Một số giải pháp nhằm thực hiện

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh chăm pa sắc đến năm 2020” (Trang 76)

7. Bố cóc của luận văn

3.2 Một số giải pháp nhằm thực hiện

3.2.1. Huy động các nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển

Để thực hiện những mục tiêu đã nêu trong phương án 2 giai đoạn 2011- 2020 bình quân nhu cầu vốn đầu tư hàng năm là 6.876 tỷ kíp. Đây là một số vốn rất lớn, vượt quá khả năng kinh tế của tỉnh, đề nghị Trung ương tạo điều kiện, hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, giúp đỡ tìm thị trường và đối tác đầu tư để thực hiện phương án này.

70

Trong điều kiện thu trên địa bàn chưa đủ chi thường xuyên thì vốn đấu tư cho phát triển trở thành một vấn đề đặc biệt quan tâm để có giải pháp cho phù hợp.

- Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng là việc cần làm ngay và nó phải đi trước việc đầu tư cho các ngành kinh tế trong tỉnh. Về phía địa phương, có thể tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm để tập trung vốn đấu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng khoảng 20%/năm. Phần còn lại đề nghị TW hỗ trợ thêm từ ngân sách Nhà nước, từ việc xây dựng các dự án có tính khả thi cao để tranh thủ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và các nguồn vốn từ bên ngoài.

- Coi trọng việc huy động mọi khả năng về nguồn vốn trong dân để phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực hành tiết kiệm để tạo tích luỹ, huy động nguồn vốn nhàn rỗi và tiềm năng của mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Có chính sách đẩy mạnh hơn quá trình tích luỹ, tập trung các nguồn vốn vào các ngành mũi nhọn và khu vực trọng điểm tạo sức bật cho toàn bộ nền kinh tế của tỉnh.

Với phương thức huy động tối đa mọi nguồn vốn trong nhân dân vào việc phát triển kinh tế là hướng rất quan trọng nhưng thực tế Chăm Pa Sắc là một tỉnh nghèo nên phải tranh thủ mọi khả năng và bằng nhiều hình thức xây dựng các dự án đầu tư nhằm thu hút vốn nước ngoài, trước mắt khuyến khích nước ngoài đầu tư vào công nghiệp chế biến nông lâm sản, đầu tư khai thác một số khoáng sản (nhưng phải chú ý vấn đề môi trường). Vốn vay ODA nên tập trung vào giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, thuỷ lợi, hệ thống điện, cấp thoát nước, các công trình về cơ sở hạ tầng công cộng...

- Vốn đầu tư có thể được huy động từ các nguồn sau:

+ Vốn ngân sách Nhà nước (kể cả vốn của các chính phủ và tổ chức quốc tế tài trợ).

+ Vốn vay tín dụng.

+ Vốn huy động từ các tổ chức và cộng đồng dân cư.

3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực

Lao động là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp độ phát triển chung của nền kinh tế. Chăm Pa Sắc là tỉnh có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào,phần lớn là lao động nông nghiệp. Nằm trong tình trạng các ngành nghề chậm phát triển nên lao động nông nghiệp nói riêng và lao động nói chung chưa qua đào tạo do đó kỹ năng lao động rất hạn chế, khó đáp ứng được yêu cẩu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đáp ứng được nhu cầu về lao động tỉnh cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực để:

- Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp cận được với khoa học và công nghệ tiên tiến, từ đó có cơ sở để mở rộng thị trường.

71

- Phát triển kinh tế - xã hội giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bằng, vùng đồng bào các dân tộc.

- Phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.

Để thực hiện được mục tiêu trên, Chăm Pa Sắc cần thực hiện phát triển nguồn nhân lực theo hướng:

 Nâng cao dân trí và trình độ học vấn cho toàn bộ dân số trong tỉnh, bằng các hình thức thông tin đại chúng, các hoạt động văn hóa, thông tin tuyên truyền... (Có thể như: các cháu học sinh các xã đặc biệt khó khăn đến trường học sẽ được miễn học phí, được cấp sách giáo khoa...)

