7. Bố cóc của luận văn
2.3.1 Tình hình quốc tế có tác động đến phát triển kinh tế tỉnh
2.3.1.1 Bối cảnh quốc tế
Cả nước nói chung, Chăm Pa Sắc nói riêng đang bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, thực hiện công cuộc phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH đất nước với những thời cơ mới đồng thời cũng đứng trước những thách thức gay gắt trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực đang diễn biến nhanh chóng và phức tạp trên nhiều mặt
Bước vào thế kỷ XXI nền kinh tế thế giới được đặc trưng và chịu sự tác động sâu rộng bởi sự phát triển như vũ báo của sức mạnh khoa học và công nghệ như: Công nghệ sinh học, tin học, năng lượng mới, vật liệu mới... Khoa học và công nghệ có tác dụng thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế thế giới và đem lại năng suất lao
50
động tăng vọt. Trong xu thế chung đó các nước công nghiệp phát triển có xu hướng chuyển sang cơ cấu kinh tế hiện đại với những ngành mang hàm lượng khoa học công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng và sử dụng công nghệ sạch. Đồng thời chuyển giao những ngành sử dụng nhiều lao động, có khả năng gây ô nhiễm môi trường, đòi hỏi sử dụng nhiều năng lượng sang các nước đang phát triển. Chính trong điều kiện phức tạp đó, Lào có điều kiện lựa chọn công nghệ thích hợp, đồng thời tranh thủ những lĩnh vực có điều kiện đi thẳng vào công nghệ hiện đại; gắn với việc sử dụng đạt hiệu quả cao, phát huy năng lực nội sinh. Trước tình hình đó, Chăm Pa Sắc cần những tính toán có thể để phát huy tối đa những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nguồn khoáng sản, nguồn tài nguyên rừng và du lịch, nguồn nhân lực, khả năng đất xây dựng công nghiệp và thị trường phong phú đa dạng.
Dưới tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội và tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ; xu thế chung của các quan hệ quốc tế trong 10 - 15 năm tới là hợp tác cạnh tranh, vừa tìm cách thâm nhập vào thị trường mới vừa hướng vào bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Khu vực các nước gần Lào đang đặt ra nhiều vấn đề cho chiến lược bố trí kinh tế của Lào, đặc biệt là cánh cung Đông Nam Á - Thái Bình Dương và Tây Nam Trung Quốc. Việt Nam và Campuchia đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế và đường lối ngoại giao. Việc phát triển kinh tế các khu vực và các trung tâm kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác và đối chọi với họ là rất cần thiết. Thế giới đã hình thành các Liên minh kinh tế Tây Âu, khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), khu mậu dịch tự do các nước ASEAN (AFTA) mà Lào đã tham gia năm 1998. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Diễn đàn hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với tuyên bố Manila là lòng chảo Thái Bình Dương thành khu mậu dịch tự do lớn nhất thế giới. Cùng với những biến động của Lào tham gia vào khuôn khổ kinh tế thế giới, sự hợp tác khu vực sẽ trở thành một vấn đề quan trọng. Xu hướng hình thành các tam giác tăng trưởng khu vực, chiến lược phát triển của các quốc gia liền kề đang tạo ra những cơ hội hoà nhập và những thách thức to lớn đối vối nước Lào và các địa phương trong đó có Chăm Pa Sắc.
