Bảng 4.7:Tổng doanh thu qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT:triệu đồng
NĂM 2011/2010 2012/2011 6/2013/6/2012
CHỈ TIÊU
2010 2011 2012 6/2012 6/2013 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền %
DT thuần BH &
CCDV 1.183,5 2.655,4 3.133 1.275,2 1.368,7 1.472 124,4 477,6 18 93,5 7,3
DT khác 0,2 0,2 0,1 0,1 0,1 0 0 (0,1) (50) 0 0
Tổng DT 1.183,72 2.655,6 3.133,1 1.275,3 1.368,8 1.472 124,4 477,5 18 93,5 7,3
- Từ bảng 4.6 cho thấy, tổng doanh thu qua 03 năm đều tăng cao. Tuy nhiên, mức biến động tăng không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2011 tổng doanh thu đạt 2.655,6 triệu đồng tăng 1.472 triệu đồng hay tăng 124,3% so với năm 2010. Qua năm 2012 tổng doanh thu đạt 3.133,1 triệu đồng tăng 477,6 triệu đồng hay tăng 18% so với năm 2011.
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
Qua bảng số liệu phân tích 4.6 ta nhận thấy doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty biến động mạnh qua các năm. Cụ thể năm 2011 tăng 1.472 triệu đồng hay tăng 124,4% so với năm 2010. Doanh thu thuần năm 2011 tăng hơn 2010 là do công ty bán được số lượng nguyên vật liệu xây dựng, nhằm phục vụ cho công trình trường học và làm đường... Ngoài ra công ty còn nhận thầu thực hiện thêm một số công trình nên doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ cũng mang về cho công ty một lượng không nhỏ góp phần làm tăng tổng doanh thu của cả năm. Sang năm 2012 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 477,6 triệu đồng hay tăng 18% so với năm 2011 do doanh thu trong năm 2012 chủ yếu là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản thu chủ yếu trong tổng doanh thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu và nó có mức ảnh hưởng cao nhất đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Nhìn chung, tốc độ tăng doanh thu của các năm như vậy là điều đáng mừng nhưng cũng rất đáng lo ngại vì sự biến động tăng của doanh thu này quá lớn nên áp lực kinh doanh của những năm tiếp theo cũng sẽ rất lớn. Nhưng công ty đã có những bước tiến vượt bậc, đây chính là thời điểm đánh dấu bước ngoặt lớn của công ty từ khi thành lập.
Thu nhập khác
Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh thu từ hoạt động khác của công ty năm 2011 giảm so với 2010 không thay đổi vẫn là 0,2 triệu. Đến năm 2012 giảm hơn so với 2011 là 0,1 triệu đồng tương ứng giảm 50%. Nhìn chung về mặt cơ cấu tỷ trọng của doanh thu từ hoạt động khác chiếm rất nhỏ do đó sự biến động cũng không quá lớn nên ít ảnh hưởng nhiều đến biến động của tổng doanh thu.
4.2.2 Phân tích chi phí
Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty, mỗi sự tăng, giảm của chi phí sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách chặt chẽ để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Quản lý tốt chi phí đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao kết quả hoạt động của công ty. Hầu như tất cả các công ty chi phí luôn bao gồm: chi phí giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác.
