Vấn đề 7: NGUYÊN TẮC DẠY HỌC

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi cao học quản lí giáo dục (Trang 26 - 29)

* Mở bài: Dạy học là một khoa học, một kỹ thuật và một nghệ, để đảm bảo cho quá trình dạy học đạt tới mục đích, tới chất lượng thật sự của nó, quá trình dạy học cần phải có các nguyên tắc dẫn đường. Từ rất lâu, trong lịch sử giáo dục học, người ta đã đề xướng những nguyên tắc dạy học và nó được thực thi và tỏ ra có sức sống, có giá trị thực tiễn. Ngày nay, trong sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại, người ta càng chú ý đến việc xác định hệ thống các nguyên tắc này.

a. Khái niệm và cơ sở xác định cácnguyên tắc dạy học * K/N

Là hệ thống xác định những yêu cầu cơ bản, có tính chất xuát phát để chỉ đạo việc xác định và lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục đích giáo dục, với nhiệm vụ dạy học và với những quy luật của quá trình dạy học.

* Cơ sở xác định nguyên tắc dạy học

- Các nguyên tắc dạy học được xây dựng dựa trên học thuyết Mác- Lênin và những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục

- Các nguyên tắc dạy học được xây dựng dựa trên thực tiễn dạy học trong trong nước, trên thế giới.

b. Hệ thống các nguyên tắc dạy học (9 nguyên tắc)

(Nêu ra các nguyên tắc sau đó đi vào phân tích 2 NT đầu ?)

* Nguyên tắc 1: Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục (tư tưởng) trong dạy học.

* Nguyên tắc 2: Đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liện XH.

* Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự trong dạy học.

* Nguyên tắc 4: Đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của học sinh và vai trò chủ đạo của GV trong quá trình dạy học.

* Nguyên tắc 5: Đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan và sự phát triển tư duy lý thuyết.

* Nguyên tắc 6: Đảm bảo tính vững chắc của tri thức và sự phát triển năng lực nhận thức của học sinh.

* Nguyên tắc 7: Đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt và tính tập thể của việc dạy học.

* Nguyên tắc thứ 8: Đảm bảo tính cảm xúc, tích cực của dạy học. * Nguyên tắc 9: Chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học. * Kết luận: (mối quan hệ giữa các nguyên tắc).

(Nêu ra các nguyên tắc sau đó đi vào phân tích 2 NT đầu ?)

* Nguyên tắc 1: Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học.

- Vị trí: đây là nguyên tắc cơ bản, hàng đầu trong hệ thống các nguyên tắc dạy học, có tác dụng định hướng cho toàn bộ quá trình dạy học.

- Cơ sở xuất phát của nguyên tắc:

+ Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tính giai cấp của Giáo dục.

+ Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn dạy học - Nội dung nguyên tắc:

Nguyên tắc dạy học này đòi hỏi trong QTDH phải trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học, phản ánh những thành tựu hiện đại của khoa học; giúp người học có phương

pháp nghiên cứu, thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học. thông qua đó, hình thành thế giới quan, những phẩm chất nhân cách.

> Trong phương pháp dạy học: Sử dụng phương pháp dạy học phải dựa trên những căn cứ khoa học xác đáng; phát huy tính tích cực của người học nhằm làm cho họ nắm vững tri thức, linh hoạt trong tư duy, trở thành những người năng động tự chủ và sáng tạo..

> Tính khoa học còn được thể hiện trong khâu tổ chức quá trình dạy học.

+ Tính giáo dục được hiểu, đó bao hàm mục đích giáo dục nhân cách toàn diện cho người học theo quan điểm của giai cấp.

+ Giữa tính khoa học và tính giáo dục có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau. Trong dạy học đảm bảo được tính giáo dục là đã góp phần thực hiện tính khoa học, ngược lại đảm bảo tính khoa học là góp phần qan trọng vào việc thực hiện tính giáo dục trong dạy học.

Nếu trong dạy học chúng ta tách rời tính giáo dục và tính khoa học thì chắc chắn quá trình dạy học sẽ không đạt được mục đích dạy học đã xác định

* Yêu cầu khi thực hiện nguyên tắc

- Trang bị cho học sinh những tri thức khoa học chân chính, hiện đại nhằm giúp họ nắm vững những quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy; có thái độ và hành động đúng đắn.

