Vấn đề 13: NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi cao học quản lí giáo dục (Trang 50 - 54)

Quá trình giáo dục là quá trình vận động và phát triển có quy luật, là hoạt động có tính khoa học và có tính nghệ thuật cao. Hoạt động giáo dục muốn đạt kết quả mong muốn đòi hỏi nhà giáo dục không chỉ nắm được các quy luật mà không phải biết vận dụng những quy luật đó một cách linh hoạt sáng tạo. Các quy luật của giáo dục được phản ánh trong những luận điểm chung cơ bản, mang tính chất chỉ đạo toàn bộ tiến trình giáo dục đó là các nguyên tắc giáo dục.

* Khái niệm: Nguyên tắc giáo dục được hiểu là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý luận giáo dục, có tác dụng chỉ đạo việc lựa chọn và vận dụng nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục nhằm thực hiện tối ưu mục đích và nhiệm vụ giáo dục.

* Đặc điểm: Là kết quả nhận thức của con người về các quy luật giáo dục nên nó có cơ sở khách quan, nó phản ánh những quy luật của quá trình giáo dục.

- Nguyên tắc giáo dục là những tri thức, kinh nghiệm được tổng kết từ thực tiễn giáo dục và của các nhà giáo dục tiên tiến trên thế giới và trong nước đã đạt được thành công. Từ đó rút ra nhãng phương hướng chỉ đạo hoạt động giáo dục trong thực tiễn.

- Nguyên tắc giáo dục không phải là cẩm nang có sẵn mà chỉ cung cấp cho nhà giáo dục hệ thống những cơ sở lý luận, làm chỗ dựa để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đa dạng và sinh động.

* Cơ sở xác định nguyên tắc giáo dục.

Tất cả các NT đều có cơ sở khoa học cả bình diện ly luận và thực tiễn:

- Xuất phát từ lý luận CN Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về GD xây dựng, phát triển nhân cách con người Việt Nam

- Xuất phát từ quy luật hình thành và phát triển nhân cách...

- Xuất phát từ thực tiễn GD trong nước, sự kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm GD của các nước khu vực và thế giới.

* Hệ thống các nguyên tắc giáo dục bao gồm: (10 nguyên tắc).

+ Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích và tính tư tưởng trong hoạt động giáo dục; + Nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hành vi trong giáo dục;

+ Nguyên tắc tôn trọng nhân cách học sinh kết hợp với yêu cầu hợp lý trong quá trình giáo dục;

+ Giáo dục gắn với đời sống xã hội.

+ Nguyên tắc giáo dục trong lao động và bằng lao động; + Nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể;

+ Nguyên tắc thống nhất giữa sự tổ chức lãnh đạo sư phạm của giáo viên với việc phát huy tính tích cực, độc lập, tự giáo dục của học sinh;

+ Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống kế tiếp liên tục trong công tác giáo dục;

+ Nguyên tắc thống nhất giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục của cộng đồng xã hội;

* Mối quan hệ các nguyên tắc trên: Là một thể thống nhất toàn diện, không tồn tại tách biệt mà có quan hệ thống nhất biện chứng, bổ sung, hỗ trợ cho nhau.

13.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích và tư tưởng trong hoạt động giáo dục. * Vai trò, vị trí: Đây là nguyên tắc giữ vị trí cơ bản, chủ đạo, bao chùm... Vì sao ?

+ Vì nó chỉ đạo việc xác định, xây dựng, mục tiêu GD cho các nhà trường ở cả trước mắt và lâu dài.

+ Định hướng cho các nhà GD và đối tượng giáo dục trong việc xác định mục đích và thực hiện có hiệu quả mục đích đó.

+ Là cơ sở khoa học để xác định chương trình, lựa chọn nội dung, PP, HT GD cho phù hợp để đạt tới MĐ xác định, đồng thời còn chi phối đến mục đích, tư tưởng các nguyên tức khác (biểu hiện tính bao chùm).

* Nội dung cơ bản của nguyên tắc.

- Nguyên tắc phản ánh xu hướng chính trị- tư tưởng trong công tác GD, nói lên sự gắn bó mật thiết giữa GD với chế độ XH, Tính mục đích chính là mô hình nhân cách mà chúng ta xác định cho GD phải đạt tới…

- Biểu hiện:

+ Tính mục đích chính là mô hình nhân cách mà chúng ta xác định cho GD phải đạt tới. Do vậy trong quá trình giáo dục việc xác định mục tiêu, mô hình nhân cách học sinh phải trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, phù hợp nhân cách con người Việt Nam, phù hợp cấp học, bậc học.

+ Tính Tư tưởng chính là tính định hướng lập trường, xu hướng phát triển nhân cách con người việt nam theo quan điểm của Đảng, đất nước trong giai đoạn lịch sử. Do vậy, tính tư tưởng phải được phản ánh ở các khâu, các bước, các nhân tố của quá trình giáo dục, trong đó lấy giá trị, chuẩn mực các phẩm chất nhân cách làm tiêu chí phấn đấu cho GD.

