* Mở đầu ...(như trên)
* Khái quát những vấn đề cơ bản về PPDH... (như ở phần trên 9.1)
a. Phương pháp quan sát.
* Khái niệm: Là phương pháp tổ chức cho học sinh tri giác một cách có chủ định, có kế hoạch, tiến trình và sự biến đổi diễn ra ở đối tượng nhằm thu thập sự kiện, hình thành những biểu tượng ban đầu về đối tượng của thế giới xung quanh, quan sát gắn với tư duy.
* Vai trò: Là phương pháp dạy học có ý nghĩa đặc biệt để hình thành các biểu tượng và phát triển nhận thức cảm tính của học sinh.
* Các bước tổ chức quan sát:
- Bước chuẩn bị: Có kế hoạch về: đối tượng quan sát, thời gian, thời lượng quan sát, nhiệm vụ học tập cụ thể của từng học sinh khi quan sát, hướng dẫn cách ghi chép cho học sinh, chuẩn bị phương tiện (nếu có).
- Tiến hành quan sát: Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, hướng dẫn tự quan sát cho học sinh, kích thích suy nghĩ của học sinh, học sinh quan sát, suy nghĩ, kết luận và ghi chép.
- Kết thúc quan sát: Giáo viên tóm tắt các kết quả học tập đạt được qua quan sát, nhận xét thái độ làm việc của học sinh, dặn dò.
* Yêu cầu: Quan sát phải gắn liền với giải quyết các nhiệm vụ dạy học cụ thể. - Công tác chuẩn bị phải chu đáo, đảm bảo an toàn và thành công.
- Học sinh quan sát tích cực, kích thích được các hoạt động tư duy và ngôn ngữ trong quá trình quan sát, có sự ghi chép của học sinh.
b. Phương pháp minh họa:
- Khái niệm: Là phương pháp giúp học sinh hiểu dễ dàng các nội dung học mà học sinh không thể nhìn thấy được hoặc quá trừư tượng.
- Là phương pháp giáo viên sử dụng các phương tiện trực quan, các số liệu, ví dụ… để minh họa. Nó gây hứng thú học tập, phát triển năng lực quan sát, kích thích tư duy cho học sinh.
c. Phương pháp biểu diễn thí nghiệm.
* Khái niệm: Là phương pháp tiến hành các thí nghiệm để cho học sinh quan sát, tư duy và rút ra các kết luận khoa học cần thiết. Nó được sử dụng trong bài học kiến thức mới hoặc củng cố, luyện tập kiến thức.
* Các bước tiến hành:
- Khâu chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị phương tiện, thiết bị và nguyên vật liệu, làm thử các thí nghiệm trước khi đến lớp, chuẩn bị cho việc hướng dẫn cho học sinh, học sinh có thể nghiên cứu trước để tham gia tích cực vào quá trình thí nghiệm.
- Tiến hành thí nghiệm: Cho học sinh quan sát đầy đủ, rõ ràng các hiện tượng, hướng dẫn cho học sinh chú ý vào các dấu hiệu. Học sinh quan sát, suy nghĩ, giải thích và rút ra kết luận. Có sự ghi chép diễn biến và kết luận của thí nghiệm.
- Kết thúc thí nghiệm: Nhấn mạnh các kết luận khoa học, nhận xét đánh giá thái độ học tập của HS và làm rõ thêm những nội dung yếu nếu HS yêu cầu và dặn dò.
* Yêu cầu: Xây dựng, lựa chọn phương tiện trực quan phải phù hợp với mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Các phương tiện trực quan phải có tính chất khoa học.
- Phương tiện trực quan phải đảm bảo thẩm mỹ và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để gây hứng thú cho người học, duy trì chú ý trong quá trình học tập.
- Kết hợp với các phương pháp thuyết trình hoặc vấn đáp.
* Ưu điểm : Huy động được nhiều giác quan tham gia tri giác NDDH.
- thích hứng thú và năng lực quan sát của người học làm cho buổi học tăng thêm không khí, tăng thêm hình ảnh làm phong phú nội dung.
- Tạo điều kiện cho người học liên hệ giữa lý thuyết và thực hành.
* Nhược điểm :Nếu sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ dễ làm cho người học phân tán chú ý, tri giác tràn lan.
- Quá lạm dụng sẽ hạn chế sự phát triển tư duy trừu tượng. - Bảo đảm tương đối lớn cơ sở vật chất DH.
* Yêu cầu khi sử dụng : Kết hợp chặt chẽ phương pháp DH trực quan với các nhóm PPDH khác .
- Lựa chọn sử dụng các phương pháp trực quan với các phương tiện DH phải phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, nội dung của môn học, bài học.
- Trình bày phương tiện trực quan phải đúng lúc, đúng chỗ theo trình tự lô gíc tuân thủ theo nội dung của bài học
- Phải bảo đảm tính mục đích, tính giáo dục, thẩm mỹ, an toàn trong QTDH. * Chú ý: Các điều kiện lựa chọn phương pháp dạy học có hiêu quả:
- Đảm bảo sự phù hợp của phương pháp dạy học với nguyên tắc dạy học.
- Lựa chọn, kết hợp các phương pháp dạy học cần căn cứ vào nội dung dạy học ở từng môn học, từng bài, từng mục.
- Căn cứ đặc điểm học sinh ở từng lứa tuổi, từng lớp cụ thể.
- Lựa chon phương pháp phải phù hợp với năng lực sư phạm của giáo viên. - Căn cứ vào thời gian, thời lượng để lựa chọn phương pháp dạy học.