Đây là biện pháp cơ bản nhất để tăng thêm lợi nhuận bên cạnh biện pháp tăng doanh thu thì những biện pháp làm giảm chi phí cũng rất quan trọng trong mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Quá trình phân tích cho thấy, chi phí qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tăng cao và tăng với tốc độ nhanh, có năm tốc độ tăng của chi phí còn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều này không tốt vì vậy để giảm chi phí và tránh tình trạng chi phí tăng nhanh hơn doanh thu ta cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Nâng cao ý thức của nhân viên trong việc sử dụng tiết kiệm các nguồn nguyên nhiên vật liệu, điện, nước... Đồng thời, công ty nên thường xuyên phân tích báo cáo bộ phận để phát hiện và cắt giảm một số chi phí không hợp lệ.
- Tìm kiếm nhiều nhà cung cấp từ đó tham khảo, so sánh giá cả và chất lượng giữa các nguyên liệu với nhau để có một sự lựa chọn hợp lý, nhằm tiết kiệm được chi phí cho yếu tố đầu vào. Mặt khác tiết kiệm được nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình xây dựng góp phần quan trọng vào việc giảm chi phí và hạ giá vốn hàng bán. Bởi vì, thực tế trong 3 năm qua và 6 tháng đầu năm 2013 giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất lớn so với doanh thu thuần. Có điều kiện bảo quản tốt vật liệu xây dựng, phải quy trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị trong khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản vật liệu để giảm tỷ lệ hao hụt xuống mức thấp nhất.
- Tăng cường kiểm soát chặt chẽ và thực hiện tiết kiệm chi phí giúp tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Công ty cần xây dựng kế hoạch thực hiện chi phí chính xác, đồng thời tăng cường công tác quản lý chi phí.
Hàng tồn kho là yếu tố quan trọng với công ty nên công ty cần xây dựng kế hoạch hàng tồn kho, chính sách dự trữ nguyên liệu cho hợp lý nhằm tránh bị ứ động vốn.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Trong tình hình hiện nay, việc nghiên cứu và tiết kiệm chi phí sản xuất đã không đơn giản nhưng làm sao tiêu thụ được sản phẩm mang về doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận cao cho doanh nghiệp lại càng khó khăn hơn. Công ty phải làm thế nào cho thị trường chấp nhận sản phẩm của mình, đó là một vấn đề cần thiết. Chính vì vậy, có thể nói rằng tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào để tạo ra lợi nhuận.
Việc phản ánh chính xác, đầy đủ tình hình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là rất cần thiết, vì căn cứ vào kết quả này doanh nghiệp sẽ biết được thực trạng kinh doanh của mình, có cơ sở để kiểm tra, so sánh giữa doanh thu với chi phí của từng hoạt động trong quá trình kinh doanh. Thông qua đó doanh nghiệp có thể đưa ra những biện pháp nhằm quản lý và sử dụng chi phí hợp lý hơn để tăng lợi nhuận, để việc xác định kết quả kinh doanh đạt hiệu quả và chính xác, đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng đúng và đầy đủ các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán trong công tác hạch toán của mình. Vì vậy, vai trò của công tác kế toán là rất quan trọng.
Qua quá trình tìm hiểu về hoạt động của kế toán quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp đã cho em những kiến thức thực tế về tình hình kinh doanh, phương thức tiêu thụ, quy trình hạch toán xác định doanh thu, chi phí của một đơn vị. Đồng thời, tiếp cận và nắm rõ các chứng từ, sổ sách sử dụng khi hạch toán kế toán quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
Qua phân tích kết quả hoạt động của Công ty Sơn Hảo trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu đầu năm 2013 cho chúng ta thấy tình hình hoạt động của công ty có hiệu quả. Cụ thể là mức lợi nhuận đạt được tăng dần qua các năm : Năm 2011 lợi nhuận đạt 50,9 triệu đồng tăng 28,6 triệu đồng so với năm 2010, và đến năm 2012 lợi nhuận đạt được là 83,7 triệu đồng tăng hơn so với năm 2011 là 32,8 triệu đồng. Riêng 6/2013 lợi nhuận đạt được là 105,4 triệu đồng giảm nhẹ so với 6/2012 là 4,3 triệu đồng. Nhìn chung, tuy chi phí của Công ty có tăng nhưng so với sự tăng lên của doanh thu thì tốc độ tăng của chi phí vẫn chấp nhận được. Điều này cho thấy công ty đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý chi phí, hiệu quả hoạt động kinh doanh từng bước được nâng cao, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống vật chất cho người lao động. Ngoài ra Công ty không ngừng cải tiến phong cách phục vụ khách hàng nhằm đem lại sự hài lòng tuyệt đối nơi người tiêu dùng cũng như đảm bảo về chất lượng hàng hóa. Từ đó có thể thâm nhập vào thị trường mới, mở rộng quy mô để phát triển hơn nữa.
