Kế toán thu nhập khác và kế toán chi phí khác

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh thương mại dịch vụ vận tải toàn phát (Trang 30)

7. Kết luận:

2.1.7 Kế toán thu nhập khác và kế toán chi phí khác

2.1.7.1 Kế toán thu nhập khác * Khái niệm

Thu nhập khác là những khoản thu nhập mà đơn vị không dự tính trước hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên. Những khoản thu nhập khác có thể do chủ quan hay do khách quan đưa tới.

* Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản 711 để phản ánh các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp.

* Sơ đồ hạch toán

Chi phí tài chính bằng tiền

Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán K/c cuối kỳ Lỗ tỉ giá Mua hàng trả góp Lỗ do bán chứng khoán Hoàn nhập dự phòng TK 111,112 TK121,221,228 TK 242, 413 TK 331, 242 TK 129, 229 TK 635 TK 911 TK 129, 229 TK 111,112…

Hình 2.10 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác

Nhận viện trợ, trợ cấp 711

Phần hoãn lại do bán TSCĐ tương ứng với phần lợi ích

của mình trong liên doanh 3387

thanh lý tài sản cố định Thu về nhượng bán, cho thuê,

111,112,131 152,156,211 không xác định được chủ nợ Thu khoản nợ 331 Nhận ký quỹ, ký cược 334,338 Khoản dự phòng khó trả 352

Thuế GTGT được giảm 3331

K/c thu nhập khác sang TK 911 911

Thuế GTGT phải nộp 3331

Chênh lệch do đánh giá lại tài sản lớn hơn khi đem tài sản góp vốn

2.1.7.2 Kế toán chi phí khác * Khái niệm

Chi phí khác gồm những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt đối với hoạt động thông thường của doanh nghiệp mang lại, cũng có thể những khoản chi phí bỏ sót từ những năm trước khi lên báo cáo tài chính.

* Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản 811 để phản ánh các khoản chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp.

* Sơ đồ hạch toán

TK 111,112 TK 811 TK 911 chi phí thanh lý, nhượng bán kết chuyển chi phí khác

TSCĐ TK 211,213

Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TK 214 Giá trị đã

hao mòn

Hình 2.11 Sơ đồ hạch toán chi phí khác

2.1.8 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

2.1.8.1 Khái niệm

Chi phí thuế TNDN là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.

2.1.8.2 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 821 để phản ánh chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp.

2.1.8.3 Sơ đồ hạch toán

Hình 2.12 Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

2.1.9 Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.9.1 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh * Khái niệm

Kết quả kinh doanh là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động trong doanh nghiệp, là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định biểu hiện bằng lãi hay lỗ.

Kết quả kinh doanh bao gồm: kết quả kinh doanh từ hoạt động sản xuất, kết quả kinh doanh hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh từ hoạt động khác.

(2.5)

(2.6)

(2.7) Thuế thu nhập hoãn lại

phải trả phát sinh TK 911 TK 347 TK 243 TK3334 TK 821 TK 911 TK347 TK 243 K/c chi phí thuế TNDN (Nợ < Có) Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Thuế TNDN phải nộp

Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại Ghi nhận tài sản thuế

thu nhâp hoãn lại K/c chi phí thuế TNDN (Nợ > Có)

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = DTT – (GVHB + Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN)

Kết quả hoạt động = Thu nhập hoạt động – Chi phí hoạt động tài chính tài chính tài chính

Kết quả hoạt = Thu nhập hoạt – Chi phí hoạt động khác động khác động khác

* Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 911 để xác định và phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán một năm.

* Phương pháp xác định kết quả kinh doanh

Xác định kết quả kinh doanh được thực hiện vào cuối kỳ nhằm xác định lãi (lỗ) cho suốt quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Bao gồm các bước sau:

Bước 1: Kết chuyển các khoản làm giảm doanh thu (chiết khấu thương

mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại, thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) vào bên nợ TK 511 để xác định doanh thu bán hàng thuần.

