Vấn đề 10: HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi cao học quản lí giáo dục (Trang 36 - 40)

a. Khái niệm:

- Theo quan điểm của triết học: Hình thức có mối quan hệ biện chứng với nội dung; nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ, không tách rời nhau; nội dung là mặt động nhất của sự vật, hình thức là mặt tương đối bền vững của sự vật.

- Khái niệm: Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học.

Hiểu khái niệm trên các vấn đề sau:

+ Là hình thức vận động của từng đơn vị nội dung dạy học cụ thể, nó phản ánh quy mô, địa điểm và thành phần học sinh tham gia vào đơn vị nội dung dạy học.

+ Hình thức dạy học khác nhau chủ yếu tùy theo mối quan hệ giữa việc dạy học có tính tập thể hay tính cá nhân.

+ Hình thức dạy học có quan hệ chặt chẽ với mục đích, nội dung và phương pháp dạy học.

b. Các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông.

* Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học có hình thức dạy học trên lớp và hình thức dạy học ngoài lớp.

- Hình thức dạy học trên lớp.

Là hình thức tổ chức dạy học mà thời gian học tập được quy định một cách xác định và ở một địa điểm riêng biệt, giáo viên chỉ đạo hoạt động nhận thức có tính chất tập thể ổn định, có thành phần không đổi, đồng thời chú ý đến đặc điểm của từng học sinh để sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững tài liệu học tập một cách trực tiếp cũng như làm phát triển năng lực nhận thức và giáo dục họ tại lớp.

- Hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp.

Là hình thức tổ chức dạy học trong đó giáo viên tổ chức, chỉ đạo hoạt động học tập của học sinh ở địa điểm ngoài lớp học nhằm tọa điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững, mở rộng kiến thức thông qua các hoạt động và các mối quan hệ đa dạng từ môi trường học tập.

* Căn cứ vào sự chỉ đạo của giáo viên đối với lớp hay với nhóm học sinh trong lớp có: Hình thức dạy học toàn lớp và hình thức dạy học theo nhóm

- Hình thức dạy học toàn lớp: Là hình thức trong đó giáo viên lãnh đạo toàn thời hoạt động của tất cả học sinh, tích cực điều khiển việc lĩnh hội tri thức, việc ôn tập và củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng cho cả lớp và mối học sinh, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ học tập chung.

- Hình thức tổ chức dạy học cá nhân: Dưới sự tổ chức điều khiển của giáo viên, mỗi học sinh độc lập thực hiện nhiệm vụ học tập của mình theo nhịp độ riêng để đạt tới mục tiêu dạy học riêng.

* Mối quan hệ của các hình thức dạy học: Có liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi hình thức có chức năng và vai trò nhất định trong quá trình dạy học, song trong đó hình thức dạy học trên lớp là hình thức tổ chức dạy học cơ bản.

10.1 HÌNH THỨC LÊN LỚP (bàigiảng). giảng).

a. Khái niệm:Hình thức bài giảng là 1 hình thức tổ chức D-H có mục đích trang bị cho HS những kiến thức mới, hình thành các biểu tượng, khái niệm mới.

* Biểu hiện - GV truyền đạt cho 1 số lượng người học nhất định phù hợp với khả năng bao quát. - Bài giảng bố trí theo tiết học, ở vị trí đầu tiên của QTDH, chủ đạo và chi phối các hình thức tổ chức D-H khác.

b. Yêu cầu cơ bản của bài giảng * Yêu cầu nội dung

- Về mặt tư tưởng: Nội dung phải trang bị cho học sinh cơ sở nền tảng lý luận của Đảng, thông qua đó hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất nhân cách mà mục đích giáo dục đã đề ra.

+ Bảo đảm tính đơn giản KH, hiện đại gắn với chức trách, nghề nghiệp của người học sau khi ra trường.

+ Bảo đảm tính tư tưởng, tính GD của nội dung dạy học VD: V.I.Lênin viết: “Trong bất kỳ trường học nào, điều quan trong nhất là phương hướng trính trị và tư tưởng của bài giảng”

+ Bảo đảm tính thực tiễn.(tính chiến đấu, tính phê phán).

