Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ và vận tải sơn hảo (Trang 33)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài này sử dụng số liệu thứ cấp do Phòng Kế toán của Công ty Sơn Hảo cung cấp, gồm bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng phương pháp so sánh để phân tích sự biến động tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và dùng phương pháp này để phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Đề tài sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận.

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Là phương pháp đơn giản phù hợp với nhiều loại đối tượng phân tích. Do đó phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong phân tích. Có hai dạng phương pháp so sánh:

- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc (là phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc) của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các nhân tố làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên:

Ta có:

Trong đó:

∆F: Giá trị chênh lệch tuyệt đối

Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản =

Tổng tài sản

F1: Giá trị kỳ phân tích F0: Giá trị kỳ gốc

- Phương pháp so sánh số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.

2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến các chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.

Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ têu phân tích.

Thể hiện bằng phương trình: Q = a .b . c

Đặt Q1 : Kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 . b1 . c1 Q0 : Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 . b0 . c0

 ∆Q = Q1 – Q0 : Mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích.

∆Q = Q1 – Q0 = a1b1c1 - a0b0c0

Thực hiện phương phương pháp thay thế liên hoàn

- Thay thế bước 1 (cho nhân tố a):

a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là: ∆Qa = a1b0c0 - a0b0c0

- Thay thế bước 2 (cho nhân tốb): a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là: ∆Qb = a1b1c0 - a1b0c0

- Thay thế bước 3 (cho nhân tố c): a1b1c0 được thay thế bằng a1b1c1

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: ∆Qc = a1b1c1 - a1b1c0 ∆F = 0 0 1 F F F  x100

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:

∆Qa + ∆Qb + ∆Qc = (a1b0c0 - a0b0c0) + (a1b1c0 - a1b0c0) + (a1b1c1 - a1b1c0)

= a1b1c1 - a0b0c0

= Q:đối tượng phân tích

Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ VẬN TẢI SƠN HẢO

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Hậu Giang là một trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đang trong thời kì thành lập và phát triển vấn đề xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng được cấp lãnh đạo tỉnh quan tâm hàng đầu. Song song đó, cùng với đà phát triển kinh tế xã hội cả nước nói chung và tiềm năng phát triển kinh tế Hậu Giang nói riêng, nhu cầu cung cấp các vật tư xây dựng nhà ở, các công trình nhằm từng bước đô thị hóa tỉnh nhà. Căn cứ cào tình hình chung đó Công ty Sơn Hảo được thành lập.

Tên công ty: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ và Vận Tải Sơn Hảo.

Ngày thành lập: 10/08/2009

Người đại diện: Huỳnh Thụy Nguyệt Hảo Chức Vụ: Giám đốc

Địa chỉ: Ấp 3 Thị Trấn Long Mỹ huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Mã số thuế: 6300092316

Điện thoại: 07113.510.926

Cty Sơn Hảo bắt đầu hoạt động với phương châm tiên phong : “Uy tín, chất lượng và phát triển” đây được xem là mục tiêu định hướng phát triển cho toàn đơn vị.

Khi đề ra phương châm này bản thân Công ty đã xác định được rằng mình phải làm gì để chất lượng sản phẩm tốt và nâng cao uy tín cho công ty. Để đạt được mục tiêu đó Công ty đã không ngừng phấn đấu, cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm vì để có uy tín thì vấn đề quan trọng là chất lượng sản phẩm. Đồng thời để hội nhập vào nền kinh tế mở thì uy tín công ty và chất lượng sản phẩm phải luôn song hành với nhau từ đó ngày càng củng cố lượng khách hàng thân thiết đồng thời tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng nhằm thõa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Công ty đã và đang thực hiện các chiến lược phát triển thị trường vì trong xu thế toàn cầu hóa công ty sẽ phải đương đầu với những khó khăn thử thách trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của mình, để củng cố vị thế của mình trên thị trường công ty phải nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến trang thiết bị, phát huy tốt các nguồn lực sẳn có, mở rộng mạng lưới kinh doanh nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất của công ty.

Hiện nay đội ngũ nhân viên công ty đang nổ lực phấn đấu hơn nữa để thực hiện thắng lợi các kế hoạch kinh doanh đã đề ra và ngày càng phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ 3.2.1 Chức năng

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng. Chi tiết: Kinh doanh vật liệu xây dựng, sắt, thép các loại.

- Vận tải hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ nội địa. - Mua bán nhôm, inox và các loại phụ kiện kim loại.

