Vấn đề 14: PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi cao học quản lí giáo dục (Trang 54 - 57)

* Đặt vấn đề: Phương pháp giáo dục là thành tố quan trọng trong cấu trúc của quá trình giáo dục, có quan hệ mật thiết với các thành tố khác của quá trình này; đặc biệt là với mục đích, nội dung, nhà giáo dục, người được giáo dục, phương tiện giáo dục, với các điều kiện thực hiện quá trình này.

* Khái niệm phương pháp GD: Phương pháp giáo dục được xem là cách thức tác động qua lại giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục, trong đó nhà giáo dục giữ vai trò chủ đạo nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục đã đề ra.

- Phương pháp chịu sự quy định của nội dung và hình thức của sự vận động bên trong nội dung.

- Phương pháp giáo dục phản ánh cách thức tổ chức quá trình giáo dục, các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng của giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục đích.

* Đặc điểm.

- PPGD thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa cách thức hoạt động của nhà giáo dục và người được giáo dục.

- Phương pháp giáo dục được tiến hành trên cơ sở hoạt động phối hợp giữa nhà giáo dục và người được giáo dục.

- Phương pháp giáo dục có mối quan hệ mật thiết với các biện pháp giáo dục, song biện pháp mang tính cụ thể, phương pháp mang tính khái quát.

- Phương pháp giáo dục có quan hệ mật thiết với các phương tiện giáo dục. * Phân loại các PPGD

Thường được phân loại và trình bày theo 3 nhóm cơ bản sau: - Nhóm các phương pháp tác động vào ý thức – gồm:

+ Phương pháp thuyết phục (khuyên bảo) + Phương pháp đối thoại, tranh luận (thảo luận) + Phương pháp nêu gương

- Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động + Phương pháp luyện tập (rèn luyện).

+ Phương pháp đưa con người vào cuộc sống xă hội + Phương pháp tạo tình huống giáo dục

- Nhóm các phưong pháp kích thích, điều chỉnh + Phương pháp thi đua

+ Phương pháp khen thưởng (động viên, khuyến khích). + Phương pháp trách phạt (bắt buộc, xử phạt).

14.1. PHƯƠNG PHÁP THUYẾT PHỤC (khuyên bảo)

* Khái niệm: Nhóm phương pháp thuyết phục là nhóm phương pháp giáo dục tác động lên nhận thức và tình cảm của người được giáo dục nhằm hình thành những khái niệm, biểu tượng và niềm tin đúng đắn về đạo đức, thẩm mỹ, tạo điều kiện cho người được giáo dục có tư tưởng đúng, có tình cảm đẹp, làm cơ sở cho việc hình thành những hành vi thói quen tốt.

Thuyết phục là phương pháp thu phục nhân tâm, giúp con người nhận ra cái chân, thiện, mĩ để sống và hành động theo lẽ phải.

- Thực chất: Là phương pháp mà nhà giáo dục sử dụng lời nói và việc làm thực tế tác động trực tiếp vào đối tượng giáo dục khiến cho họ hiểu chân lý, tin ở chân lý và quyết tâm hành động theo chân lý.

* Vị trí, vai trò: Khẳng định: đây là phương pháp cơ bản, chủ đạo trong hệ thống các phương pháp giáo dục, phản ánh rõ bản chất nhân đạo, nhân văn của nền GDXHCN “tin ở con người, hướng con người đến Chân, thiện, mỹ”

Đây là phương pháp cơ bản vì nó là con đường quan trọng để biến ý thức xã hội thành ý thức của cá nhân, biến những yêu cầu của xã hội thành nhu cầu của bản thân, động viên thúc đẩy cá nhân hành động đáp ứng những yêu cầu, chuẩn mực xã hội.

- Thuyết phục là phương pháp tác động, đi sâu vào nhận thức, tình cảm, ý chí của con người (thu phục nhân tâm), do vậy có thiện cảm, dễ đi vào long người.

- Dẫn dắt, định hướng (cơ sở) cho các phương pháp khác phát huy tác dụng trong quá trình GD. Nói về vai trò của PPTP Hồ Chí Minh đã dạy “về PPGD cần theo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, giải thích, bàn bạc thuyết phục chứ không gò bó”.

* Mục tiêu, yêu cầu: Nhà giáo dục đưa lý luận vào ý thức của học sinh, giúp họ khái quát những kinh nghiệm của bản thân thành những biểu tượng, khái niệm và niềm tin về đạo đức, thẩm mỹ; cụ thể hóa nó và có động cơ, thái độ đúng đắn với các chuẩn mực và hành vi phù hợp với nhận thức và tình cảm của bản thân.

* Nội dung thuyết phục: Gồm toàn bộ những nhiệm vụ, nội dung đã được xác định trong quá trình giáo dục gồm các nội dung cơ bản:

- Giáo dục đạo đức:

- Giáo dục ý thức công dân

- Giáo dục văn hóa thẩm mĩ cho học sinh

- Giáo dục lao động và hướng nghiệp cho học sinh

- Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng cho học sinh - Giáo dục trí tuệ cho học sinh (nhiệm vụ trí dục)

* Con đường thuyết phục: Có hai con đường cơ bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thuyết phục bằng lời nói (khuyên bảo): Bằng sức mạnh chuyền cảm của ngôn ngữ, với lời hay, lẽ phải để giải thích, khuyên giải cho ĐTGD qua đó tạo dựng mối quan hệ thiện cảm, tin cậy, giúp họ hiểu chân lý, tin ở chân lý và quyết tâm hành động theo cái tốt, đúng, tiến bộ, phù hợp

Khuyên giải được xem là phương pháp gặp gở, trò chuyện, tâm tình riêng giữa nhà giáo dục với đối tượng cần giáo dục để khuyên răn, giải thích những điều hay lẽ phải, làm rõ những

khái niệm đạo đức, những nội dung, quy tắc, chuẩn mực xã hội mà mỗi người cần phải tuân theo, do vậy sự chuyền cảm của NN là hết sức quan trọng.