- Kết hợp trạng bị kiến thức với giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc và giáo dục niềm tin vào đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng; giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Trình bày tri thức khoa học phải theo một hệ thống logíc chặt chẽ, đảm bảo tính khoa học trong tất cả các nhân tố của quá trình dạy học.

- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và năng lực phân tích, phê phán một cách đúng mức những thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, những quan niệm khác nhau vê một vấn đê.

- Vận dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học theo hướng hiện đại, khích lệ sự cố gắng, tích cực học tập và rèn luyện nhân cách của học sinh.

- Chống lại các khuynh hướng tách rời tính khoa học và tính giáo dục, tách rời giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng với trang bị kiến thức khoa học thuần tuý.

* Nguyên tắc 2: Đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với đời sống, với những nhiệm vụ phát triển đất nước.

- Vị trí: Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng của quá trình dạy học, định hướng cho quá trình dạy học ở nhà trường sát với hoạt động thực tiễn.

- Cơ sở xuất phát của nguyên tắc:

+ Xuất phát từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

+ Xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.

- Nội dung của nguyên tắc

+ Quá trình dạy học cần bảo đảm mối liên hệ chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, giữa lý thuyết với thực hành, biết với làm.

+ Quá trình dạy học phải làm cho học sinh nắm vững tri thức, nhũng cơ sở khoa học, kĩ thuật, văn hoá. Thông qua đó giúp họ ý thức được tác dụng của tri thức lí thuyết đối với đời sống, với thực tiễn hoạt động nghề nghiệp và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

+ Dạy học phải bám sát với thực tiễn thực tiễn xây dựng, bảo vệ đất nước. Quá trình dạy học phải luôn theo kịp sự phát triển của thực tiễn đất nước.

+ Quá trình dạy học vừa dạy lý thuyết, vừa dạy thực hành, gắn lý thuyết vớỉ thực hành. Dạy học để giúp người học hiểu - biết, tức là hiểu kiến thức và biết hành động.

+ Nội dung dạy học phải luôn bám sát sự phát triển của thực tiễn, có tác dụng định hướng thực tiễn.

+ Về hình thức tổ chức dạy học, cần kết họp sử dụng những hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc biệt là hình thức tham quan học tập, hình thức thực hành,

+ Trong quá trình dạy học phải thường xuyên nghiên cứu, đúc kết những kinh nghiệm thực tế bổ sung cho lý luận.

+ Khắc phục lối dạy học giáo điều, sách vở, xa rời thực tiễn hoặc lối dạy học thực dụng, kinh nghiệm chủ nghĩa.

Kết luận: Nguyên tắc dạy học là một hệ thống nhiều luận điểm, chúng thống nhất với nhau, cùng chỉ dẫn quá trình dạy học nhằm làm cho quá trình này đạt kết quả dạy học tối ưu.

Các nguyên tắc phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa các mặt, các nhân tố, các phạm trù cơ bản của quá trình dạy học, tạo nên một hệ thống các yêu cầu, các chỉ dẫn định hướng cho toàn bộ quá trình dạy học. Vì thế, trong quá trình dạy học cần nắm chắc và quán triệt tốt các nguyên tắc dạy học trên đề thực hiện có hiệu quả quá trình dạy học. Không được tuyệt đối hoá, cũng như coi thường, xem nhẹ bất kỳ nguyên tắc dạy học nào.

Tuy nhiên, quá trình dạy học, phải căn cứ vào nội dung và những điều kiện dạy học cụ thể để vận dụng sáng tạo các nguyên tắc dạy học trên.

* Liên hệ vận dung:

- Nhận thức và quán triệt đầy đủ các nguyên tắc trong quá trình dạy học.... - Tổ chức thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc...

- Cụ thể hóa các nguyên tắc vào trong từng nhân tố của quá trình dạy học.... - Tuyệt đối không được xem nhẹ, bỏ qua nguyên tắc nào...

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi cao học quản lí giáo dục (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w