- Kinh doanh các loại phụ tùng cửa rào và các phụ tùng khác phục vụ cho ngành xây dựng.

3.2.2 Nhiệm vụ

- Tuân thủ và chấp hành đúng luật doanh nghiệp và luật lao động Việt Nam.

- Thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước tại địa phương.

- Chịu trách nhiệm trên phần vốn góp của mình.

- Tạo công ăn việc làm cho người lao động trong công ty một cách đều đặn và liên tục với mức lương ổn định và hợp lý.

- Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, thực hiện tốt nội qui phòng cháy chữa cháy bảo đảm trật tự xã hội, bảo vệ môi trường.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Cơ cấu tổ chức quản lý là một hệ thống tổ chức trong đó được đặt trưng bởi những mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận với nhau trong bộ máy quản lý.

Công ty Sơn Hảo là một đơn vị kinh tế độc lập, cơ cấu bộ máy gọn nhẹ, nhưng vẫn đảm bảo năng lực quản lý. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, chức năng và nhiệm vụ thể hiện qua sơ đồ sau:

3.3.1 Sơ đồ tổ chức

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

GIÁM ĐỐC

3.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc:

- Là người đứng đầu và đại diện cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. Hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phân công trách nhiệm quyền hạn và mối quan hệ của hệ thống quản lý cho cán bộ công nhân viên.

- Là người lãnh đạo cao nhất và quản lý mọi hoạt động của công ty. - Là người có đủ tư cách về mặt pháp lý và chịu trách nhiệm về toàn bộ mọi hoạt động của công ty.

- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành toàn diện công ty.  Bộ phận bán hàng:

Lập kế hoạch tiêu thụ hàng hóa, bao gồm các chiến lược giá cả, quảng bá sản phẩm, khuyến mãi... và thiết lập mạng lưới tiêu thụ, thực hiện việc phân phối sản phẩm đến các đại lý một cách có hiệu quả nhất.

Phòng kế toán:

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

- Kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.

- Cung cấp thông tin số liệu kế toán theo qui định của pháp luật.  Bộ phận kho:

Có trách nhiệm trông coi công việc nhập, xuất hàng hóa mỗi ngày. Sau đó sẽ báo cáo với Giám đốc về tình hình lượng hàng hóa mỗi ngày tại kho. Các nhân viên bảo vệ trông coi văn phòng, nhà kho sẽ chịu sự giám sát của thủ kho.

3.3.3 Đặc điểm kế toán tại doanh nghiệp

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ sách là đồng Việt Nam. - Chế độ kế toán áp dụng theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC.

- Hình thức sổ sách kế toán áp dụng là hình thức nhật ký chung có ưu điểm là dễ sử dụng, vận dụng phù hợp cho mọi loại hình doanh nghiệp, hơn nữa doanh nghiệp đã ứng dụng tin học vào kế toán nên hình thức này rất phù hợp.

Các loại sổ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng: + Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt.

+ Sổ cái.

+ Các loại sổ thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi chép

+ Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghj nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.

+ Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh, sau khi kiểm tra khớp đúng số liệu đó được dùng để lập báo cáo tài chính.

Hình 3.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung

Ghi chú:

Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng

Quan hệ đối chiếu kiểm tra

3.4 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY SƠN HẢO QUA 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký đặc biệt

BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái SỔ NHẬT KÝ CHUNG Bảng tổng hợp chi tiết Sổ,thẻ kế toán chi tiết

Bảng 3.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT:triệu đồng

NĂM 2011/2010 2012/2011 6/2013/6/2012

CHỈ TIÊU

2010 2011 2012 6/2012 6/2013 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền %

DT thuần về bán hàng & cung

cấp dịch vụ 1.183,5 2.655,4 3.133 1.275,2 1.368,7 1.472 124,4 477,6 18 93,5 7,3

Giá vốn hàng bán 1.078,2 2.432,2 2.896 1.095 1.262,6 1.354 125,6 463,7 19 167,7 15,3

Chí phí tài chính - 24,5 40,5 12,8 - - - 16 65,2 - -

Chi phí quản lý doanh nghiệp 83,2 148 112,9 57,8 0,8 64,7 77,7 (35) (23,6) (57,1) (98,7) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh 22,1 50,7 83,6 109,6 105,3 28,6 129 32,9 64,9 (4,3) (3,8)

