* ĐVĐ: Giáo dục là một quá trình tổ chức các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực của con người, đáp ứng được các yêu cầu của xã hội, thời đại. Để thực hiện mục tiêu giáo dục- đào tạo, nhà trường phải chuyển tải các nội dung giáo dục tương ứng đến học sinh đề họ có thể chiếm lĩnh được các nội dung giáo dục đó trong hình thành nhân cách.
* Khái niệm quá trình giáo dục: Là QT tác động có tổ chức, hệ thống và liên tục của nhà giáo dục đến đối tượng GD, nhằm hình thành và phát triển những quan điểm, niềm tin, giá trị, động cơ, thói quen phù hợp với những chuẩn mực giá trị, đạo đức pháp luật, thẩm mỹ, VH, làm phát triển nhân cách của người học theo mục đích GD của nhà trường và xã hội.
Khái niệm trên chỉ ra: Hiểu theo 2 góc độ, đó là:
+ Hiểu theo nghĩa hẹp, là bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, đều hướng vào hình thành nhân cách toàn diện theo mục tiêu giáo dục đã xác định.
+ Với chức năng trội là làm cho học sinh có nhận thức đúng đắn về các yêu cầu, chuẩn mực xã hội và có thói quen hành động tương ứng, nó là một trong những kết quả, mục đích quan trọng nhất của hoạt động dạy học trong nhà trường.
* Khái niệm nội dung giáo dục: là nhân tố cơ bản của lý luận giáo dục, bao gồm hệ thống các tri thức, chuẩn mực, giá trị xã hội cùng các kỹ năng, kinh nghiệm ứng sử trong cuộc sống, đòi hỏi mỗi cá nhân cần chiếm lĩnh để hoàn thiện nhân cách đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của xã hội, thời đại.
* Cơ sở xác định nội dung GD trong nhà trường.
Nội dung giáo dục quy định toàn bộ các hoạt động giáo dục trong thực tiễn. Nội dung giáo dục trong nhà trường rất toàn diện, nó được xây dựng từ những cơ sở xuất phát sau
- Xuất phát từ mục đích, bản chất của nền giáo dục xã hội
- Xuất phát từ các yêu cầu, đòi hỏi khách quan của đất nước và thời đại. - Xuất phát từ tính chất, đặc điểm của đối tượng giáo dục
- Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu đào tạo của mỗi nhà trường. b. Những nội dung giáo dục cơ bản trong nhà trường