- Mối quan hệ: Tính tư tưởng và tính mục đích luân gắn bó chặt chẽ với nhau, đó là hai mặt của một nguyên tắc. Muốn có mục đích đúng đắn, cần quán triệt tư tưởng, quan điểm GD của đảng, nhà nước sâu sắc, ngược lại, tính Tư tưởng của nguyên tắc là biểu hiện của MĐ đúng đắn, chính xác, kịp thời…

* Yêu cầu:

+ Phải quán triệt sâu sắc mục tiêu GD của Đảng về GD phát triển nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

+ Thiết kế mục đích, mục tiêu giáo dục phải xem xét, tính toán cân nhắc kỹ, đảm bảo cho việc tổ chức QTGD đạt được mục tiêu đó.

+ Làm tốt công tác tổ chức, công tác động viên tư tưởng để các lực lượng, các nhân tố của QTGD cùng hướng tới việc thực hiện mục tiêu GD.

+ Cần đánh giá khách quan việc thực hiện mục tiêu xác định, qua đó có bổ xung, điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp có hiệu quả.

* Ý nghĩa vận dụng:

13.2. Nguyên tắc tôn trọng nhân cách học sinh kết hợp với yêu cầu hợp lý trong quá trình giáo dục;

* Vị trí nguyên tắc: Đây là một trong nguyên tắc quan trọng trong quá trình giáo dục. Vì sao? + Vì nó khẳng định vai trò, trách nhiệm to lớn của nhà giáo dục trong quá trình GD, phải xem xét con người với vai trò là chủ thể có ý thức, họ luôn có lòng tự trọng, biết tôn trọng người khác và nhu cầu được người khác tôn trọng mình.

+ Chỉ ra, trong GD việc tạo ra cơ hội, điều kiện thuận lợi để đối tượng giáo dục rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, học tập và rèn luyện là yêu cầu, đòi hỏi khách quan…

* Nội dung của nguyên tắc.

- Nguyên tắc chỉ ra trong quá trình giáo dục nhân cách đòi hỏi nhà giáo dục phải luôn đặt lòng tin vào khả năng vươn nên của con người, đánh giá đúng con người, tôn trọng và thường xuyên quan tâm đến con người.

- Thực chất

+ Yêu cầu cao tức là trên cơ sở mục tiêu GD phát triển con người đã được xác định những yêu cầu trong đặt ra trong GD phải bảo đảm tính khách quan, Phù hợp với đối tượng GD, Phải từ thấp đến cao, phải Bảo đảm tính liên tục, hiệu quả trong GD.

+ Tôn trọng nhân cách: Tôn trọng nhân phẩm và quyền con người (quyền tự do, quyền làm chủ, quyền sáng tạo, quyền thể hiện nhu cầu, nguyện vọng).

> Đánh giá đúng phẩm chất, năng lực con người, tin tưởng và có thái độ đúng với con người.

- Mối quan hệ giữa yêu cầu cao và tôn trọng nhân cách:

+ Đây là MQH thống nhất, yêu cầu cao là biểu hiện của tôn trọng nhân cách và ngược lại tôn trọng nhân cách phải đặt ra những yêu cầu cao

+ Thực tiễn cho thấy: quá trình giáo dục ở nước ta, vấn đề tôn trọng nhân cách biểu hiện tính nhân đạo, nhân văn của nền GD XHCN mà chúng ta phấn đấu.

- Cái còn tồn tại: thực tế ở một số nơi vẫn còn tồn tại những biểu hiện vi phạm nhân cách học sinh, GD theo kiểu áp đặt, cưỡng bức nhân cách tạo ra những bất bình cho XH. Cũng có nơi, lại quá đơn giản, tự hạ thấp yêu cầu trong GD, rèn luyện dẫn đến tình trạng tự do, thiếu ý thức, vô kỷ luật, vi phạm pháp luật, xem thường vai trò, uy tín của nhà giáo dục, nhà trường…

* Yêu cầu của nguyên tắc:

- Yêu cầu chung: Những yêu cầu đặt ra trong GD phải khách quan, thiết thực, phù hợp với khả năng của đối tượng giáo dục.

+ Yêu cầu đưa ra phải nhất quán, toàn diện, công bằng trong tập thể học sinh.

+ Phải tạo ra những điều kiện, cơ hội thuận lợi cho phép để mỗi học sinh và tập thể HS phấn đấu vươn lên

+ Nhà giáo dục không được xúc phạm đến nhân cách HS dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, lý do gì. Đồng thời cần tránh thành kiến, gay gắt, nhạo báng, mỉa mai hay áp đặt mệnh lệnh đối với HS.

+ Tránh việc dễ dãi, xuề xoà, qua loa, vô nguyên tắc (hạ thấp yêu cầu) đối với HS trong quá trình giáo dục.

+ Nhà giáo dục cần có quan điểm đánh giá cao hơn một chút so với cái mà HS đã có, nhưng yêu cầu, đòi hỏi cao hơn một chút so với những gì họ đã làm được. Đồng thời rèn luyện tính tế nhị, khéo léo trong giao tiếp sư phạm.