2.3.1.2 Xu hướng đầu tư nước ngoài và khả năng thị trường quốc tế có tác động tới vùng miền nam và Chăm Pa Sắc.
Kể từ khi ban hành Luật khuyến khích Đầu tư 2009 đến hết tháng 9/2014 nước Lào đã cấp giấy phép cho 2.437 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 32,3 tỷ USD, bình quân một năm được khoảng 10,8 tỷ USD. Trước đây, các chuyên gia dự báo giai đoạn đến năm 2010 nước Lào có thể thu hút bình quân mỗi năm trên dưới 5,4 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, sang giai đoạn 2015-2020 có thể hơn nữa. Nhưng do tình hình biến động của cơn bão tài chính - tiền tệ vừa qua, do đó khả
51
năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị hạn chế. Mỹ, Đan Mạch. ôxtraaylia, Pháp, Đức, Canada,... là những nước ít bị ảnh hưởng bởi cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á lại có vốn với nền kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào bậc nhất thế giới, quan tâm nhiều đến hợp tác đầu tư với Lào, đặc biệt là xu hướng hợp tác đầu tư với các tỉnh phía Nam ngày càng nhiều. Có một số lĩnh vực mà Chăm Pa Sắc có điều kiện tham gia hợp tác theo lợi thế riêng của mình, nhất là khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất chế biến lâm sản và du lịch,...
Các nước NICs (Công nghiệp mới phát triển) và các nước trong khối ASEAN trong quá trình điều chỉnh lại cơ cấu sẽ tập trung sản xuất sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao hơn và chuyển giao các sản phẩm yêu cầu hàm lượng kỹ thuật thấp hơn, dùng nhiều lao động hơn sang các nước đang thiếu việc làm (sản xuất giầy dép, may mặc, lắp giáp ô tô, xe máy, điện tử, chế biến nông sản,...). Đây cũng là cơ hội để tỉnh Chăm Pa Sắc nắm bắt và phát triển kinh tế địa phương.
Các nước trong khu vực Nam Bộ Á, Đông Nam Á, Thái Bình Dương đang có khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ vừa qua nhưng lại có thời gian tích luỹ được nhiều công nghệ tiên tiến, đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, có kinh nghiệm và họ đã tham gia hợp tác và đầu tư vào nước Lào trong nhiều lĩnh vực.
Cùng với cả nước và vùng miền nam, Chăm Pa Sắc sẽ có nhiều điều kiện để hợp tác làm ăn, học tập kinh nghiệm của các nước nhưng đồng thời cũng chịu sức ép và cạnh tranh rất lớn. Như vậy phát triển kinh tế Chăm Pa Sắc cần đảm bảo một tốc độ tăng trưởng cao và phát triển nhanh để rút ngắn dần khoảng cách so với vùng miền nam nhằm thoát khái tình trạng tụt hậu với các tỉnh xung quanh và cả nước.
Nền kinh tế của Lào ngày càng có cơ hôi hoà nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới. Điều đó mở ra khả năng mới để nước Lào nói chung, Chăm Pa Sắc nói riêng trao đổi hàng hóa với các nước đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Đây là thời cơ thuận lợi mà Chăm Pa Sắc cần tận dụng để đẩy mạnh quan hệ bên ngoài, nhất là về hợp tác đầu tư và về gia công, sản xuất hàng xuất khẩu bằng cách cố gắng tiếp cận, tranh thủ các dự án đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực chế biến lâm sản, khai thác khoáng sản và du lịch, đồng thời cố gắng tạo môi trường thuận lợi, tranh thủ nguồn vốn từ các nước để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Những năm tới đây, nền kinh tế nước Lào sẽ tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như AFTA và WTO. Khu vực Đông Á và Đông Nam Á trước đây được đánh giá là khu vực phát triển năng động trên thế giới và khả năng đó còn có thể kéo dài trong 1-2 thập niên của thế kỷ XXI nhưng cơn lốc khủng hoảng tiền tệ hiện nay đang là những nguyên nhân có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của nước Lào trong đó có các tỉnh thuộc vùng nam bộ. Đáng lưu
52
ý là tình hình diễn biến phức tạp này lại tập trung vào một số nước có nhiều mối quan hệ về kinh tế với nước Lào vì có thị trường gần Lào, có những nhu cầu mà Lào có thể đáp ứng như: dầu mã, nông- lâm-thuỷ sản chế biến, hàng may mặc. Vì vậy trong phát triển kinh tế, nước Lào có những thách thức cần lường hết những khả năng để chủ động.
Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, nhất là các loại hàng hóa nông sản, thực phẩm chất lượng cao tiếp tục tăng trên thị trường thế giới.
Bảng 2.13: Dự báo về mức nhập khẩu một số sản phẩm của một số nƣớc.