+ Thuyết phục bằng việc làm: Nghĩa là bằng những việc làm thực tế, sự gương mẫu của chính nhà giáo dục để tác động thuyết phục đối tượng giáo dục.

- Yêu cầu:

- Nhà giáo dục phải hiểu sâu, rõ những nội dung các vấn đề đưa ra thuyết phục; có niềm tin vào sự thật, những điều hay, lẽ phải.

- Phải kết hợp chặt chẽ giữa nguyên tắc với tình cảm trong quá trình thuyết phục, khuyên giải, lấy MQH tình cảm gia đình, thầy, cô với học trò để cảm hoá họ, giúp họ nhận thức đúng những giá trị đạo đức, điều chỉnh lại những nhận thức sai làm, sửa chữa những lệch lạc, từ đó mà hành động theo lẽ phải.

- Trong TP thì giải thích thường tiến hành khi đối tượng giáo dục không hiểu mà hành động sai, còn khuyên răn thường sử dụng đối với những đối tượng hiểu đúng nhưng cố tình làm sai, cố tình vi phạm những quy tắc, chuẩn mực xã hội.

- Nhà giáo dục cần hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí của đối tượng giáo dục, biết cách tiếp cận đối tượng, có tế nhị sư phạm trong GD TP dẫn dắt câu chuyện theo mục đích.

- Nhà giáo dục phải là người gương mẫu, có uy tín trong cộng đồng; lời nói luôn đi đôi với việc làm.

- Phương tiện sử dụng: Phong phú và đa dạng như: ngôn ngữ, sách báo, khẩu hiệu, các phương tiện kỹ thuật hiện đại.

* Liên hệ thực tiễn:

14.2. PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN.

* Khái niệm: Là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục tổ chức cho học sinh những hành động cử chỉ dưới dạng khác nhau để rèn luyện các phẩm chất nhân cách và ý chí.

- Phương pháp rèn luyện là phương pháp tổ chức cho người được GD được thể nghiệm ý thức, tình cảm của mình về chuẩn mực xã hội trong các tình huống đa dạng của cuộc sống; qua đó, hình thành và cũng cố những hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã quy định.

* Vị trí, vai trò: Đây là phương pháp giáo dục thuộc nhóm các phương pháp tổ chức cuộc sống, hoạt động cho con người, vì phương pháp giáo dục là phải đưa con người vào hoạt động thực tiễn để tập dượt, rèn luyện tạo nên các thói quen hành vi.

- Phương pháp tổ chức rèn luyện có vai trò GD to lớn trong việc hình thành phẩm chất nhân cách HS. Một mặt đạt được mục đích cuối cùng của GD đó là thói quen, hành vi đúng ở đối tượng giáo dục. Mặt khác, rèn luyện còn củng cố nhận thức, chuyển hóa nhận thức thành hành vi, tôi luyện cho HS ý chí và nghị lực, bản lĩnh

- Thông qua rèn luyện, luyện tập thường xuyên tạo ra đường dây thần kinh liên hệ ngược và hình thành phản xạ có điều kiện, qua đó tạo ra thuộc tính tâm lý bền vững ở HS.

* Thực chất: Nhà giáo dục thông qua việc tổ chức cuộc sống, hoạt động và MQH giao lưu để rèn luyện những thói quen, hình vi tốt ở đối tượng giáo dục qua đó củng cố nhận thức, niềm tin cho đối tượng giáo dục.

*Hình thức rèn luyện: Hình thức rèn luyện rất phong phú đa dạng, bao gồm: hướng dẫn sinh hoạt phục vụ cá nhân, lao động giúp đỡ gia đình, thông qua các hoạt động xã hội; hoạt động học tập, lao động, vui chơi và giao tiếp tập thể và xã hội

* Yêu cầu:

+ Quá trình tổ chức rèn luyện phải đảm bảo khoa học, tính hệ thống, liên tục, tăng dần mức độ khó khăn, phức tạp

+ Kết hợp nhiều chặt chẽ rèn luyện với các phương pháp khác, đặc biệt là phương pháp thuyết phục và động viên khuyến khích…

+ Phải đảm bảo việc rèn luyện xây dựng thói quen, hành vi mới với loại bỏ thói quen, hành vi cũ không phù hợp với thang giá trị xã hội…

- Thực hiện nhiều lần những hành động phù hợp với các khuân mẫu.

- Tổ chức các tình huống, các điều kiện để học sinh tham gia giải quyết chúng băng các hành động tích cực, phù hợp.

- Có kế hoạch và quyết tâm thực hiện của người giáo dục.

- Trong quá trình giáo dục, có thể tạo ra cơ hội cho người học được rèn luyện trong các tình huống thực: giữa đời sống tập thể; hoạt động học tập, lao động; sinh hoạt hằng ngày ở nhà trường, gia đình và ngoài XH…

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, để tạo ra điều kiện cho người được GD rèn luyện tốt thì cần:

+ Tận dụng những tình huống tự nhiên đồng thời tạo những tình huống thích hợp. + Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm tra và tự kiểm tra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tổ chức rèn luyện liên tục, có hệ thống

+ Kết hợp tổ chức rèn luyện do tập thển người được giáo dục chủ trì tự tổ chức, tự rèn luyện do cá nhân người được giáo dục tiến hành.

* Liên hệ vận dung: Dựa vào các yêu cầu để liên hệ với thực tiến giáo dục...

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi cao học quản lí giáo dục (Trang 54 - 57)