 Đào tạo tay nghề cho người lao động bằng nhiều cách: thông qua đào tạo ở các trường lớp như trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề và các trường hướng nghiệp. Chú ý thực hiện xã hội hóa giáo dục bằng nhiều hình thức để đảm bảo cho người lao động được tiếp cận với công nghệ tiên tiến.

 Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp và đào tạo việc làm cho người lao động để thu hút lao động dư thừa ở khu vực nông nghiệp. Nghiên cứu cải thiện cơ sở hạ tầng để thu hút vốn đầu tư nhằm mở rộng thêm ngành để phát triển kinh tế địa phương và giải quyết lao động. Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí để mở lớp dạy nghề cho con em đồng bào dân tộc nhằm khai thác tiềm năng tại chỗ.

 Đề nghị Nhà nước hỗ trợ thêm cho tỉnh kinh phí để mở trường dạy nghề cho con em đồng bào dân tộc nhằm khai thác tiềm năng tại chỗ. Ưu tiên đào tạo cán bộ là người dân tộc. Có chính sách thoả đáng nhằm thu hút cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề... về tỉnh công tác và tham gia phát triển kinh tế.

 Chính sách phát triển nguồn nhân lực cần tập trung vào:

- Nâng cao thể lực của nguồn nhân lực, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân và công tác kế hoạch hóa gia đình, cải thiện vệ sinh và môi trường sống. Do đặc thù của tỉnh là địa bàn dàn trải nên việc bảo vệ môi trường sống, cung cấp nước sạch và xử lý nước thải có ý nghĩa rất quan trọng.

- Nâng cao trình độ học vấn: Tập trung xóa mù chữ cho đồng bào các dân tộc ít người và các vùng khó khăn.

- Mở rộng đào tạo và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động. - Triển khai có trọng điểm chương trình xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt công tác định canh định cư.

 Từng bước xây dựng trung tâm cụm xã, ổn định đời sống dân cư, hạn chế đến mức thấp nhất dân di cư tự do, thực hiện định canh định cư.

72

3.2.3. Thực hiện chính sách về chuyển giao khoa học-công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật ứng dụng khoa học kỹ thuật

Công cuộc phát triển kinh tế - xã hội phải thật sự dựa vào khoa học và công nghệ. Đây là công cụ chủ yếu để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả của mọi hoạt động kinh tế xã hội. Vì vậy cần đẩy nhanh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ trong mọi lĩnh vực từ sản xuất, dịch vụ đến quản lý. Định hướng phát triển khoa học - công nghệ cần hướng vào.

- Cải tạo những khâu cơ bản trong công nghệ và kỹ thuật sản xuất, loại bỏ những phần đã lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên vật liệu và gây ô nhiễm môi trường. Từng bước đồng bộ hóa công nghệ tiên tiến vào những ngành chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng... nhằm tạo ra những sản phẩm mũi nhọn xuất khẩu như: chè, hồi, tinh dầu, đồ gỗ, trang trí nội thất, sứ cách điện và xây dựng, khai thác và chế biến đá quý và các khoáng sản phi kim loại. Cần đặc biệt trú trọng đến công nghệ và thiết bị ít hoặc không gây ô nhiễm môi trường.

- Ứng dụng công nghệ sinh học vào quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kinh doanh trên đất dốc, nuôi thuỷ sản nước ngọt... Thay thế dần các giống cũ bằng các giống cây trồng vật nuôi có năng xuất cao, thích hợp với điều kiện ngoại cảnh, thích hợp với từng vùng nói sinh thái trong tỉnh. Phát triển hệ canh tác trên cơ sở nông lâm kết hợp với nhiều hình thức đa dạng như trồng rừng trên đỉnh đồi, trên sườn dốc.... để hạn chế xói mòn và rửa trội đất.

Khai thác gắn với bảo vệ tài nguyên giữ gìn môi trường sinh thái là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững trước mắt cũng như lâu dài.

