* Mở bài: Quá trình dạy học trong nhà trường để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đã xác định thì ngoài xây dựng chương trình, xác định nội dung, hình thức dạy học, việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học có vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng truyền thụ và lĩnh hội kiến thức, KN, KX. Đồng thời PPDH càng phù hợp thì chất lượng, hiệu quả DH càng cao. Vì vậy nghiên cứu, vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học là yêu cầu cần thiết đối với ngườ cán bộ quản lý nhà trượng hiện nay...
a. Khái niệm:
* Khái niệm: Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học. Có thể hiểu:
* Những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học là tổng hợp cách thức dạy (phương pháp dạy của giáo viên) và cách thức học (phương pháp học của người học).
+ Phương pháp dạy: Là những cách thức, biện pháp, thủ thuật do giáo viên sử dụng để tổ chức các hoạt động học tập, điều khiển quá trình nhận thức, nghiên cứu và rèn luyện kỹ năng thực hành cho người học.
+ Phương pháp học: Là những cách thức, biện pháp người học sử dụng để lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng, tự tổ chức, điều khiển quá trình HT của bản thân.
- Phương pháp dạy học quan hệ chặt chẽ với các nhân tố khác của quá trình dạy học: mục tiêu, ND, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.
b. Phân loại phương pháp dạy học
Căn cứ vào nguồn cung cấp kiến thức, đặc điểm tính chất của các cách thức trao đổi thông tin H- T trong quá trình D-H, chúng ta xác định một hệ thống PPDH, bao gồm:
- Nhóm phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ. (xem lại) + Phương pháp thuyết trình
+ Phương pháp vấn đáp (đàm thoại)
+ Phương pháp sử dụng sách và tài liệu học tập. - Nhóm phương pháp dạy học trực quan.
+ Phương pháp minh hoạ (trình bày trực quan). + Phương pháp làm mẫu (biểu diễn thí nghiệm). + Phương pháp quan sát.
- Nhóm phương pháp dạy học thực hành + Phương pháp luyện tập.
+ Phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm. + Phương pháp công tác thực hành
- Nhóm phương pháp kích thích hoạt động nhận thức + Phương pháp khởi động trí tuệ
+ Phương pháp tranh luận các vấn đề học tập. + Phương pháp đóng vai nhận thức.
- Nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá + Phương pháp kiểm tra vấn đáp.
+ Phương pháp kiểm tra viết.
9.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DÙNG NGÔN NGỮ.
* Khái niệm:
- Nhóm phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ là tổng hợp những cách thức sử dụng lời nói, sách và các tài liệu học tập để truyền thụ và lĩnh hội nội dung dạy học.
- Đặc điểm: Nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu cho người học thông qua: Lời nói sinh động của người dạy. Sách giáo khoa, giáo trình, các loại tài liệu (chuyên khảo, luận văn, luận án, mạng intenet,…)
- Hoạt động của người dạy có sự phối hợp thống nhất với hoạt động của người học thông qua việc sử dụng ngôn ngữ (ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết).
a. Phương pháp thuyết trình
* Khái niệm: Là phương pháp giáo viên dùng lời nói để trình bày, giải thích nội dung bài học một cách có hệ thống, lôgíc cho học sinh tiếp thu.
* Vị trí: Được sử dụng lâu đời nhất trong dạy học. Thuyết trình được sử dụng giải quyết các nhiệm vụ dạy học khác nhau, tổ chức hoạt động nhận thức, qua đó giúp lĩnh hội kiến thức mới, hình thành kỹ năng, củng cố, hệ thống hóa kiến thức.
* Đặc điểm
- Đáp ứng nhu cầu đào của xã hội công nghiệp phải đào tạo số lượng lớn lực lượng lao động trong thời gian ngắn.
- Qua thuyết trình, người học lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống. * Các dạng thuyết trình gồm
- Thuyết trình giảng giải: Giáo viên dùng những luận cứ, những số liệu để giải thích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề giúp học sinh hiểu được kiến thức cần lĩnh hội.
- Thuyết trình giảng thuật: Giáo viên tường thuật lại các sự kiện, hiện tượng một cách có hệ thống, thường được sử dụng trong các môn khoa học xã hội, có yếu tố mô tả và trần thuật.
Giảng thuật thường được sử dụng trong các buổi học nghiên cứu các sự kiện lịch sử, các hiện tượng của đời sống XH, các thao tác kỹ thuật....
Trong giảng thuật có thể sử dụng các biên pháp như tường thuật (trình bày một cách nhất quán, lô gíc các hiên tượng các quá trình), mô tả(Diễn đạt bằng lời nói về hình dáng bên ngoài, hoặc khơi dậy những hiện tượng về cấu trúc bên trong của các sự vật, hiện tượng,các quá trình)...
- Thuyết trình giảng diễn: Giáo viên trình bày một cách có hệ thống nội dung học tập nhất định. Được sử dụng ở các lớp cuối cấp THPT và các trường đại học.