Bảng 4.8: Tình hình biến động chi phí qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT:triệu đồng
NĂM 2011/2010 2012/2011 6/2013/6/2012
CHỈ TIÊU
2010 2011 2012 6/2012 6/2013 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền %
Giá vốn hàng bán 1.078,2 2.432,2 2.896 1.095 1.262,6 1.354 125,6 463,7 19 167,74 15,3
Chi phí tài chính - 24,5 40,5 12,8 - - - 16 65,2 - -
Chi phí QLDN 83,2 148 112,9 57,8 0,8 64,7 77,7 (35) (23,6) (57,1) (98,7)
Tổng chi phí 1.161,4 2.604,7 3.049,4 1.165,6 1.263,4 1.443,3 124,3 444,7 17,1 97,8 8,4
Qua bảng phân tích tình hình biến động của chi phí ta thấy trong đó, chi phí giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu chi phí của công ty. Chi phí bán hàng và chi phí khác không có vì là công ty kinh doanh chủ yếu là lĩnh vực xây dựng nên khoản mục chi phí bán hàng và chi phí khác phát sinh ít nên công ty đưa khoản chi phí này vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Nguyên nhân là nhờ vào loại hình kinh doanh của công ty khác với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, không cần phải tốn nhiều thời gian cũng như các khoản chi cho quảng cáo, quảng bá... mà chủ yếu là nhờ vào mối quan hệ hợp tác của công ty với khách hàng và đặc biệt là nhờ vào uy tín cũng như chất lượng sản phẩm của công trình mà công ty đã thực hiện. Vì vậy, chất lượng của sản phẩm là phải đặt lên hàng đầu để từ đó làm tăng thêm uy tín cho công ty và đưa thương hiệu lên vị trí cao nhất, ta tiến hành phân tích các chi phí còn lại. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra được các giải pháp để giảm thiểu chi phí phù hợp, giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và tăng lợi nhuận của Công ty.
Giá vốn hàng bán
Qua bảng số liệu trên ta thấy, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí và luôn biến động qua từng năm. Cụ thể năm 2011 giá vốn hàng bán là 2.432,2 triệu đồng tăng hơn năm 2010 là 1.354 triệu đồng tương ứng tăng 125,6%. Qua năm 2012 giá vốn hàng bán là 2.896 triệu đồng tăng hơn so với năm 2011 là 463,7 đồng tăng tương ứng là 19%. Thấy rõ nhất là 6/2013 là 1.262,63 tăng 167,7 triệu đồng tương ứng tăng 15,3%. Nguyên nhân, trong những năm gần đây thị trường xây dựng biến động mạnh công ty chưa điều tiết được giá vốn của một số mặt hàng nên giá vốn hàng bán của công ty không ngừng tăng lên do số lượng công trình thực hiện qua mỗi năm cũng đều tăng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Gồm nhiều khoản mục như: tiền lương, khấu hao tài sản, dịch vụ mua ngoài, công tác phí...
Năm 2011 chi phí quản lý là 148 triệu đồng tăng 64,7 triệu đồng tương ứng tăng 77,7% so với 2010. Do Công ty cần đầu tư mua sắm nhiều máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh và xây dựng mới tài sản nên làm tăng khoản chi phí khấu hao. Bên cạnh đó, Công ty tiến hành tăng lương cho một số cán bộ kỹ thuật, đồng thời khoản chi phí mua ngoài cũng tăng nhằm phục vụ nhu cầu cho Công ty.
Chi phí quản lý doanh nghiệp phải chi trong năm 2012 là 112,9 triệu đồng so với năm 2011 thì chi phí này giảm được một lượng là 35 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 23,6%. Riêng 6/2013 các khoản chi này cũng giảm 57,1 triệu đồng tương ứng giảm 98,7% so với năm 2012. Nguyên nhân chính là do bộ phận quản lý của công ty được phân công hợp lý, đúng chuyên môn nên đã tiết kiệm được nhiều thời gian và các khoản không cần thiết.
Chi phí tài chính:
Chi phí này qua 3 năm tăng dần, năm 2010 Công ty không có chi phí tài chính. Sang năm 2011 chi phí tài chính với mức là 24,5 triệu đồng và đến năm 2012 chi phí này tăng lên 40,5 triệu đồng so với năm 2011 thì tăng 16 triệu đồng ứng với 65,2 %. Riêng 6/2013 công ty không có chi phí tài chính. Nguyên nhân là do công ty cần bổ sung thêm số vốn lưu động để mua nguyên liệu, nhằm cung cấp kịp thời hàng hóa cho khách hàng và đưa vào thưc hiện công trình thi công nên khoản huy đồng tăng lên và vay ngắn hạn ngân hàng. Các khoản vay này tăng lên dẫn đến chi phí lãi vay cũng tăng, làm chi phí tài chính tăng theo.