- Nội dung gắn kết trên 2 phương diện cơ bản:

+ Sự chuyển hóa các quan hệ xã hội thành ý nghĩa, giá trị đối với cá nhân và được thể hiện trong các lĩnh vực tương ứng của đời sống xã hội.

+ Quá trình giáo dục là quá trình đào tạo những con người phục vụ cho một xã hội nhất định nên phải tạo cho họ có khả năng thích ứng cao với đời sống xã hội.

- Phương hướng thực hiện:

+ Tạo mối liên hệ gắn bó giữa việc giảng dạy, học tập và giáo dục trong nhà trường với đời sống xã hội bên ngoài.

+ Làm cho học sinh luôn có ý thức quan tâm đến các sự kiện trong đời sống, từ đó nảy nở tình cảm, thái độ suy nghĩ đúng đắn đối với Tổ quốc.

+ Tổ chức cho học sinh tham gia thường xuyên vào công cuộc xây dựng đất nước và đời sống mới trong cộng đồng dân cư.

* Ý nghĩa vận dụng:

...

13.3. Nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hành vi trong giáo dục

* Vai trò, vị trí nguyên tắc: Đây là nguyên tắc quan trọng, định hướng, chỉ đạo công tác GD phải luôn gắn chặt với thực tiễn hoạt động và đời sống xã hội.

Vì sao ? Vì nó phản ánh rõ quan điểm GD của Đảng: kết hợp chặt chẽ lý luận với thực tiễn, lý thuyết với thực hành, học đi đôi với hành.

+ Thể hiện mối quan hệ thống nhất, biện chứng giữa các khâu, các bước của quá trình giáo dục đó là; GD ý thức, GD thái độ và GD hành vi.

+ Phản ánh quan điểm, cơ chế tâm lý về sự hình thành nhân cách đó là “nhân cách hình thành trong hoạt động”, làm cho quá trình giáo dục sát, theo kịp với sự vận động, phát triển của thực tiễn xã hội…

+ GD chỉ đạt được hiệu quả khi đối tượng giáo dục vừa có nhận thức đúng, vừa có thái độ đúng lại vừa có hành vi chuẩn mực thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.

* Nội dung nguyên tắc:

- Nguyên tắc phản ánh mối quan hệ biện trứng, gắn bó giữa GD nâng cao nhận thức với rèn luyện để hình thành thói quen, hành vi tương ứng trong quá trình giáo dục.

Nếu ý thức, nhận thức giúp cho người học hiểu rõ những quy tắc, chuẩn mực thì GD thái độ là biểu hiện của nhân sinh quan trong các quan hệ xã hội còn hành vi chính là lối sống, phương thức và được biểu hiện ra bằng hành động cụ thể của đối tượng GD.

- Biểu hiện: Tập chung ở Mối quan hệ GD nhận thức – rèn luyện của học sinh.

+ Giáo dục: Trang bị nhận thức, xây dựng động cơ, mục đích hoạt động, củng cố niềm tin, lý tưởng và thái độ đúng đắn cho đối tượng giáo dục.

+ Hành động: Chuyển hoá GD từ nhận thức, niềm tin thành hành vi…Củng cố nhận thức, niềm tin, rèn luyện ý chí, nghị lực; Hoàn thiện nhân cách và làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần, tạo môi trường tích cực, lành mạnh trong các.

* Yêu cầu khi thực hiện nguyên tắc:

- Yêu cầu chung: Phải làm cho ĐTGD hiểu rõ ý nghĩa xã hội và ý nghĩa GD của việc tham giá vào các hoạt động nhà trường, hoạt động xã hội…

+ Phải chủ động tổ chức và đa dạng hoá các loại hình hoạt động để đưa học sinh tham giá vào các hoạt động trong nhà trường, xã hội (kể cả gia đình) để thực hiện GD.

+ Chống tình trạng lời nói không đi đôi với việc làm trong cuộc sống, lao động và học tập hàng ngày.

+ Nhà giáo dục luôn là những tấm gương sáng, nói và làm phải theo chuẩn mực sư phạm để học sinh noi theo.

+ Tạo ra các tình huống GD để đối tượng giáo dục tự tìm ra phương thức giải quyết qua đó rèn luyện bản lĩnh, thói quen chủ động ở họ.

- Yêu cầu cụ thể:

+ Giúp cho học sinh có hiểu biết đúng, rõ ràng và thấy được ý nghĩa, giá trị về các khái niệm, các chuẩn mực, biến thành niềm tin thúc đẩy hình thành hành vi.

+ Tổ chức rèn luyện - giáo dục cho học sinh trong các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng.

+ Tổ chức cho học sinh tự rèn luyện, tự giáo dục thường xuyên, liên tục trong các môi trường giáo dục khác nhau để hình thành thói quen tốt và tự uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp.

* Ý nghĩa vận dụng: ...

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi cao học quản lí giáo dục (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w