- Xây dựng các chính sách để bảo vệ tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên, khai thác có kế hoạch và bước đi thận trọng để tránh phá vì cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường.

- Chú trọng phát triển vốn rừng (rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng kinh tế.... ). Có kế hoạch cải tạo đất, chống xói mòn rửa trội, bạc màu, đặc biệt là vấn đề chống thoái hóa tài nguyên đất và bảo vệ nguồn nước.

- Duy trì và phát triển cảnh quan tự nhiên nhằm giữ vững cân bằng sinh thái. Tỉnh cần chuẩn bị các nguồn lực để đào tạo các đội ngũ cán bộ quản lý và khai thác tài nguyên, môi trường.

3.2.4. Chính sách đất đai và các chính sách khuyến khích mô hình sản xuất tiên tiến đạt hiệu quả cao sản xuất tiên tiến đạt hiệu quả cao

Thực hiện việc giao đất giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất, gắn với công tác định canh định cư, tạo điều kiện cho đồng bào có đất sản xuất và ổn định cuộc sống:

73

- Chăm Pa Sắc là một tỉnh đồng bằng, nơi có dự án bảo vệ rừng và trồng rừng, hộ nông dân được nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh kết hợp trồng bổ sung được giao đất để trồng rừng và rừng sản xuất theo quy định tại Quyết định số 661/199/QĐ-TTg ngày 29 /07/2008 của Thủ Tướng Chính phủ về "mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 rừng". Mức diện tích giao khoán tuỳ theo điều kiện có thể ở mỗi nơi mỗi địa phương mà Tỉnh Quyết định.

- Ở những nơi đất hoang hóa còn có thể khai thác để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thì Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư khai hoang, phục hóa giao đất giao cho hộ sản xuất.

- Chính sách đất đai có liên quan đến ruộng lúa nước, rừng núi, trình đọ canh tác và hiệu quả sản xuất. Nếu chặt "giao khoán"mà buông láng trong việc quản lý trong việc sở hữu và sử dụng đất thì chắc chắn chính sách đất đai sẽ không phục vụ đúng yêu cầu ổn định sản xuất và đời sống nhân dân. Do trình độ sản xuất của đồng bảo dân tộc còn ở mức thấp kém, cho nên khi giao quyền sử dụng đất cho đồng bào phải gắn liền với công tác khuyến nông, khuyến lâm, định canh định cư. Có như vậy mới gíup được đồng bào sản xuất đúng hướng và đất đai khai thác tốt hơn.

Qua điểm của Đảng NDCM Lào là chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Phát triển kinh tế theo xu hướng tích cực, tăng nhanh tỷ trọng các ngành CN và dịch vụ ( rất chú trọng và quy mô vừa và nhỏ, CN- tiểu thủ công nghiệp đại phương, các hộ gia đình làm gia công,...) Chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa cũng phải theo cơ chế thị trường đó là một đòi hỏi khách quan và chỉ như thế thì nông nghiệp mới phát triển được.

Do vậy, tỉnh sẽ đi sâu vào nghiên cứu để XD mô hình sản xuất kinh doanh tiên tiến, đạt hiệu quả và bền vững như:

- Mô hình đổi rừng, thế mạnh của các tỉnh đồng bằng phía Nam.

- Mô hình kinh tể trang trại, kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp đối với từng vùng và tiểu vùng.

- Mô hình hợp tác trong sản xuất nông nghiệp. - Mô hình cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu.

- Mô hình liên kết giữa nghiên cứu ứng dụng và đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất.

- Mô hình liên kết kinh doanh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

3.2.5. Chính sách về thị trƣờng

Tìm kiếm để xâm nhập vào thị trường, mở rộng thị trường là điều kiện hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc. Tỉnh đã có quan hệ hàng hóa với các tỉnh trong vùng, với thủ đô Viêng Chăn, với Sa Vắn Nạ Khết và

74

một số mặt hàng có thị trường trong nước. Chính sách thị trường hướng vào việc thúc đẩy sự gắn kết giữa thị trường trong tỉnh với thị trường ngoài tỉnh. Phát triển thị trường trên cơ sở phát triển kinh tế hàng hóa, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đối với các tầng lớp dân cư, các đơn vị kinh tế trên địa bàn tỉnh. Cần tiếp tục ổn định và mở rộng quan hệ thông qua các hợp đồng liên kết sản xuất và mua bán hàng hóa.