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng chi phí tăng dần qua các năm, năm 2011 là 2.604,7 triệu đồng tăng 1.443,3 triệu đồng tương ứng tăng 124,3% so với năm 2010, như đã trình bày ở phần trên, chi phí của lĩnh vực hoạt động kinh doanh này phụ thuộc vào số lượng cũng như quy mô từng công trình thực hiện, do đó chi phí tăng cao và biến động như thế cũng không có gì là bất ổn. Sang năm 2012 tổng chi phí là 3.049,4 triệu đồng tăng 444,7 triệu đồng tương ứng tăng 17,1% so với năm 2011. Do công ty sử dụng chi phí chưa chặt chẽ lắm nên đã làm cho tốc độ chi phí tăng lên và doanh thu tăng cũng kéo theo chi phí tăng lên, vì vậy công ty cần có kế hoạch hoàn thiện chính sách sử dụng chi phí cho hợp lý để công ty kinh doanh có hiệu quả hơn.
4.2.3 Phân tích lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, mục tiêu hướng tới cuối cùng của công ty chính là lợi nhuận. Hay nói cách khác lợi nhuận là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp luôn mong đợi, lợi nhuận chính là thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Lợi nhuận càng cao thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô của đơn vị. Mục đích của việc phân tích lợi nhuận là đánh giá được mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra những nhân tố ảnh hưởng, những nguyên nhân gây khó khăn, là những nguyên nhân mang lại thuận lợi cho quá trình hoạt động của công ty để đề ra những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao mức lợi nhuận trong kỳ kinh doanh tiếp theo.
Phân tích chung tình hình lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Lợi nhuận có thể hữu hình như tiền, tài sản… và vô hình như uy tín của Công ty đối với khách hàng và phần trăm thị trường mà công ty chiếm được.
Phân tích chung tình hình lợi nhuận đánh giá sự biến động của toàn công ty, của từng bộ phận lợi nhuận giữa kỳ này so với kỳ trước, nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận.
Tổng lợi nhuận trước thuế được hình thành từ 2 khoản lợi nhuận chính sau: lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác.
Do Công ty Sơn Hảo mới thành lập năm 2009 mà chính thức hoạt động vào năm 2010 nên được miễn thuế 04 năm kể từ khi hoạt động nên khi tác giả phân tích giai đoạn năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 thì khoảng thời gian này công ty không phải đóng thuế, nên lợi nhuận sau thuế cũng chính là lợi
nhuận trước thuế.
Tình hình biến động của lợi nhuận trước thuế theo thành phần qua 3 năm 2010, 2011, 2012, 6/2013 được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 4.9: Tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: triệu đồng
NĂM 2011/2010 2012/2011 6/2013/6/2012
CHỈ TIÊU
2010 2011 2012 6/2012 6/2013 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền %
LN thuần từ hoạt động kinh
doanh 22,1 50,7 83,6 109,6 105,3 28,6 129 32,9 64,9 (4,3) (3,8)
LN khác 0,2 0,2 0,1 0,1 0,1 0 0 (0,1) (50) 0 0
Tổng LN kế toán trước thuế 22,3 50,9 83,7 109,7 105,4 28,6 128,3 32,8 64,4 (4,3) (3,8) LN sau thuế thu nhập doanh
nghiệp 22,3 50,9 83,7 109,7 105,4 28,6 128,3 32,8 64,4 (4,3) (3,8)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, lợi nhuận của Công ty đều tăng qua các năm. Cụ thể:
- Lợi nhuận thuần của công ty tăng cao vào năm 2011 là 50,9 triệu đồng tăng 28,6 triệu đồng hay tăng 129 % so với năm 2010, qua năm 2012 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng cao nhất đạt 83,7 triệu đồng tăng 32,8 triệu đồng hay tăng 64,4% so với năm 2011.Nguyên nhân của sự gia tăng này là do mức tăng chi phí chậm hơn so với mức tăng của doanh thu vì vậy kéo theo lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng tăng. Riêng 6/2013 lợi nhuận thuần giảm 4,3 triệu đồng tương ứng giảm 3,8% so với 6/2012, nguyên nhân do mức tăng của chi phí nhanh hơn mức tăng của doanh thu nên làm cho lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhẹ nhưng không đáng kể.