- Về mặt lý luận dạy học: Xác định rõ mục đích, yêu cầu, suy nghĩ trước các phương tiện dạy học cần sử dụng, cấu trúc bài cho phù hợp.

Biết kết hợp hoạt động cảu tập thể với tính tự lực của từng học sinh. Kết hợp hài hòa hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh.

Quán triệt thực hiện mọi nguyên tắc dạy học thống nhất, hợp lý. Biết sử dụng phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học.

Cần thực hiện việc kiểm tra đánh giá chất lượng lĩnh hội tri thức, kỹ năng, ky xảo của học sinh, điều chỉnh kịp thời hoạt động D-H. Đảm bảo cá biệt hóa trong công tác D-H.

* Về mặt tâm lý:

Trong các giờ học phải chý ý đến đặc điểm tâm lý, thái độ đối với tri thức của học sinh. Có biện pháp giúp học sinh có động cơ, nhu cầu học tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Về môi trường học tập: Tránh làm cho học sinh quá mệt mỏi về trí lực, quan tâm đến các điều liện học tập, vệ sinh môi trường quanh lớp học. Cần thay đổi các dạng học tập khác nhau tạo không khí thoải mái.

* Yêu cầu tổ chức và PP :+ Xử dụng linh hoạt các phương pháp DH(pp đàm thoại, pp thuyết trình)+ Trình bày NDDH chặc chẽ, rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, giàu hình tượng.

+ Xử lý tốt các tình huống sư phạm. c. Quy trình chuẩn bị bài giảng : + B1 : Xác định mục đích, yêu cầu bài giảng

+ B2 : Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến bài giảng

+ B3: Lập đề cương bài giảng + B4 : Viết Bài giảng (Soạn giáo án) + B5 Thông qua giáo án, tổ (khoa) + B6 : Thục luyện và hoản thiện giáo án

d. Quy trình kỹ năng tiến hành bài giảng :

+ Mở đầu: Giới thiệu họ tên, cơ quan, dẫn dắt vấn đề ,giới thiệu môn học, bố cục nội dung bài, số tiết của bài (thời gian), pp cơ bản sẽ sử dụng, trọng tâm trọng điểm, tài liệu tham khảo.

Trong phần mở đầu GV người dạy nên sử dụng các thủ pháp sư phạm tạo ra bầu không khí dân chủ,thoải mái ,kích thích sự hưng phấn học tập của người học.

+ Cơ bản: Hoạt động chủ yếu của GV trong giai đoạn này là thực hiện trình bày nội dung của bài giảng, tổ chức chỉ đạo học tập của người học từ đầu đến cuối.

+ Kết thúc bài giảng: là khâu GV hệ thống lại những vấn đề đã trình bày ở phần trước và định hướng vấn đề trọng tâm, chốt lại vấn đề và đưa ra câu hỏi kiểm tra.

10.2 HÌNH THỨC THẢO LUẬN TẬP THỂ (XÊMINA)

* Khái niệm: Thảo luận: là 1 HTDH cơ bản trong đó học sinh tranh luận vấn để học tập được kết cấu theo 1 chủ đề KH, dưới sự điều khiển trực tiếp của GV, để tự họ rút ra được các kết luận cần thiết.

* Đặc điểm: Đây là hình thức học tập thể, mà mỗi cá nhân bằng trí tuệ, bằng kiến thức đã có, bằng kinh nghiệm và sự sáng tạo của mình đóng góp vào việc học tập chung.

- Thảo luận gây ra những tranh luận rất bổ ích, mỗi người một ý kiến riêng nhưng cùng nhau tìm hiểu một vấn đề, cho nên vấn đề nắm bắt được trở nên sâu sắc, toàn diện và mỗi thành viên hình thành một niềm tin, thói quen và sự mạnh dạn.

- Kích thích tính hiếu động, tính tìm tòi sáng tạo ở người học, đồng thời rèn luyện cho HS phẩm chất mạnh dạn, tự tin, độc lập và tự chủ.

* Các cách thức cơ bản: Thảo luận theo lớp: Buổi thảo luận được tiến hành với sự tham gia của cả tập thể lớp.