Đơn vị: 1.000 tấn.
Sản phẩm Cả năm
2010 2020
1. Thịt các loại
- Các nước Công nghiệp Châu Á 30-40 60-70
- Các nước Đông Âu và SNG 70-90 110-140
- Các nước Công nghiệp phát triển 80-100 180-200 2. Gạo
- Các nước Công nghiệp Châu Á 1.400 1.500
- Các nước Đông Âu và SNG 600-620 640-650
- Các nước Công nghiệp phát triển 9.000 10.000 -11.000 3. Chè
- Các nước Công nghiệp Châu Á 19-20 16-18
- Các nước Đông Âu và SNG 340-350 380-390
- Các nước Công nghiệp phát triển 290-300 270-280 4. Cam, quýt
- Các nước Công nghiệp Châu Á 1.400-1.500 1.800-1.900 - Các nước Đông Âu và SNG 1.800-2.000 2.900-3.000 - Các nước Công nghiệp phát triển 5.000 5.400-5.400 5. Chanh quả
- Các nước Công nghiệp Châu Á 150-160 180
- Các nước Đông Âu và SNG 460-480 570-590
- Các nước Công nghiệp phát triển 850-870 970-1.000 6. Chuối
- Các nước Công nghiệp Châu Á 900-910 950-1.000
- Các nước Đông Âu và SNG 480-500 760-800
- Các nước Công nghiệp phát triển 7.700-8.000 8.100-8.300
53
2.3.2 Bối cảnh và thị trƣờng trong nƣớc tác động đến phát triển tỉnh
Những thành quả mà nước Lào đã đạt được trong hơn 10 năm đầu thực hiện sự nghiệp đổi mới là rất to lớn và quan trọng. Nhịp độ tăng trưởng GDP của cả nước thời kỳ 2000-2010 đạt tới 8,8% năm. Nhờ đó, Đảng NDCM Lào đã quyết định đưa đất nước chuyển mạnh sang thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa để đến năm 2020 Lào về cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước sẽ đạt khoảng 7-8% mỗi năm thời kỳ 2010-2015 và khoảng trên dưới 7% mỗi năm ở thời kỳ 10 năm sau đó. GDP/người năm 2014 tăng 1,75 lần so với năm 2005, mục tiêu năm 2020. Trên lãnh thổ địa bàn trọng điểm Nam Bộ sẽ phát triển khoảng 22 khu công nghiệp tập trung với diện tích khoảng 10- 11 nghìn ha. Dân số đô thị của địa bàn trọng điểm này sẽ lên tới 2,5 triệu người. Đó là những thị trường tiêu thụ lâm sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng rất lớn mà tỉnh Chăm Pa Sắc có thể tham gia cung ứng. Vùng miền nam cũng sẽ có nhiều ảnh hưởng khi các vùng trọng điểm phát triển mạnh. Vùng miền Nam hiện nay đóng góp khoảng 1/5 GDP cả nước, sẽ là vùng diễn ra quá trình công nghiệp hóa - Đô thị hóa nhanh, quy mô lớn. Ở đây sẽ phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, các khu công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp xuất khẩu, các trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch. Hội nhập vào sự phát triển chung của tình hình kinh tế xã hội gần đây cho thấy nền kinh tế nước Lào đang phải đối mặt với những khó khăn gay gắt về thiên tai, khủng hoảng kinh tế trong khu vực. Có thể là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đó chậm lại (tốc độ tăng trưởng năm 2013 là 6%), xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và kim ngạch xuất khẩu đã giảm, luồng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có sự suy giảm đáng kể,... Điều này sẽ để lại hậu quả xấu không chỉ cho năm 2014 mà cho cả các năm tiếp theo mà Chăm Pa Sắc không thể nằm ngoài sự ảnh hưởng này. Do vậy, hướng phát triển của vùng miền Nam (trong đó có Chăm Pa Sắc) là:
+ Phát triển nhanh cây công nghiệp (chè, cà phê), cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương, thuốc lá...), cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc,... để tận dụng thế mạnh của tỉnh.