- Lợi nhuận khác của Công ty cũng ít thay đổi qua các năm cụ thể là năm 2011 lợi nhuận khác 0,2 triệu đồng không thay đổi so với năm 2010, qua năm 2012 lợi nhuận khác giảm là 0,1 triệu đồng tương ứng giảm 50% so với năm 2011, đến 6/2013 lợi nhuận khác là 0,1 triệu đồng cũng không thay đổi so với 6/2012. Nhìn chung khoản này phát sinh không thường xuyên và chiếm tỷ trọng không nhiều nên cũng ít thay đổi qua các năm.
- Vì Công ty Sơn Hảo là công ty mới thành lập vào nên được giảm thuế 04 năm nên không có phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp nên lợi nhuận trước thuế cũng chính là lợi nhuận sau thuế.
- Năm 2010 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty là 50,9 triệu đồng, tăng 28,6 triệu đồng tương ứng với 128,3% so với năm 2010. Qua năm 2012 tổng lợi nhuận tăng cao nhất trong 3 năm, năm 2012 tổng lợi nhuận là 83,7 triệu đồng tương ứng tăng 64,4% so với năm 2011. Nguyên nhân là do doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng đã làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng tăng nên đã làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng và vì đây là một công ty kinh doanh lĩnh vực xây dựng dân dụng nên lợi nhuận mang về cho công ty từ lĩnh vực này là rất lớn, cao hơn nhiều so với những công ty sản xuất kinh doanh những mặt hàng khác. Riêng 6/2013 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty là 105,4 triệu đồng so với năm 2010 thì giảm 4,3 triệu đồng tương ứng với giảm 3,8%. Ta thấy tốc độ tăng lợi nhuận năm 6/2013 chậm hơn so với năm 6/2012. Nguyên nhân là do trong năm này chi phí cao nên lợi nhuận mang về thấp hơn so với lợi nhuận năm 6/2012.
Nhìn chung, lợi nhuận của công ty liên tục tăng cho thấy tình hình kinh doanh của công ty khá tốt. Và đây cũng là điều kiện tốt để công ty có thể mở rộng hoạt động kinh doanh, từ đó tăng lợi nhuận ngày càng cao.
4.2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty thu nhập doanh nghiệp của Công ty
Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty:
Công ty không có các khoản doanh thu hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và chi phí khác nên:
Lợi nhuận trước thuế (LNTT) = Doanh thu thuần (DTT) + Thu nhập khác (TNK) – Giá vốn hàng bán (GVHB) – Chi phí tài chính (CPTC) – Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN).
Gọi a0, a1, a2, a3, a4 lần lượt là DTT năm 2010, 2011, 2012, 6/2012, 6/2013. b0, b1, b2, b3, b4 lần lượt là TNK năm 2010, 2011, 2012, 6/2012, 6/2013. c0, c1, c2, c3, c4 lần lượt là GVHB năm 2010, 2011, 2012, 6/2012, 6/2013. d0, d1, d2, d3, d4 lần lượt là CPTC năm 2010, 2011, 2012, 6/2012, 6/2013. e0, e1, e2, e3, e4 lần lượt là CPQLDN năm 2010, 2011, 2012, 6/2012, 6/2013.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế năm
2011 so với 2010:
Đối tượng phân tích:
△LNTT = LNTT11–LNTT10
= 50,9 - 22,3 = 28,6 (tr. đồng)
Lần lượt xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận: Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
△a = (a1 + b0–c0–d0–e0 ) – (a0 + b0–c0–d0–e0)
= 1.494,3 – 22,3 = 1.472 (tr. đồng)
Ảnh hưởng của nhân tố thu nhập khác:
△b = (a1 + b1–c0–d0–e0 ) – (a1 + b0–c0–d0–e0) = 1.494,3 – 1.494,3