- Thảo luận theo nhóm: Buổi thảo luận được thực hiện theo các nhóm học tập của lớp. * Yêu cầu cơ bản trong thảo luận

- Để tiến hành tốt buổi thảo luận, giáo viên phải chuẩn bị tốt các vấn đề đưa ra thảo luận, có nghệ thuật tổ chức và điều khiển quá trình thảo luận.

- GV cần phổ biến trước chủ đề và định hướng các nội dung để HS có sự chuẩn bị trước.

- Giáo viên phải khéo léo dẫn dắt học sinh thảo luận tốt các vấn đề học tạp và tổng kết khắc sâu bản chất của các vấn đề nêu ra thảo luận.

- HS phải tập chung sự chú và tích cực, tự giác trong tham gia ý kiến vào các nội dung thảo luận.

- Kết thúc thảo luận GV cần KL tóm tắt những nội dung cơ bản, thống nhất các ý kiến khác nhau và có nhận xét khách quan chất lượng buổi thảo luận, có biểu dương những cá nhân tích cực trong tham gia phát biểu.

10.3. HÌNH THỨC TỰ HỌC

* Khái niệm: Hình thức tự học là 1 hình thức học tập độc lập, sáng tạo của người học, nhằm lĩnh hội, củng cố và vận dụng các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.

- Tự học là hình thức học sinh học ngoài giờ lên lớp bằng nỗ lực cá nhân theo kế hoạch học tập chung và không có mặt giáo viên. Tự học thường được tiến hành tại gia đình hay thư viện... cách học theo phương pháp tự nghiên cứu.

* Biểu hiện: Tự học mang đậm sắc thái cá nhân, người học tự tổ chức quá trình nhận thức 1 cách tích cực, độc lập, sáng tạo.

- Mục đích là phải phát triển toàn diện cả năng lực và phẩm chất của người học. - GV giữ vai trò chủ đạo, định hướng gián tiếp người học.

+ Tự học có vai trò cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của từng học sinh.

+ Tự học rèn luyện, xây dựng cho người học ý thức, hành vi tự giác trong quá trình học tập cũng như tính tự giác trong cuộc sống và sinh hoạt.

* Yêu cầu tự học :- Đối với học sinh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tự xác định được mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ học tập: Trong quá trình tự học người học phải nắm được yêu cầu, nhiệm vụ hiện tại cũng như trong tương lai; mục tiêu đào tạo (đầu ra); mục tiêu yêu cầu của từng môn học, từng bài học, từng nội dung, nhiệm vụ tự học về các

mặt tri thức, kỹ năng, thái độ..

+ Tự xác định trình độ, phẩm chất hiện có của bản thân: người học ngay từ khi bước chân vào trường phải xác định được trình độ, phẩm chất hiện có của mình, đối chiếu với mục tiêu đào tạo để có có kế hoạch phấn đấu hoạt động tự học của mình.

+ Tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học: Trong quá trình tự học, người học có ý thức thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của mình, kết hợp với kiểm tra đánh giá của GV có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp người học nhận ra những sai lầm, thiếu sót, những khó khăn trong quá trình học tập.

- Đối với người dạy; XD động cơ học tập đúng và mạnh cho người học: Để có một động cơ học tập đúng đắn thì đội ngũ GV và các bộ quản lý phải giúp người học tự nhận thức được mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Gây hứng thú tự học cho người học để người học phát huy được khả năng sáng tạo của mình, tự khẳng định mình.

+ Định hướng nội dung học tập phù hợp với trình độ nhận thức người học. + Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, xây dựng phong trào trong tự học.

10. 4. Hình thức phụ đạo: Phụ đạo là hình thức tổ chức học tập bằng sự giúp đỡ trực tiếp của giáo viên đối với từng học sinh.

10.5. Tham quan: là hình thức tổ chức cho học sinh thâm nhập thực tế cuộc sống, bằng trực tiếp quan sát thực tiễn mà rút ra những bài học cần thiết. Tham quan là hình thức dạy học ngoại khoá hỗ trợ cho nội khoá làm cho các kiến thức trở nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh.

.

* Liên hệ, vận dụng, ý nghĩa phương pháp luận ---

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi cao học quản lí giáo dục (Trang 36 - 40)