(2.8)

Bước 2: Kết chuyển doanh thu hàng thuần, thu nhập hoạt động tài chính

và thu nhập khác vào bên có TK 911 để tập hợp doanh thu và thu nhập cho việc xác định kết quả kinh doanh.

(2.9)

Bước 3: Kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý

doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác vào bên nợ TK 911 để tập hợp chi phí cho việc xác định kết quả kinh doanh.

(2.10)

Bước 4: Xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm trong kỳ (lãi, lỗ)

(2.11) Bước 5:

- Nếu lỗ: Kết chuyển khoản lỗ sang TK 421(2) “Lợi nhuận năm nay”. - Nếu có lãi: Xác định chi phí thuế TNDN rồi kết chuyển phần lợi

nhuận sau thuế sang TK 421(2) chờ phân phối.

(2.12) Tổng doanh thu = Doanh thu bán hàng thuần + Doanh thu hoạt động

tài chính + Thu nhập khác

Tổng chi phí = GVHB + Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN + Chi phí tài chính + Chi phí khác

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Lợi nhuận sau thuế = Tổng LNTT – Chi phí T.TNDN DTT = Doanh thu bán hàng – (Chiết khấu thương mại + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT

* Sơ đồ hạch toán

Hình 2.13 Sơ đồ hạch toán kết quả kinh doanh

2.1.9.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

* Khái niệm

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh được hiểu theo nghĩa chung nhất là việc đánh giá toàn bộ quá trình về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

* Ý nghĩa phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là công cụ phát hiện khả năng tiềm tàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh nhằm xem xét, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra được thực hiện đến đâu từ đó rút ra những tồn tại, những nguyên nhân khách

Kết chuyển chi phí thuế TNDN

K/c Doanh thu tài chính TK 632 TK 635 TK 641, 642 TK 811 TK 911 TK 5111 TK 515 TK 711 TK 4212 Kết chuyển giá vốn hàng bán

Kết chuyển chi phí tài chính Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí QLDN Kết chuyển chi phí khác K/c Thu nhập khác Kết chuyển Lỗ K/c doanh thu bán Kết chuyển Lãi hàng hoá TK 821

quan, chủ quan và đề ra các biện pháp khắc phục để tận dụng triệt để thế mạnh của doanh nghiệp.

Điều đó cũng có nghĩa là phân tích kết quả hoạt động kinh doanh không phải là điểm kết thúc một chu kỳ kinh doanh mà còn là điểm khởi đầu chu kỳ kinh doanh mới.

* Nội dung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

- Phân tích tình hình doanh thu của những khoản doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vu, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động khác.

- Phân tích tình hình chi phí của những khoản mục chi phí sau: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác và chi phí thuế TNDN.

- Phân tích tình hình lợi nhuận bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác.

* Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

- Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu

(2.13)

Tỷ lệ này cao nghĩa là doanh thu tăng trong khi giá vốn không đổi. Điều này cho thấy sự nổ lực đáng khen ngợi của doanh nghiệp là đã sử dụng tốt chính sách bán hàng và sử dụng chi phí sản xuất hợp lý; hoặc do giá vốn hàng bán giảm nhưng doanh thu tăng. Tóm lại tỷ lệ này càng cao thì càng tốt.

- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)

(2.14)

Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh đang có lãi, tỷ số này mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.

Tuy nhiên tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt

LNST

ROS = (%) Doanh Thu Thuần

khác tỷ số này và vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với vòng quay tài sản.

- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

(2.15)

Tỷ số này dùng để đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Phản ánh một đồng tài sản trong một thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý, hiệu quả.

- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

(2.16)

Tỷ số này dùng để đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Cho thấy cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này càng lớn biểu hiện xu hướng tích cực, nếu nhỏ và dưới mức tỷ lệ thị trường thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo tài chính, các sổ sách kế toán qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và số liệu 6 tháng đầu năm 2013 của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ vận tải Toàn Phát.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp so sánh: Là so sánh đối chiếu các số liệu ở mỗi năm với

nhau, phương pháp so sánh gồm phương pháp số tuyệt đối và số tương đối.

- Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số của 2 chỉ tiêu gồm chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.

LNST ROA = (%) Tổng Tài Sản LNST ROE = (%) Vốn Chủ Sở Hữu

Ta có : (2.17) Ghi chú:

1

Y : Chỉ tiêu năm sau 0

Y : Chỉ tiêu năm trước

Y

 : Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

- Phương pháp số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Ta có: (2.18)

* Phương pháp tỷ số dùng để phân tích các chỉ tiêu tài chính. * Phương pháp kế toán gồm:

- Phương pháp chứng từ kế toán: là phương pháp thu thập thông tin, kiểm tra sự phát sinh và hoàn thành các nghiệp vụ phát sinh.

- Phương pháp đối ứng tài khoản và ghi sổ kép: là phương pháp so sánh thông tin, kiểm tra quá trình vận động của từng đối tượng kế toán khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong mối tương quan tác động qua lại giữa các đối tượng.

2.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp mà các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định bằng cách đem số thực tế vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng đối tượng phân tích.

Tác dụng của phương pháp này là nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Các nhân tố đó tác động tích cực hay tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó xem xét để đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Y

 = Y1 – Y0

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VẬN TẢI TOÀN PHÁT

3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ vận tải Toàn Phát

Vốn điều lệ: 15.000.000.000 đồng

Người đại diện theo pháp luật: Quách Học Giang

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số: 1800615879 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Cần Thơ cấp ngày 14/02/2006.

Trụ sở chính: Quốc lộ 91A, khu vực Hòa Thạnh A, phường Thới Hòa, quận Ômôn, Thành Phố Cần Thơ.

Điện thoại: 0710 3661325

3.2. LĨNH VỰC KINH DOANH

Kinh doanh các mặt hàng trang trí nội ngoại thất, nhôm, kính, sắt, thép, inox, tol, vật liệu xây dựng, gia công cán tol, làm đại lý ký gửi và phân phối hàng hóa, vận tải hàng hóa đường bộ.

3.3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN LÝ 3.3.1. Sơ đồ bộ máy máy quản lý công ty 3.3.1. Sơ đồ bộ máy máy quản lý công ty

Cơ cấu tổ chức của công ty có thể khái quát bằng sơ đồ sau

Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ vận tải Toàn Phát GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN SẢN XUẤT BỘ PHẬN PHÂN XƯỞNG BỘ PHẬN BÁN HÀNG

3.3.2. Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận

- Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, là người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Bộ phận sản xuất có nhiệm vụ quản lý quy trình sản xuất và quản lý máy móc, trang thiết bị dùng để sản xuất.

- Bộ phận kế toán quản lý chung việc hạch toán, theo dõi các khoản thu chi, các sổ sách, chứng từ, quan hệ với các tổ chức tín dụng, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.

- Bộ phận phân xưởng có nhiệm vụ gia công cán tole.

- Bộ phận bán hàng có nhiệm vụ giới thiệu các loại mặt hàng, tư vấn khi

khách hàng cần biết về đặc điểm của những mặt hàng mà khách hàng chọn để mua.

3.4. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán 3.4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán

3.4.2. Nhiệm vụ, chức năng của từng người ở bộ phận kế toán

Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ là hướng dẫn chế độ, thể lệ kế toán tài chính cho mọi nhân viên trong phòng kế toán. Tiến hành tổ chức và điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, tham mưu cho ban giám đốc về hoạt động kinh doanh. Tổ chức và chỉ đạo toàn diện công tác kế toán, kiểm tra, kiểm soát, là người giúp giám đốc tổ chức thực hiện công tác thống kê thông tin kinh tế và

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh thương mại dịch vụ vận tải toàn phát (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)