng
Về nguồn nước: tỉnh có nhiều sông suối, khả năng có nước quanh năm như: Sê Đôn, suối Băng Liêng, suối Tố Mố, sông Mê Kông chạy dọc từ bắc tới nam dài hơn 200 km, người dân sinh sống dọc sông gồm có 8 huyện đồng bằng dựa vào sông này làm ăn sinh sống quanh năm. Nguồn nước mưa của Chăm Pa Sắc khá lớn. Tuy nhiên, do lượng nước mưa phân bổ không đều trong năm nên thường gây ngập úng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. Nguồn nước ngầm của Chăm Pa Sắc khá phong phú cả trữ lượng và chủng loại, bởi có đầy đủ các loại đất đá trầm tích, biến chất, mãc ma...
Căn cứ từ điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nhiệt độ và nguồn nước), có thể chia Chăm Pa Sắc thành các vùng lãnh thổ có điều kiện sinh thái nông nghiệp khác nhau, đó là: vùng đồng bằng (gồm 8 huyện: Pắc Sê, Phôn Thong, Pa Thum Phon, Chăm Pa Sắc, Sú Khú Ma, Xa Nạ Sốm Bun, Mương Mun, Mương Khống ) và vùng trung du, miền núi (gồm 2 huyện: Ba Chiêng Cha Lơn Súc, Pắc Xong).
2.2.2 Về đất đai, khí hậu
Về khí hậu: Chăm Pa Sắc nằm trong vùng khí hậu ôn đới, ẩm nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 - 420C. Do ảnh hưởng của gió mùa nên Chăm Pa Sắc có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với gió mùa Tây Nam nóng ẩm từ Ấn Độ Dương thổi qua địa phận Thái Lan, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Nam Bộ khô lạnh. Lượng mưa trung bình khoảng 2,800-3,500 mm/năm.
Về đất đai: Chăm Pa Sắc là tỉnh phong phú về đất đai, có nhiều loại đất khác nhau, đất có diện tích tương đối lớn có thể khai thác vào mục đích nông nghiệp như: Vùng đất đồng bằng là đất phù sa, bồi tụ có diện tích 1,135,900 ha, chiếm 74% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bổ chủ yếu ở các huyện ven sông, diện tích khu đất này thích hợp trồng lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
Vùng núi trung du là đất đỏ vàng có diện tích 339,100 ha, chiếm 26% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; phân bố chủ yếu ở các huyện trung du, miền núi như Pắc Xong, Ba Chiêng Cha Lơn Súc. Khu đất này có thể trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả như cao su, chè, cà phê, sa nhân, chuối...
48
Hiện tại diện tích đất mà Chăm Pa Sắc đã sử dụng là 1.528.840 ha, bằng 99,59% diện tích tự nhiên; trong đó sử dụng vào sản xuất nông nghiệp 398.113 ha (có 94,200 ha phù hợp với trồng lúa năng suất cao), bằng 25.93%; đất có rừng 745,573 ha, bằng 48,57%. Diện tích chưa sử dụng được gồm có đất trống đồi núi trọc và đất bãi bồi, hoang hóa ven sông đó là 6.160 ha, bằng 0,4%.
Bảng 2.12: Diện tích đất đai tỉnh Chăm Pa Sắc
Đơn vị tính: Ha Tổng số Chia ra Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Tổng số 1.528.840 398.113 1.031.225 99.502 1. Thị xã Pắc Sê 12.508 4.936 3.305 4.266 2. H. Phôn Thong 100.855 51.040 37.817 11.999 3. H. Xa Nạ Sốm Bun 94.707 26.516 61.095 7.095 4. H. Ba Chiêng 78.476 15.929 55.575 5.972 5. H. Pắc Xong 355.235 156.053 185.732 13.450 6. H. Pa Thum Phon 287.038 16.689 255.068 15.281 7. H. Chăm Pa Sắc 72.712 27.077 49.028 1.864 8. H. Mương Mun 242.943 34.321 190.979 17.642 9. H. Mương Khống 166.435 35.995 109.523 20.916 10. H. Sú Khú Ma 117.931 29.557 83.103 5.217
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2014 của Sở Tài nguyên và môi trường)
2.2.3 Tài nguyên rừng
Chăm Pa Sắc là một tỉnh đồng bằng, tài nguyên rừng được xem như là một lợi thế phát triển kinh tế của tỉnh. Đất có rừng 745,573 ha, bằng 48,57% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, trong đó nó nằm rải rác ở tất cả 10 huyện: Pắc Sê, Xa Nạ Sốm Bun, Phôn Thong, Ba Chiêng Chá Lơn Súc, Pá Thum Phon, Chăm Pa Sắc, Mương Khống, Mương Mun, Sú Khú Ma và huyện Pắc Xong. Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Chăm Pa Sắc vào loại lớn nhất trong các tỉnh vùng đông bằng, với trữ lượng gỗ có thể khai thác khoảng 300.000 m3/năm, hiện nay mới chỉ khai thác được 1/10 trữ lượng gỗ/ năm. Trong các năm tới có thể mở rộng qui mô sản xuất ở các lâm trường trong các huyện: Mương Khống, Mương Mun, Pá Thum Phon và Chăm Pa Sắc.
Khu hệ thực vật của tỉnh cũng rất phong phú, theo kết quả điều tra cho thấy có 826 loài thực vật, trong đó có 300 loài gỗ, 300 loài cây thuốc, 52 loài đó đưa vào sách đá Lào. Đây là là khu thực vật có cung cấp các gỗ và cung cấp thực vật rừng,... phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ thành phẩm và đan lát xuất khẩu.
49
Chiêng Chá Lơn Súc, Mương Khống, Mương Mun. Kết quả điều tra cho thấy có 366 loài, trong đó có 72 loài thú, 169 loài chim, 40 loài bũ sát, 26 loài lưỡng cư và 59 loài cả. Đây là loài động vật có thể phục hồi, nuôi dưỡng để phục vụ cho du lịch và xuất khẩu.
2.2.4 Nguồn tài nguyên khoáng sản
Chăm Pa Sắc có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú. Đây là một lợi thế của tỉnh để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. Chì, kẽm là hai loại khoáng sản có tiềm năng lớn không chỉ đối với tỉnh mà còn với cả nước (cả nước có 71 mã thì Chăm Pa Sắc có 42 mã), tập trung chủ yếu ở các huyện: Mương Khống, Pá Thum Phon, Pắc Xong.
Hiện nay đã có dự án liên doanh với Việt Nam, Thái Lan để khai thác chì,