Phát huy lợi thế của tỉnh để tăng khối lượng và nâng cao chất lượng các mặt hàng truyền thống như: cà phề, sa nhân, chè, sản phẩm chế biến từ gỗ và lâm sản... Có chính sách khen thưởng có thể cho việc tìm kiếm, tạo lập và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đặc biệt quan tâm đến thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng cao. Xúc tiến việc hợp tác trong XD cơ sở phát triển ngành du lịch với các tỉnh Sa Lạ Văn, Sê Kong, Ắt Ta Pư và tỉnh Sa Vắn Nạ khết.

Có thể hơn là việc phát triển giao thông vận tải và mạng lưới các HTX mua bán, đặc biệt chú trọng các vùng giao lưu còn khó khăn như các xã vùng cao, đồng bào dân tộc thiểu số. Kèm theo đó là việc phát triển các dịch vụ thông tin kinh tế nhằm nắm bắt và dự báo tình hình thị trường trong nước, trong vùng và trong khu vực có liên quan đến khả năng sản xuất và cung cấp các mặt hàng chủ lực của tỉnh như: các sản phẩm chế biến và khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mặt hàng gỗ và mặt hàng lâm sản...

3.2.6. Phát triển kinh tế-xã hội gắn với chƣơng trình định canh, định cƣ và xóa đói giảm nghèo

Phát triển kinh tế xã hội, ổn định công tác định canh định cư gắn với chương trình xóa đói giảm nghèo thông qua việc rà soát, điều chỉnh quỹ đất vùng thấp, giao đất giao rừng cho đồng bào vùng cao, tập trung vào các xã đặc biệt khó khăn. Phấn đấu đến năm 2016 đạt tỷ lệ 80% và năm 2020 đạt 100% khu rừng nào cũng có chủ thực sự. Năm 2020, cơ bản không còn hộ đói, không có hộ nghèo và chấm dứt tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy.

Công tác định canh định cư: Chăm Pa Sắc có 122 xã, phường, thị trấn thì có 100 xã thuộc vùng cao (chiếm 82% số xã toàn tỉnh), trong đó có 84 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Ở đây mức sống thấp, dân trí lạc hậu, phương thức sản xuất kém, cơ sở vật chất thiếu thốn. Hướng chủ yếu là tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng, xây dựng các trung tâm cụm xã làm nòng cốt để phân bố lại dân cư gắn với chương trình xóa đói giảm nghèo. Các trung tâm cụm xã sẽ là những hạt nhân tổ chức ổn định cuộc sống cho đồng bào các dân tộc. Cố gắng ổn định sản xuất và đời sống, hướng dẫn đồng bào thực hiện bảo vệ và phát triển rừng.

3.2.7. Phát triển kinh tế kết hợp với bảo đảm an ninh quốc phòng

Thực hiện phát triển kinh tế - xã hội giữ vững quốc phòng an ninh là yêu cầu tất yếu khách quan, có tính quy luật lịch sử và là một quan điểm có ý nghĩa chiến

75

lược vô cùng quan trọng. Xét về tổng thể lợi ích chung thì hai nhiệm vụ xây dựng tinh tế và củng cố an ninh - quốc phòng phải thống nhất trong một mục tiêu chung. Nếu xem nhẹ và tách rời một trong hai nhiệm vụ trên sẽ không đảm bảo được các mục tiêu phát triển Chăm Pa Sắc nói riêng và của cả nước nói chung. Hai nhiệm vụ cần được phát triển một cách hài hoà, nếu coi nhẹ một mặt nào tất yếu sẽ dẫn tới

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh chăm pa sắc đến năm 2020” (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)