Bên cạnh đó, Công ty vẫn vấp phải những khó khăn lớn là hiện nay mức độ cạnh tranh về lĩnh vực này là rất gay gắt, vì vậy đòi hỏi công ty cần
phải có nhiều biện pháp mới, thường xuyên đổi phương thức bán hàng để tăng cường nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Từ đó mới đứng vững trên thị trường.
6.2 KIẾN NGHỊ
Qua thời gian thực tập, được tiếp xúc với tình hình thực tế tại công ty, qua phân tích thực trạng hoạt động của công ty, từ những biện pháp được nêu phần trên em xin được nêu ra một số kiến nghị sau:
- Việc công ty không mở sổ chi tiết TK 511,TK 632 gây khó khăn cho công tác quản lý. Để tiện cho việc theo dõi, kế toán có thể phân loại hàng hóa thành một số nhóm hàng nhất định; Khi đó kế toán nên mở sổ chi tiết TK 511, TK 632 theo từng hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Như vậy, số lượng sổ kế toán chi tiết sẽ không quá lớn, mà việc theo dõi hàng hóa mua bán, dịch vụ cung cấp cũng sẽ thuận tiện hơn, thõa mãn tốt yêu cầu của công tác quản lý.
Giá vốn hàng bán là một yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc kế toán hạch toán các khoản chi phí có liên quan đến quá trình cung cấp dịch vụ vào TK 641 cũng không ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty. Nhưng sẽ không phản ánh được tình hình thực hiện các định mức vật tư, lao động, tình hình dự toán các chi phí tại Công ty. Vì vậy, kế toán cần hạch toán đúng đắn chi phí hoạt động vận tải phát sinh, tổ chức việc ghi chép tính toán và phản ánh từng loại chi phí phát sinh theo từng đối tượng phải chịu chi phí. Cụ thể như sau:
+ Chi phí bán hàng: gồm các chi phí như: lệ phí cầu đường, thuê công ty ngoài vận chuyển và các khoản chi phí khác có liên quan.
+ Chi phí để xác định giá vốn: gồm toàn bộ các chi phí như: nhiên liệu, lương tài xế, phụ xe, khấu hao TSCĐ, sửa chữa phương tiện và các chi phí chung khác liên quan trực tiếp đến quá trình cung cấp dịch vụ vận tải.
- Xây dựng các phương án kinh doanh phù hợp với khối lượng, chất lượng, kết cấu và giá bán hợp lý. Tổ chức thực hiện tốt các phương án trên để có đủ một lượng hàng hóa phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.
- Đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về chất lượng sản phẩm sản xuất, nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường .
- Giảm bớt chi phí khấu hao tài sản cố định bằng cách hạch toán đầy đủ, chính xác, theo dõi quản lý chặt chẽ tài sản hư hao mất mát, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Giảm bớt chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp bằng cách giảm bớt các chi phí vận chuyển, bốc xếp và các khoản chi phí thật sự không cần thiết như chi phí hội nghị, tiếp khách, chi phí văn phòng,…
- Nên tham gia nhiều vào các hoạt động đầu tư tài chính nhằm góp phần làm tăng doanh thu tài chính như kinh doanh bất động sản, kinh doanh tiền
tệ,…
- Củng cố và giữ vững thị trường hiện tại, đồng thời tăng cường mở rộng qui mô kinh doanh lớn hơn, có những chính sách cạnh tranh thu hút khách hàng.
- Quản lý tốt hàng tồn kho và đảm bảo lượng tồn kho dự trữ, lượng tồn kho dự trữ này phải đảm bảo mức tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng. Kiểm tra số lượng nhập kho, tránh tình trạng nhập kho không đảm bảo chất lượng.
- Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh các chương trình xúc tiến phát triển doanh nghiệp, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách trợ giúp cho doanh nghiệp. Theo đó, cần hoàn thiện chính sách thuế, đất đai phù hợp, đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp; giúp các doanh nghiệp có được mặt bằng sản xuất kinh doanh và vốn tín dụng.
- Cần cập nhật thông tin thường xuyên hơn về từng loại mặt hàng trong nước cũng như trên thế giới để những nhà nhập khẩu có thể nắm bắt kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ---o0o---
* Nguyễn Minh Kiều, 2008. Tài chính doanh nghiệp. TP. HCM: Nhà xuất bản Thống kê.
* Nguyễn Thị Thu An, 2012. Phân tích hoạt động kinh doanh. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.
* Trương Đông Lộc và cộng sự, 2007. Quản trị tài chính 1. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.
* Đặng Thị Loan, 2006. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp. Hà N ộ i : Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
PHỤ LỤC 1
Bảng 4.1: Sổ cái doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
ĐVT: triệu đồng
Chứng từ Số tiền
Ngày
GS Số CT Ngày CT Diễn giải
TK đối ứng Nợ Có Ghi chú Số dư đầu kỳ: 2.268,4 01/12/12 0000212 01/12/12 Bán thép 1111 19,06 02/12/12 0000213 02/12/12 Bán thép 1111 1,82 03/12/12 0000214 03/12/12 Bán thép 1111 19,06 04/12/12 0000215 04/12/12 Bán thép 1111 2,84 05/12/12 0000216 05/12/12 Bán thép 1111 10,13 06/12/12 0000217 06/12/12 Bán thép 1111 19,18 07/12/12 0000218 07/12/12 Bán thép 1111 19,8 08/12/12 0000220 08/12/12 Bán thép 1111 16,98 09/12/12 0000221 09/12/12 Bán thép 1111 3,01 10/12/12 0000222 10/12/12 Bán thép 1111 5 11/12/12 0000223 11/12/12 Bán thép 1111 15,3 12/12/12 0000224 12/12/12 Bán thép 1111 2,05 12/12/12 0000225 12/12/12 Bán thép 1111 7 13/12/12 0000226 13/12/12 Bán thép 1111 18,72 14/12/12 0000227 14/12/12 Bán thép 1111 18,55 15/12/12 0000228 15/12/12 Bán thép 1111 19,31 16/12/12 0000229 16/12/12 Bán thép 1111 18,89 17/12/12 0000230 17/12/12 Bán thép 1111 18,72 18/12/12 0000231 18/12/12 Bán thép 1111 18,81 19/12/12 0000232 19/12/12 Bán thép 1111 17,8 20/12/12 0000233 20/12/12 Bán thép 1111 18,26 21/12/12 0000234 21/12/12 Bán thép 1111 18,2 22/12/12 0000235 22/12/12 Bán thép 1111 19,28 23/12/12 0000236 23/12/12 Bán thép 1111 17,66 28/12/12 0000238 28/12/12 Bán thép 1111 18,85 29/12/12 0000239 29/12/12 Bán thép 1111 9,34 30/12/12 0000240 30/12/12 Bán thép 1111 11
30/12/12 0000241 30/12/12 Bán thép 1111 2,28 31/12/12 KC01 31/12/12 K/C 5111 911 2.655,3 Cộng phát sinh tháng 12 2.655,3 386,9 Tổng phát sinh 2.655,3 386,9 Phát sinh luỹ kế 2.655,3 2.655,3 Số dư cuối kỳ - - Từ ngày 01/12/2012 đến ngày 31/12/2012 Tài khoản 5111: Doanh thu bán hàng
Long Mỹ, ngày 31 tháng 12 năm 2012 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên)
Bảng 4.2: Sổ cái chi phí tài chính
ĐVT: triệu đồng
Chứng từ Số tiền
Ngày