+ Bảo vệ đất trồng lúa, trồng mầu; tăng cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo thâm canh tăng năng suất lúa- màu. Chú ý phát triển các loại hoa màu và cây lấy củ.
+ Ra sức trồng rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phương thức canh tác nông- lâm kết hợp để bảo vệ mội trường sống, bảo vệ tài nguyên nước của tỉnh và cả vùng Miền Nam.
Tóm lại: Nước Lào nói chung và vùng Miền Nam nói riêng nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, là khu vực phát triển năng động của thế giới. Hơn nữa vùng Miền Nam có khả năng phối kết hợp, cũng như chịu ảnh hưởng lớn của
54
các vùng phát triển kinh tế trọng điểm trong cả nước. Nằm trong vùng Miền Nam, tỉnh Chăm Pa Sắc cần tận dụng các lợi thế về: nguyên liệu nông- lâm sản, tài nguyên rừng và khoáng sản, tiềm năng du lịch phong phú, gần các thị trường lớn,... để cùng hội nhập trong quá trình phát triển.
2.4. Những nhận định tổng quát về lợi thế và hạn chế của tỉnh Chăm Pa Sắc Sắc
2.4.1 Những nhận định tổng quát về lợi thế phát triển của tỉnh
+ Chăm Pa Sắc có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục đường quốc gia số 13 nối với các tỉnh Miền Nam và các tỉnh biên giới vùng Nam Bộ. Chăm Pa Sắc nằm trong vùng Nam Bộ, là vùng đang có tốc độ đô thị hóa nhanh và có điều kiện phát triển theo hướng (mở cửa) ra bên ngoài (như với các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Mê Kông, vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, đặc biệt với Vương quốc Thái Lan, Căm Pu Chia và CHXHCN Việt Nam qua các cửa khẩu thuộc 4 tỉnh Sa Vắn Nạ Khết, Sa La Văn, Sê Kong và Ắt Ta Pư).
+ Chăm Pa Sắc có khí hậu thuận lợi để phát triển một tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng, đặc biệt là cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc. Đây là lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, tạo ra các sản phẩm, tập trung phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Quỹ đất có thể sử dụng vào mục đích Nông lâm nghiệp tương đối nhiều. Với quỹ đất lớn so với dân số của tỉnh là điều kiện tốt để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất của hàng hóa .
+ Chăm Pa Sắc có nguồn tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú để phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghệ chế biến nông lâm, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến cà phê.
+ Chăm Pa Sắc có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng rất thuận lợi để hoà vào mạng lưới du lịch vùng Nam Bộ và Trung Bộ. Đặc biệt, Thác Khon Phạ Phênh, Chùa núi Văn Phu là danh lam thắng cảnh được xếp hạng và có các di tích lịch sử cách mang.
+ Có nguồn lao động trẻ, có sức khoẻ và được sinh ra từ nơi có truyền thống cách mạng lâu đời.
2.4.2 Một số trở lực và khó khăn của tỉnh
+ Chăm Pa Sắc là tỉnh nghèo, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông - lâm nghiệp, công nghiệp và du lịch nhỏ bộ và chưa phát triển nên sản phẩm sản xuất ra kém sức cạnh tranh. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm. Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý. Điểm xuất phát về kinh tế-xã hội rất thấp, khả năng đáp ứng về nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế. Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ
55
tầng yếu kém và thiếu đồng bộ.
+ Chăm Pa Sắc là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, 80% dân số là người dân tộc, trình độ học vấn thấp, bệnh tật nhiều (1/3 dân cư mắc bệnh bướu cổ). Đây là những yếu tố cản trở đối với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực hiện các chính sách xã hội. Thiếu đội ngũ lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề, các nhà quản lý am hiểu và thích nghi với cơ chế thị trường.
+ Các tỉnh xung quanh và các tỉnh vùng Nam Bộ phát triển với tốc độ nhanh. Do vậy Chăm Pa Sắc phải đối đầu với vấn đề cạnh tranh gay gắt.