Thu nhập khác 0,2 0,2 0,1 0,1 0,1 0 0 (0,1) (50) 0 0

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 22,3 50,9 83,7 109,7 105,4 28,6 128,3 32,8 64,4 (4,3) (3,8)

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy doanh thu qua 03 năm liên tục tăng cao và nhanh hơn năm trước, cụ thể là năm 2010 tổng doanh thu đạt được 1.183,5 triệu đồng năm 2011 tăng lên 2.655,4 triệu đồng tức là tăng 1.472 triệu đồng, tương đương tăng 124,4%. Và tăng cao nhất là năm 2012, tổng doanh thu 3.133 triệu đồng, vượt hơn năm 2011 là 477,6 triệu đồng tương ứng với 18%. Vì sao doanh thu lại tăng nhanh như thế?. Đây là câu hỏi mà một khi ai nhìn vào những con số đó điều phải suy nghĩ. Nhưng thật ra không có gì đáng ngạc nhiên vì Công ty Sơn Hảo mới thành lập vào cuối năm 2009 mà đầu năm 2010 chính thức đi vào hoạt động nên doanh thu của năm 2010 chủ yếu từ việc bán hàng hóa như sắt, thép và các phụ kiện kèm theo,…

Đến năm 2011 doanh thu tăng vọt với 124,4% so với năm 2010. Nguyên nhân là trong năm 2011 Công ty có nhiều hợp đồng mua hàng của các công ty khác và tạo được độ tin cậy về mẫu mã, chất lượng hàng hoá... Chính vì thế doanh thu năm 2011 cao hơn năm 2010 rất nhiều.

Năm 2012 là năm công ty có doanh thu cao nhất kể từ khi mới thành lập đến nay và đạt 3.133 đồng tăng 477,6 triệu đồng hay tăng 18% so với năm 2011. Riêng 6/2013 doanh thu cũng tăng 93,5 triệu đồng hay tăng 7,3% so với năm 6/2012.

Tuy doanh thu tăng cao nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có chiều hướng tăng cao. Năm 2010, chi phí quản lý kinh doanh là 83,2 triệu đồng đến năm 2011 chi phí là 147,87 triệu đồng so với năm 2010 thì chi phí tăng 64,7 triệu đồng tăng 77,7%, nhưng qua năm 2012 công ty tiết kiệm chi phí nên chi phí giảm 35 triệu đồng tương đương giảm 23,6% so với năm 2011. chi phí 6/2013 cũng giảm mạnh so với năm 2012 là 57,1 triệu đồng hay giảm tương ứng 98,7% so với 6/2012.

Do Công ty Sơn Hảo mới thành lập nên được miễn thuế 04 năm nên lợi nhuận trước thuế cũng bằng lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2011 tăng 28,65 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 129% so với năm 2010 và năm 2012 lợi nhuận tiếp tục tăng 32,8 triệu đồng với 64,9% so với năm 2011. Riêng 6/2013 lợi nhuận giảm 4,3 triệu đồng tương ứng giảm 3,8% so với 6/2012 nguyên nhân do năm 2013 thị trường biến động làm doanh thu giảm kéo theo lợi nhuận cũng giảm nhưng không đáng kể.

Nhìn chung, tình hình doanh thu của Công ty Sơn Hảo năm sau luôn cao hơn năm trước và cả 3 năm đều kinh doanh có lợi nhuận. Đây là điều kiện tốt để công ty có thể phát triển mạnh hơn trong tương lai. Vì vậy, Công ty nên duy trì và phát huy hơn nữa.

3.5 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.5.1 Thuận lợi 3.5.1 Thuận lợi

Đồng Bằng Sông Cửu Long là một vùng kinh tế đang phát triển, là thị trường tiềm năng của đất nước cũng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hoạt động kinh doanh trong giai đoạn tỉnh nhà thành lập và phát triển phấn đấu đạt danh hiệu đô thị loại 2, tỉnh khuyến khích việc thành lập và phát

triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bên cạnh đó tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và thông thoáng làm cho việc kinh doanh của doanh nghiệp càng thuận lợi hơn.

Tình hình kinh doanh phát triển tốt, tuy bị ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp từng bước khắc phục khó khăn, tận dụng những ưu thế sẵn có nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận dù chưa cao lắm.

3.5.2 Khó khăn

Nguồn vốn kinh doanh ít ỏi, chủ yếu dựa vào vốn tự có, cơ sở vật chất của công ty còn chật hẹp.

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ và vận tải sơn hảo (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)