GS Số CT Ngày CT Diễn giải
TK đối ứng Nợ Có Ghi chú Số dư đầu kỳ: 19,52 16/12/12 TLV 16/12/12 Lãi vay 1111 4,98 31/12/12 KC04 31/12/12 K/C 635 911 24,5 Tổng phát sinh 24,5 4,98 Phát sinh luỹ kế 24,5 24,5 Số dư cuối kỳ - - Từ ngày 01/12/2012 đến ngày 31/12/2012 Tài khoản: 635 : Chi phí tài chính
Long Mỹ, ngày 31 tháng 12 năm 2012 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên)
Bảng 4.3: Sổ cái thu nhập khác
ĐVT: triệu đồng
Chứng từ Số tiền
Ngày
GS Số CT Ngày CT Diễn giải
TK đối ứng Nợ Có Ghi chú Số dư đầu kỳ: 0,19 31/12/12 LNV 31/12/12 Lãi nhập vốn 1121 0,01 31/12/12 KC02 31/12/12 K/C 711 911 0,2 Tổng phát sinh 0,2 0,01 Phát sinh luỹ kế 0,2 0,2 Số dư cuối kỳ - - (Từ ngày 01/12/2012 đến ngày 31/12/2012) Tài khoản 711: Thu nhập khác
Long Mỹ, ngày 31 tháng 12 năm 2012 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên)
Bảng 4.4: Sổ cái chi phí quản lý doanh nghiệp
ĐVT: triệu đồng
Chứng từ Số tiền
Ngày
GS Số CT Ngày CT Diễn giải
TK đối ứng Nợ Có Ghi chú Số dư đầu kỳ: 103,8 05/12/12 PCK 05/12/12 Phí 1121 0,03 12/12/12 PCK 12/12/12 Phí 1121 0,04 20/12/12 PTK 20/12/12 Phí 1121 0,01 25/01/12 PTK 25/01/12 Phí 1121 0,09 25/12/12 TLT12 25/12/12 Tiền lương 334 9 26/12/12 PCK 26/12/12 Phí 1121 0,04 31/12/12 KC05 31/12/12 K/C 642 911 113 Tổng phát sinh 9,2 113 Phát sinh luỹ kế 113 113 Số dư cuối kỳ - - (Từ ngày 01/12/2012 đến ngày 31/12/2012) Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Long Mỹ, ngày 31 tháng 12 năm 2012 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên)
4.5 Bảng sổ cái giá vốn hàng bán
ĐVT: triệu đồng
Chứng từ Số tiền
Ngày
GS Số CT Ngày CT Diễn giải
TK đối ứng Nợ Có Ghi chú Số dư đầu kỳ: 2.071,8 01/12/12 0000212GV 01/12/12 Bán thép 1561 17,2 02/12/12 0000213GV 02/12/12 Bán thép 1561 1,7 03/12/12 0000214GV 03/12/12 Bán thép 1561 23 04/12/12 0000215GV 04/12/12 Bán thép 1561 2,6 05/12/12 0000216GV 05/12/12 Bán thép 1561 9,1 06/12/12 0000217GV 06/12/12 Bán thép 1561 18,6 07/12/12 0000218GV 07/12/12 Bán thép 1561 20 08/12/12 0000220GV 08/12/12 Bán thép 1561 15,3 09/12/12 0000221GV 09/12/12 Bán thép 1561 2,7 10/12/12 0000222GV 10/12/12 Bán thép 1561 4.6 11/12/12 0000223GV 11/12/12 Bán thép 1561 14 12/12/12 0000224GV 12/12/12 Bán thép 1561 1,8 12/12/12 0000225GV 12/12/12 Bán thép 1561 6,2 13/12/12 0000226GV 13/12/12 Bán thép 1561 17 14/12/12 0000227GV 14/12/12 Bán thép 1561 16,4 15/12/12 0000228GV 15/12/12 Bán thép 1561 17,3 16/12/12 0000229GV 16/12/12 Bán thép 1561 17 17/12/12 0000230GV 17/12/12 Bán thép 1561 16,8 18/12/12 0000231GV 18/12/12 Bán thép 1561 16,7 19/12/12 0000232GV 19/12/12 Bán thép 1561 17,6 20/12/12 0000233GV 20/12/12 Bán thép 1561 16,4 21/12/12 0000234GV 21/12/12 Bán thép 1561 16,5 22/12/12 0000235GV 22/12/12 Bán thép 1561 17,1 23/12/12 0000236GV 23/12/12 Bán thép 1561 17,4 28/12/12 0000238GV 28/12/12 Bán thép 1561 17 29/12/12 0000239GV 29/12/12 Bán thép 1561 8,4 30/12/12 0000240GV 30/12/12 Bán thép 1561 10