Giảng diễn đòi hỏi cách phân tích luận chứng các nội dung học tập mang tính lô gíc, hệ thống khái quát cao hơn.
Trong quá trình sử dụng giảng diễn là chủ yếu là sử dụng các biện pháp phân tích sự việc, so sánh, đối chiếu vạch ra các mối liên hệ, luận chứng cho những luận điểm đã được rút ra..
* Cách tiến hành phương pháp thuyết trình
- Đặt vấn đề: Nêu vấn đề bằng câu hỏi nhận thức.
- Giải quyết vấn đề: Trình bày vấn đề bằng con đường quy nạp hay diễn dịch, lựa chọn ví dụ chứng minh…
- Kết luận: Rút ra một cách lôgíc, nhấn mạnh để học sinh ghi nhớ. * Yêu cầu khi thuyết trình
- Ngôn ngữ của thuyết tình là ngôn ngữ của khoa học tương ứng, giữa nội dung và hình thức biểu đạt có quan hệ chặt chẽ với nhau. Giáo viên phải nắn vững nội dung và hình thức biểu đạt phong phú.
- Thuyết trình được sử dụng kết hợp với một số phương pháp dạy học khác: trực quan, vấn đáp, tình huống…
Tóm lại: Để sử dụng hiệu quả pp thuyết trình người DH phải kết hợp chặt chẽ khéo léo các cách thức biện pháp trên, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các pp DH khác.
b. Phương pháp vấn đáp: (đàm thoại).
* Khái niệm: Đàm thoại là phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức, thực hiện quá trình hỏi, đáp giữa giáo viên và học sinh nhằm sáng tỏ những tri thức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ từ tài liệu đã học, hoặc từ kinh nghiệm trong thực tiễn.
* Vai trò: Để tích cực hóa nội hoạt động nhận thức và sử dụng kinh nghiệm đã có của người học hoặc để hiểu sâu sắc hơn, rộng hơn vấn đề nào đó.
* Đặc điểm: Điều khiển hoạt động nhận thức, kích thích học sinh tích cực độc lập tư duy, bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời.
- Thường tạo không khí sôi nổi trong giờ học.
- Nếu sử dụng không khéo dễ mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch đã dự kiến.
c. Phương pháp sử dụng sách giáo khoa và tài liệu.
* Vai trò: Sách giáo khoa và tài liệu học tập có ý nghĩa lớn vì nó là nguồn tri thức vô hạn, đa dạng, phong phú, sinh động, hấp dẫn, được trình bày chi tiết, lôgíc, chặt chẽ.
Giúp học sinh mở rộng, đào sâu vốn tri thức một cách có hệ thống, bồi dưỡng vốn ngữ pháp, óc phê phán và hứng thú học tập; bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, tự nghiên cứu.
* Yêu cầu: Khi chuẩn bị bài giảng, giáo viên phải xác định rõ những nội dung trong sách giáo khoa hay tài liệu để học sinh tự nghiên cứu.
- Khi tiến hành bài giảng, hướng dẫn cho học sinh sử dụng sách giáo khoa và tài liệu theo trình tự hợp lý.
d. Ưu, nhược điểm của pp dùng ngôn ngữ * Ưu điểm của pp dùng ngôn ngữ
- Thời gian ngắn cung cấp nhiều thông tin cho người học
VD: Chỉ trong hai tiết người dạy có thể thể truyền tải được một chủ đề - Giúp người học lập luận, khai thác các vấn đề học tập logic, chặt chẽ. - Không đòi hỏi nhiều về phương tiện kĩ thuật DH, có tác dụng DH cao.
VD: Thuyết trình trước tập thể về vấn đề tình yêu thì giọng giảng của GV phải nhẹ nhàng,tình cảm đi sâu vào lòng người...
* Nhược điểm của pp dùng ngôn ngữ.
- Dễ làm người học thụ động, mệt mỏi ,nhàm trán do đòng vai trò nghe là chủ yếu, khó tập trung,khó duy trì chú ý được lâu.
- Tính lý thuyết nhiều nếu quá làm dụng sẽ làm cho người học dễ mắc bệnh giáo điều, sách vở xa rời thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của người học.
e. Yêu cầu khi sử dụng PP dùng NN
- Kết hợp chặt chẽ phương pháp dùng ngôn ngữ với các phương pháp DH khác và các phương pháp trong nhóm phương pháp dùng ngôn ngữ với nhau sẽ pháy huy được những ưu điểm và khắc phục được những mặt hạn chế của phương pháp này.
- GV phải làm chủ ND DH.
- Ngôn ngữ thuyết trình rõ ràng, mạch lạc, trong sáng, giản dị, giàu hình ảnh đảm bảo tính khoa học, tốc độ âm thanh hợp lí, tác phong sư phạm chững chạc.
- Xử lý tốt các tình huống sư phạm trong QTGD, có ý thức liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống.